- Cách làm bánh Trung thu tiramisu cacao siêu đơn giản
- Cách làm bánh Trung thu nướng đơn giản bằng nồi cơm điện
Một mùa Trung thu nữa lại đang đến rất gần, vào những ngày này trên thị trường bánh trung thu, các loại bánh nướng, bánh dẻo đã được bày bán rất nhiều trên các con phố. Những loại bánh ngày nay vô cùng đa dạng về màu sắc, hình dáng, giá cả cũng như các thương hiệu khác nhau... giúp cho người tiêu dùng có được nhiều sự lựa chọn để làm quà cũng như sử dụng. Thế nhưng giữa vô vàn những loại bánh như vậy, làm sao để người tiêu dùng có thể lựa chọn được những chiếc bánh Trung thu ngon và an toàn vệ sinh thực phẩm để sử dụng là một câu hỏi khiến không ít người đau đầu suy nghĩ.
Để có được thành phẩm đến tay người tiêu dùng, thì những chiếc bánh Trung thu phải qua rất nhiều công đoạn và nguyên liệu thực phầm như bột, thịt tươi sống và các sản phẩm từ thịt, các loại gia vị, phụ gia thực phẩm (chất tạo mầu, chất bảo quản, chất chống mốc), các loại bao gói bánh. Đặc biệt được chế biến bằng các công nghệ khác nhau từ thủ công đến dây chuyền công nghiệp ở nhà máy hay ngay tại hộ gia đình.
Các loại nguyên liệu này có nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập rất nhanh gây nấm mốc, nấm men, tụ cầu, tả, lỵ, thương hàn, ký sinh trùng... Để tạo màu sắc bắt mắt cũng như bảo quản bánh trong thời gian dài, người làm còn sử dụng những loại hóa chất phụ gia, màu thực phẩm, chất tạo màu... Khiến sản phẩm trở nên độc hại trong quá trình sử dụng. Bên cạnh đó, điều kiện vệ sinh nơi chế biến, dụng cụ chế biến, dụng cụ bảo quản bánh, bàn tay của người chế biến, người ăn đều có nguy cơ chứa đựng các “tác nhân” gây ô nhiễm bánh.
Những chiếc bánh khi được làm ra chỉ sử dụng trong vòng 1- 2 tháng, thời gian Tết Trung thu rất ngắn, nhu cầu tiêu dùng của người dân tập trung gia tăng đột biến nhiều khi vượt quá cả năng lực sản xuất... nhưng vì "lợi nhuận" nhiều nhà sản xuất, kinh doanh bất chấp các quy định an toàn thực phẩm, chất lượng nguyên liệu để sản xuất, khai thác nguồn hàng để kinh doanh.
Hậu quả để lại cho người dùng là những sản phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, khi sử dụng có thể gây ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Do vậy, để bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thị trường bánh trung thu, người tiêu dùng là một nhân tố quan trọng có tính quyết định. Mỗi người tiêu dùng hãy trở thành “Người tiêu dùng thông thái”: biết cách chọn mua bánh Trung thu và sử dụng bánh Trung thu bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cách lựa chọn bánh Trung thu
Đối với bánh nướng, khi nhìn bằng mắt thường thì những chiếc bánh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thường là bánh có bề mặt vàng đều, da bánh mỏng, nhân khi cắt ra không bị vụn. Đối với bánh dẻo thì nên chọn bánh hơi có phủ bột nhẹ trên mặt bánh. Khi ấn vào bánh cảm thấy vỏ mềm nhưng không dính, không nhão là được. Bên cạnh đó, các bạn nên chọn mua bánh ở những cơ sở có uy tín, tên tuổi, có nơi trưng bày hợp vệ sinh bởi những sản phẩm ở đây đã được các cơ quan y tế kiểm tra đủ điều kiện để kinh doanh.
Một điều lưu ý vô cùng quan trọng nữa đó là khi mua bánh Trung thu bạn nên kiểm tra thời gian sử dụng có còn dài không. Không nên mua bánh Trung thu không có nhãn mác.
Cách bảo quản và sử dụng bánh Trung thu
- Bánh Trung thu sau khi mua về nếu để lâu hoặc trong môi trường nóng ấm, rất dễ làm cho bánh bị ẩm mốc, hư hỏng. Vậy nên chúng cần được bảo quản ở nơi sạch sẽ, được che đậy tránh bụi bẩn, mưa nắng, côn trùng xâm nhập, bảo quản theo đúng quy định trên nhãn sản phẩm của nhà sản xuất.
- Chỉ ăn bánh còn hạn sử dụng, không bị dập nát biến dạng, bao bì không rách nát, không có màu sắc khác thường, không bị thiu, ẩm mốc, hư hỏng và không có mùi khác lạ.
- Bánh Trung thu có quá nhiều dầu mỡ, chất đạm không tốt cho sức khỏe, vậy nên bạn cũng không nên sử dụng quá nhiều để tránh rối loạn hấp thu thực phẩm.
5 thực phẩm nên kết hợp cùng bánh Trung thu sẽ rất tốt cho sức khỏe