Cây xà nu là cây gì?

Nhắc tới cây xà nu, nhiều người nghĩ ngay tới tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành (bút danh của nhà văn Nguyên Ngọc), được viết năm 1965. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không biết cây xà nu là cây gì, cây xà nu có thật không và nếu có thì được trồng ở đâu? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu hơn về cây xà nu nổi tiếng trong văn học này nhé.

Cây xà nu là cây gì

Cây xà nu chính là cây thông 3 lá, người dân tộc ở các vùng núi Tây Nguyên gọi là cây loong rúh. Cây thông có hai loại, thông 3 lá và thông 2 lá. Cây thông 2 lá được trồng để lấy nhựa. Còn cây thông 3 lá được trồng chủ yếu để lấy gỗ vì ít nhựa và gỗ nhẹ.

Cây xà nu

Thân cây thẳng tròn, có vỏ màu nâu xám, nứt dọc rãnh sâu, tán cây hình trứng rộng. Lá cây cứng, hình kim, dài 20-25 cm và thường có màu xanh ngọc, đính 3 lá trên một đầu cành ngắn.

Cây thông ba lá là loại cây ưa khí hậu mát, có nhiều sương mù và đất tốt. Cây thường phân bố ở độ cao trên 900m, ở các một số các nước trong khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ (Assam), Nam Trung Quốc (Vân Nam, cực Đông Nam Tây Tạng, nam Tứ Xuyên).

Tại Việt Nam, thông ba lá được cho là loài thông có diện tích lớn nhất hiện nay, phân bố chủ yếu ở cao nguyên Langbian. Ngoài ra, loài cây này còn được phát hiện ở các tỉnh như Hà Giang, Sơn La, Gia Lai…

Cây xà nu trong tác phẩm văn học

Trong truyện ngắn Rừng xà nu, tên gọi làng Xô Man và cây xà nu không có trong thực tế, đều là những hình tượng do tác giả Nguyễn Trung Thành hư cấu ra. Theo nhiều thông tin cho biết làng Xô Man ngoài đời thực đó là làng Xốp Nghét của người Giẻ Triêng (Giẻ Chiêng) thuộc xã Xốp, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum hiện nay.

Thứ Hai, 22/02/2021 11:44
4,52 👨 12.399
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Là gì?