Làm thế nào để sống sót khi lên cơn đau tim một mình?

Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có gần 2,5 triệu người bị nhồi máu cơ tim và tại Mỹ ước tính khoảng hơn 700.000 người lên cơn đau tim, trong số đó có 120.000 ca bị tử vong. Cơn đau tim và một số dạng khác của bệnh tim là nguyên nhân tử vong hàng đầu đối với người Mỹ và được ví như kẻ giết người số một trên toàn thế giới. Khoảng 50% trường hợp tử vong xảy ra trong vòng một giờ đầu tiên trước khi bệnh nhân được chuyển tới bệnh viện. Do đó, nếu đã từng bị đau tim thì bạn cần biết để hành động càng sớm càng tốt.

Hãy chú ý gọi dịch vụ cấp cứu trong vòng 5 phút đầu tiên khi lên cơn đau tim và nhận điều trị y tế kịp thời trong vòng một giờ đầu tiên. Nếu bạn cho rằng bạn có thể đang bị lên cơn đau tim thì hãy tìm đến khoa cấp cứu ngay lập tức để được chăm sóc y tế. Còn không, bạn nên đọc một số cách dưới đây để có thể giúp bạn sống sót khi lên cơn đau tim một mình.

Phần 1: Triệu chứng cơn đau tim

Chú ý đến những cơn đau thắt ở ngực
1. Chú ý đến những cơn đau thắt ở ngực

Đau nhẹ hoặc cảm thấy tức ngực, không phải những cơn đau bất thình lình, chèn ép, thường được xem là những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh tim. Cơn đau này có thể giống như bị một vật nặng đè lên ngực, siết chặt hoặc thắt lại xung quanh ngực hay thậm chí làm bạn có cảm giác khó tiêu/ ợ nóng.

  • Mức độ đau đớn hoặc gây khó chịu ở vùng ngực từ vừa phải đến cho đến dữ dội thường xảy ra ở ngực bên trái hoặc giữa ngực. Cơn đau này có thể kéo dài trong vòng vài phút và cũng có thể giảm dần rồi sau đó quay trở lại.
  • Trong suốt cơn đau tim, bạn có thể phải trải qua cảm giác đau đớn, đè nén và siết chặt hay thậm chí là cảm giác bị đầy hơi ở ngực.
  • Đau ngực có thể lan ra các bộ phận khác trên cơ thể như khu vực quanh cổ, vai, lưng, quai hàm, răng và bụng.

Nhận biết các triệu chứng khác

2. Nhận biết các triệu chứng khác

Đau ngực có kèm theo một số triệu chứng khác có thể cho thấy rằng bạn đang trải qua cơn đau tim. Tuy nhiên, nhiều người lên cơn đau tim lại không có bất kỳ dấu hiệu đau ở ngực. Nếu bạn xuất hiện một số triệu chứng sau - đặc biệt kèm theo những cơn đau thắt ngực thì hãy tìm đến sự trở giúp của y tế ngay:

  • Hơi thở ngắn. Tình trạng khó thở không thể lý giải được xảy ra trước hoặc cùng những cơn đau ngực, nhưng cũng có thể là triệu chứng duy nhất cho thấy bạn đang bị lên cơn đau tim. Thở hổn hển hoặc cần phải thở dài và sâu cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo rằng bạn đang bị cơn đau tim hành hạ.
  • Cảm giác khó chịu trong bụng. Đau dạ dày, buồn nôn và ói mửa đôi khi cũng đi kèm với cơn đau tim, bạn có thể dễ nhầm lẫn những triệu chứng trên với bệnh cảm cúm.
  • Hoa mắt hay chóng mặt. Bạn cảm giác như mọi thứ xung quanh đang chuyển động và xoay vòng tròn, có thể lả hoặc ngất ngay lập tức.
  • Lo lắng. Bạn cũng có thể cảm thấy lo lắng, bồn chồn, hoảng loạn bất thình lình hay cảm giác như cái chết đang cận kề mà không thể giải thích được.

