- Dạy cha mẹ cách nuôi con khỏe mạnh, thông minh, khoa học
- Dù biết chiều con dễ sinh hư nhưng bố mẹ Việt vẫn làm
- 10 phương pháp dạy con của người Do Thái, cha mẹ nào cũng nên học hỏi
Trẻ con khi bắt đầu hiểu biết về thế giới xung quanh mình, chúng thường đặt ra cho bố mẹ hay những người thân xung quanh những câu hỏi vô cùng hài hước, nhưng lại cũng hết sức hóc búa như em bé sinh ra từ đâu, bố mẹ yêu con hay anh hơn, bố mẹ sắp ly dị phải không... đây là những câu hỏi làm khó người lớn đôi khi khiến cho người lớn rơi vào tình thế khó đỡ, không biết trả lời con như thế nào cho thỏa đáng.
1. Con đến từ đâu?
Đây là câu hỏi của đa số trẻ, khiến cho cha mẹ không khỏi bối rối, ngại ngùng không biết phải trả lời sao cho sự tò mò này của con. Nhiều bậc phụ huynh thường lãng tránh hoặc nói rối con đại khái như “nhặt con ở bãi rác, hoặc là đi xin con, con được đẻ ra từ nách...” những câu trả lời này thực sự chưa làm thõa mãn được bé. Vậy bạn nên trả lời câu hỏi này như thế nào? Cách tốt nhất bạn nên trả lời với con một cách trung thực, nhưng chưa cần đi sâu vào chi tiết.
Bạn có thể trả lời con rằng: "Khi hai người yêu nhau, họ ôm và hôn nhau. Bố đưa cho mẹ tế bào của bố. Tế bào đó phát triển cùng cơ thể mẹ và một em bé bắt đầu lớn lên trong bụng mẹ. Em bé nhỏ tí xíu và bơi như cá ở trong đó. Rồi em bé lớn dần lên, và đến một ngày bụng mẹ không còn chỗ trống nữa, em bé ra đời”
Những đứa trẻ lớn hơn có thể được cho biết khái niệm tinh trùng và trứng.
2. Tại sao con trai và con gái lại khác nhau ở chỗ đó?
Khi trẻ đặt ra câu hỏi này, đa phần phụ huynh thường lúng túng, gạt phắt cái suy nghĩ đó trong đầu của các con và thêm trách móc rằng “các con chưa lớn để hiểu vấn đề đó”. Thế nhưng, đây là một việc sai lầm làm cho tư tưởng trẻ sau này sẽ ngại tâm sự với bố mẹ về vấn đề tế nhị đó. Ở cái tuổi này, trẻ cần được giáo dục giới tính cũng như tìm hiểu về các bộ phận trên cơ thể mình là người khác giới là chuyện bình thường.
Vậy nên, để giáo dục con và trả lời câu hỏi này một cách thỏa đáng nhất các bạn có thể nói là "Khác biệt ở đó giúp trẻ em được sinh ra. Con trai có dương vật và hai tinh hoàn. Con gái có âm đạo và tử cung - một cái túi đặc biệt để chứa em bé vào một ngày nào đó. Con trai và con gái lớn lên, yêu nhau và muốn có em bé. Hai người sẽ cùng nhau tạo ra em bé nhờ sự khác biệt này".
3. Khi con lớn lên, con sẽ cưới mẹ nhé?
Khi trẻ đặt ra câu hỏi này, đây là lúc trẻ bắt đầu biết chú ý đến những bạn khác giới. Vậy nên, phụ huynh hãy quan tâm, trò chuyện cùng con nhiều hơn để hiểu được tâm tư, tình cảm của bé.
Nếu bé có hỏi bạn như vậy, bạn có thể nhẹ nhàng trả lời “không”, kèm theo lời giải thích thêm: "Mỗi người có vai trò khác nhau trong gia đình. Chị của con không thể trở thành bố, bố không thể trở thành bà ngoại, con cũng không thể trở thành chồng của mẹ. Khi con lớn lên, mẹ sẽ già đi. Con vẫn yêu thương và chăm sóc mẹ, nhưng con sẽ cưới một người khác và yêu thương người đó bằng tình cảm như giữa bố và mẹ".
4. Tại sao bố mẹ lại cãi nhau?
Đôi khi cha mẹ xảy ra những xích mích, những đứa trẻ chứng kiến sự việc này cảm thấy sợ hãi và có lỗi với bố mẹ khi họ cãi nhau. Vậy nên, khi hai người xảy ra tranh cãi đừng để trẻ chứng kiến. Còn nếu trẻ chứng kiến sự việc thì bạn nên ân cần xoa dịu tâm lý trẻ và nói với trẻ rằng: "Người ta cãi nhau bởi vì họ không đồng tình với quan điểm của người kia. Trẻ con cãi nhau thì người lớn đôi khi cũng như vậy. Nhưng bố mẹ luôn làm lành bởi vì bố mẹ yêu thương nhau, và yêu con rất nhiều".
5. Tại sao cô kia béo thế?
Ở giữa chốn đông người, bỗng nhiên trẻ nhìn thấy ai đó và hỏi mẹ rằng: “tại sao cô kia béo thế, hay tại sao cô kia xấu thế...” chắc chắn lúc này người mẹ nào cũng cảm thấy ái ngại với câu hỏi hồn nhiên này của con, ngay lập tức theo phản ứng, cha mẹ sẽ quát mắng và yêu cầu con trật, điều này sẽ làm trẻ cảm thấy sợ hãi, dễ hình thành nếp nghĩ sai.