Nhận biết dấu hiệu đau tim ở phụ nữ

3. Nhận biết dấu hiệu đau tim ở phụ nữ

Dấu hiệu phổ biến nhất của cơn đau tim ở cả nam và nữ là đau thắt ngực. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ (và một số nam giới) thường chỉ bị đau ở phần giữa ngực hoặc không xuất hiện cơn đau thắt ngực nào cả. Phụ nữ - hay những người cao tuổi và người bị mắc bệnh tiểu đường - cũng thường trải qua những triệu chứng sau đây, có hoặc không kèm theo những cơn đau thắt ngực:

  • Nữ giới thường cảm thấy đau ở ngực nhưng tình trạng này không xảy ra bất thình lình và chèn ép như lúc họ lên cơn đau tim. Cơn đau này có thể xuất hiện từ từ, bắt đầu giảm dần rồi lại tăng với cấp độ dữ dội theo thời gian. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn sau khi nghỉ ngơi nhưng đau lại nếu cố cử động.
  • Đau hàm, cổ hay lưng là những triệu chứng phổ biến của cơn đau tim, đặc biệt thường xuất hiện ở phụ nữ.
  • Đau bụng trên, toát mồ hôi, buồn nôn và ói mửa thường phổ biến ở nữ giới hơn nam giới. Những dấu hiệu này dễ bị nhầm với triệu chứng ợ nóng, khó tiêu hoặc cảm cúm.
  • Tự dưng toát mồ hôi, lạnh, lo lắng là những triệu chứng thường gặp ở phụ nữ. Lúc này trông bạn giống như đang lo lắng hay bị căng thẳng, hơn là do bị đổ mồ hôi sau khi tập thể dục hoặc các hoạt động thể chất khác.
  • Lo lắng, hoảng loạn không rõ lý do và cảm thấy cái chết đang cận kề là những dấu hiệu thường thấy ở nữ giới hơn nam giới.
  • Tự dưng thấy mệt mỏi bất thường, cảm giác mệt mỏi không còn chút sức lực nào là triệu chứng lên cơn đau tim thường thấy ở phụ nữ. Chúng có thể xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn hoặc kéo dài trong vài ngày.
  • Hơi thở ngắn, hoa mắt và uể oải.

Phản ứng nhanh với những triệu chứng trên

4. Phản ứng nhanh với những triệu chứng trên

Hầu hết những cơn đau tim được hình thành từ từ, rất ít trường hợp đột ngột tấn công nạn nhân. Thậm chí, nhiều người còn không nhận ra rằng họ cần phải được cấp cứu ngay. Nếu bạn hoặc ai đó trải qua một hoặc nhiều hơn triệu chứng của cơn đau tim trên thì hãy tìm ngay đến sự giúp đỡ của cơ sở chăm sóc y tế.

  • Thời gian là yếu tố then chốt. Khoảng 60% trường hợp tử vong do đau tim thường xảy ra trong vòng một tiếng đầu tiên. Mặt khác, những bệnh nhân nhập viện trong vòng một tiếng rưỡi đầu có cơ hội sống sót cao hơn so với người nhập viện trễ hơn sau đó.
  • Nhiều người nhầm lẫn những dấu hiệu lên cơn đau tim với một số bệnh khác như: ợ nóng, cảm cúm, lo lắng,... Điều quan trọng là bạn không nên bỏ qua hoặc xem nhẹ bất cứ dấu hiệu nào cho thấy bạn đang bị cơn đau tim hành hạ.
  • Mỗi người sẽ xuất hiện những triệu chứng khác nhau: có những người chỉ thấy đau nhẹ nhưng có những người bị đau dữ dội. Cơn đau có thể xuất hiện rồi biến mất và quay trở lại trong vòng vài giờ sau đó.

Phần 2: Tìm sự giúp đỡ khi lên cơn đau tim

Nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế

1. Nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế

Khoảng 90% bệnh nhân bị đau tim có thể sống sót là do họ đến các cơ sở y tế trong tình trạng còn nhận thức được. Nhiều trường hợp tử vong vì nạn nhân không được điều trị kịp thời, chậm trễ do họ còn lưỡng lự khi đưa ra quyết định có đến bệnh viện hay không. Nếu bạn cảm thấy có bất kỳ triệu chứng nào như trên thì đừng chờ để chúng tự hết, hãy gọi ngay 115 để nhận được sự trợ giúp càng nhanh càng tốt.

  • Mặc dù những triệu chứng trên có thể không gây hại gì nhưng bạn nên gọi đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Đừng lo lắng về việc bạn sẽ làm tốn thời gian của bác sĩ hay nhân viên y tế.
  • Bác sĩ có thể tiến hành điều trị ngay cho bệnh nhân khi có mặt. Vì vậy, gọi đến bệnh viện hay cơ sở y tế nào gần nơi bạn ở là cách nhanh nhất khi bạn đang lên cơn đau tim.
  • Không nên tự mình đi xe đến bệnh viện. Nếu bác sĩ không thể đến vị trí của bạn trong thời gian sớm nhất hoặc không có sự lựa chọn khẩn cấp nào khác thì hãy nhờ người thân trong gia đình, bạn bè hay hàng xóm chở bạn đến cơ sở y tế gần nhất.

Thông báo với mọi người bạn đang bị đau tim

2. Thông báo với mọi người bạn đang bị đau tim
Nếu bạn đang ở cùng mọi người trong gia đình hoặc ở nơi công cộng mà thấy mình có các triệu chứng của cơn đau tim thì hãy thông báo cho mọi người biết. Nếu để tình trạng trở nên xấu hơn thì mạng sống của bạn chỉ phụ thuộc vào ai đó biết hồi sức tim phổi bằng phương pháp hô hấp nhân tạo (CPR) và cũng tốt hơn khi mọi người biết chuyện gì đang xảy ra với bạn.

  • Trong trường hợp bạn đang đi trên đường, hãy dừng xe lại, gọi ngay đến số 115 và chờ nhân viên y tế tới chỗ bạn nhanh nhất có thể.
  • Nếu bạn đang ở trên máy bay, thông báo ngay với tiếp viên hàng không. Các hãng hàng không thương mại đều dự trữ thuốc trên máy bay, có thể giúp ích cho bạn. Tiếp viên hàng không sẽ hỏi xem có bác sĩ nào ở trên chuyến bay đó không và thực hiện hô hấp nhân tạo (CPR) nếu cần thiết. Các cơ trưởng có thể yêu cầu định lại tuyến bay để có thể hạ cánh ở sân bay nào gần nhất khi hành khách lên cơn đau tim.

Hạn chế cử động

3. Hạn chế cử động

Nếu không thể đến cơ sở y tế nào gần nhất thì hãy cố gắng bình tĩnh và cử động ít nhất có thể. Ngồi xuống, nghỉ ngơi và chờ nhân viên y tế đến. Cử động nhiều có thể làm vách cơ tim bị kéo căng ra và làm cơn đau tim càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Uống một viên aspirin hay nitroglycerin theo sự chỉ dẫn của bác sĩ

4. Nếu có thể thì hãy uống một viên aspirin hay nitroglycerin theo sự chỉ dẫn của bác sĩ
Khi lên cơn đau tim, nhiều người sẽ cảm thấy khá hơn khi uống một viên aspirin. Bạn nên dùng thuốc một viên thuốc ngay lập tức, từ từ nhai nó trong miệng và chờ bác sĩ đến. Nếu bạn được kê đơn thuốc nitroglycerin thì hãy uống một liều khi lên cơn đau tim rồi gọi ngay dịch vụ cấp cứu. Tuy nhiên, aspirin có thể làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn, vì vậy hãy hỏi bác sĩ rằng có nên dùng khi bị đau tim hay không.

Phần 3: Phục hồi sau cơn đau tim

9

1. Làm theo lời khuyên của bác sĩ sau khi bị đau tim

Sau khi trải qua cơn đau tim, bạn nên làm theo lời dặn dò của bác sĩ để có thể nhanh chóng phục hồi. Bạn sẽ được kê đơn thuốc giúp giảm tình trạng máu đông và có thể phải dùng loại thuốc này trong suốt quãng đời còn lại.