Bạn nên giải thích: "Mỗi người có ngoại hình khác nhau. Họ có thể cao hoặc thấp, béo hoặc gầy. Đôi khi người ta thay đổi ngoại hình vì bệnh tật. Nếu con chỉ ra sự khác biệt, con có thể làm họ tổn thương. Con không nên làm như vậy. Con có thể hỏi mẹ sau, khi chỉ có mẹ con mình với nhau thôi, để đảm bảo không ai phải buồn vì những lời nói đó".
6. Mẹ yêu con hay anh/chị của con hơn?
Anh chị em trong gia đình thường tị nạnh về tình cảm của bố mẹ. Bạn không nên lấy một đứa trẻ ra làm hình mẫu lý tưởng để những đứa trẻ còn lại noi gương, cũng không nên nói bạn yêu ai nhiều hơn vì học giỏi hơn.
"Các con không giống nhau, tình cảm của mẹ dành cho mỗi người trong các con cũng được thể hiện theo cách khác nhau. Nhưng mẹ yêu các con như nhau, cũng như các con yêu bố và mẹ như nhau vậy" là câu trả lời bạn nên sử dụng.
7. Bác sĩ sẽ làm đau con phải không?
Khi đưa con đi khám bác sĩ, nhiều trẻ cảm thấy sợ hãi và e dè bởi trong đầu trẻ luôn mặc định, bác sĩ là kẻ xấu sẽ làm cho mình đau. Trong hoàn cảnh này bạn không nên chêu chọc trẻ hay đánh vào tâm lý trẻ, điều này hoàn toàn không có ích.
Lúc này bạn hãy nói với con rằng: "Bác sĩ không muốn làm con đau. Công việc của bác sĩ là chiến đấu với vi khuẩn và bệnh tật. Nó sẽ hơi đau một chút thôi, nhưng nếu không chịu đau lúc này thì con sẽ không khỏe lên được. Khi mẹ bị ốm, mẹ cũng bị tiêm. Mẹ sợ lắm nhưng mẹ đã đối phó được. Con cũng sẽ thế thôi. Con hãy nhớ rằng con thỏ nhà chúng ta cũng ốm, chúng ta phải đưa nó đi khám. Nó sợ lắm chứ. Nhưng con hãy giải thích cho thỏ tại sao nó lại không nên sợ bác sĩ?".
8. Con sẽ chết ạ? Mẹ cũng sẽ chết ư?
Với câu hỏi này, bạn nên trả lời thật lòng với con. Bạn không nên nói dối con hay nịnh con rằng “con là một thiên thần thì làm sao mà chết được...” điều này thực sự không tốt.
Trong hoàn cảnh này, bạn hãy thủ thỉ với con rằng: "Con người, động vật và thậm chí những bông hoa đều sẽ chết vào một ngày nào đó. Đó là quy luật của cuộc sống. Chúng ta sẽ chết, nhưng ngày đó còn lâu lắm. Mẹ sẽ chết khi mẹ rất già, khi đó con đã trưởng thành, có con cái. Rồi khi các con của con lớn lên, con cũng sẽ già dần và qua đời. Nhưng điều quan trọng là con sống một cuộc đời ý nghĩa, khám phá được nhiều điều thú vị".
9. Tại sao mẹ bỏ rơi con để đi làm?
Câu hỏi này có lẽ khiến bậc cha mẹ nào cũng cảm thấy đau lòng và thương con, đặc biệt khi con đang bị ốm. Trong hoàn cảnh này, bạn hãy giải thích với con rằng công việc của mẹ là bắt buộc, và tối mẹ sẽ về cùng con, khi trở về hai mẹ con sẽ vui vẻ với nhau mà thôi.
10. Tại sao bố mẹ được phép làm, còn con thì không?
Khi thấy bố thức đêm làm việc, trẻ sẽ bắt trước thức theo và không chịu đi ngủ. Trẻ cho rằng những việc bố mẹ làm được thì trẻ cũng làm được, không có gì sai. Điều này thực sự không tốt. Lúc này bạn hãy giải thích với con rằng: “việc bố phải thức như vậy là vì công việc chứ không phải thức để chơi máy tính, và thói quen này thực sự không tốt, vậy nên con không nên bắt thước theo thói quen xấu này của bố như thế sẽ không thành người tốt”.
11. Nếu con quái vật dưới gầm giường ăn thịt con thì sao?
Đây là một cách các con thường hay làm nũng bố mẹ trước khi đi ngủ. Lúc này bạn đừng nghĩ đây là trò đùa của các con và chêu lại các con. Bạn nên nhìn nhận vấn đề của con một cách nghiêm túc, nghe con kể về con quái vật con sợ hãi, sau đó tìm cách giải quyết vấn đề đó cho con bằng cách đưa cho con một vật gì đó và nói với con rằng, “đây là vật hộ mệnh của con, nó sẽ giúp con xua đuổi hết những con quái vật nếu nó dám tiến lại gần con”. Và hãy ngồi cùng trẻ để trẻ yên tâm đi vào giấc ngủ.