Làm theo lời khuyên của bác sĩ sau khi bị đau tim
2. Chú ý tới những thay đổi trong cảm xúc và suy nghĩ

  • Một số bệnh nhân sống sót sau khi cơn đau tim thường bị trầm cảm. Trầm cảm có thể bắt nguồn từ lo lắng, thiếu tự tin, cảm giác thiếu thốn, tội lỗi về sự lựa chọn trong cách sống và sợ hãi hoặc mơ hồ khi nghĩ về tương lai.
  • Chương trình hồi phục thể chất kết nối xã hội với gia đình - bạn bè - đồng nghiệp và sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý là một vài cách để giúp bệnh nhân sống sót sau cơn đau tim có thể quay lại cuộc sống thường ngày.

Chú ý tới những thay đổi trong cảm xúc và suy nghĩ

3. Hiểu rõ mối nguy hiểm của việc lên cơn đau tim lần hai

Nếu đã từng bị đau tim thì bạn rất có thể sẽ mắc lại lần thứ hai. Ở Mỹ, mỗi năm có khoảng 1/3 bệnh nhân bị lên cơn đau tim lần hai sau khi đã bị trước đó. Dưới đây là một vài yếu tố có thể khiến bạn có nguy cơ cao mắc phải cơn đau tim lần thứ hai:

  • Thuốc lá. Nếu hút thuốc lá thì cơn đau tim của bạn có nguy cơ quay trở lại tăng gấp đôi so với những người khác.
  • Lượng cholesterol cao. Lượng cholesterol có hại cho sức khỏe là một trong những yếu tố quan trọng nhất gây ra cơn đau tim và các biến chứng tim mạch khác. Đặc biệt, cholesterol có thể gây nguy hiểm khi chúng xảy ra đồng thời với huyết áp cao, tiểu đường và hút thuốc.
  • Bệnh tiểu đường. Đặc biệt, nếu không kiểm soát chế độ ăn hợp lý, có thể làm tăng nguy cơ gây đau tim.
  • Béo phì. Thừa cân có thể làm tăng lượng cholesterol và huyết áp của bạn, dẫn đến biến chứng ở tim mạch. Ngoài ra, béo phì có thể là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường – một yếu tố khác có thể đẩy bạn vào tình trạng nguy hiểm của cơn đau tim lần hai.

Thay đổi lối sống hàng ngày

4. Thay đổi lối sống hàng ngày

Biến chứng y tế bắt nguồn từ lối sống không lành mạnh có thể dẫn đến nguy cơ cao là bạn có thể sẽ bị lên cơn đau tim lần hai. Lười vận động, béo phì, lượng cholesterol cao, tiểu đường, huyết áp, căng thẳng và hút thuốc đều làm tăng nguy cơ tái phát cơn đau tim lần hai.

  • Giảm sự hấp thụ chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.Không ăn những thực phẩm có chứa dầu bị hy-đrô hóa một phần (partially hydrogenated oils).
  • Hạ thấp lượng cholesterol. Có thể thực hiện việc này bằng cách có chế độ ăn uống hợp lý, luyện tập thể dục thể thao đều đặn hay dùng thuốc hạ cholesterol được kê đơn bởi bác sĩ. Một cách tuyệt vời để hạ lượng cholesterol là ăn dầu cá, vì chúng chứa axit béo omega-3.
  • Tránh uống rượu bia. Bạn chỉ nên uống một ngụm rượu nhỏ và đừng uống say.
  • Giảm cân. Chỉ số khối cơ thể khỏe mạnh (BMI) thường dao động ở mức 18.5 đến 24.9.
  • Tập thể dục. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc làm thế nào để bắt đầu luyện tập thể dục. Chương trình tập thể dục tăng nhịp tim ở mức kiểm soát được là điều lý tưởng nhưng không cần thiết. Dựa vào lời khuyên của bác sĩ, tự bản thân bạn có thể lên kế hoạch cho bài tập tăng nhịp tim (như đi bộ, bơi lội,...) dựa trên tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn và tập trung vào mục tiêu hợp lý có thể đạt được theo thời gian (chẳng hạn như đi bộ vòng quanh tảng đá mà không "thở ngắn" hoặc "thở hổn hển").
  • Ngừng hút thuốc. Dừng ngay việc hút thuốc lại có thể giúp giảm một nửa nguy cơ bị cơn đau tim hành hạ.
Thứ Bảy, 20/08/2016 08:44
51 👨 487
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kỹ năng sống