Cách phân biệt ethanol và methanol

Ethanol và methanol là hai loại cồn phổ biến hiện nay và đều được sản xuất bằng phương pháp lên men và chưng cất.

Ethanol thường ít gây hại cho con người do được sản xuất bằng tinh bột, ngũ cốc.

Trong khi đó, methanol là loại dung môi công nghiệp dùng để hòa tan các chất vô cơ, hữu cơ… và điều chế các loại hóa chất công nghiệp khác. Methanol thường được sản xuất từ các loại vật liệu có chứa cenlulose. Loại cồn này có thể gây ngộ độc cho con người, thậm chí dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng.

Công thức hóa học của ethanol và methanol.
Công thức hóa học của ethanol và methanol.

Khi bị ngộ độc methanol, nạn nhân thường có một số biểu hiện như đau đầu, buồn nôn, co giật, suy sụp tinh thần, giảm thị lực thậm chí là bị mù…

Để ta có thể phân biệt ethanol và methanol, các bạn nên chú ý tới màu sắc của chúng, cồn methanol thường có màu xanh.

Cách kiểm tra rượu có chứa methanol

Vì lợi nhuận, để sản xuất ra rượu với chi phí rẻ, một số người hòa chung ethanol và methanol vào nhau nhằm tăng độ rượu, tăng thể tích. Nếu uống phải rượu có chứa methanol, nạn nhân dễ bị ngộ độc. Methanol trong cơ thể con người sẽ chuyển đổi thành axit formic. Chất này tích tụ trong cơ thể có thể gây ảnh hưởng xấu tới tuần hoàn, tổn thương gan, suy thận, tổn thương thần kinh, mù vĩnh viễn thậm chí tử vong.

Để kiểm tra rượu có chứa methanol không, các bạn có thể thực hiện theo các cách dưới đây.

  • Ngửi đồ uống: Nếu đồ uống có mùi hóa chất mạnh, khó chịu thì nó không an toàn để tiêu thụ. Tuy nhiên không phải tất cả đồ uống nhiễm methanol đều có mùi khó chịu.
  • Kiểm tra với lửa: Nhúng một ít giấy vào đồ uống và đốt. Nếu mẫu thử tạo ra ngọn lửa màu vàng thì đồ uống này không an toàn.
  • Kiểm tra bằng tay: Cho một ít rượu vào lòng bàn tay và cọ xát 2 tay vào nhau. Nếu rượu có chứa methanol thì sau một thời gian ngắn rượu sẽ bốc hơi. Với rượu thật, bạn sẽ thấy tay hơi dính dính.
  • Bỏ vào ngăn đá: Cho rượu vào ngăn đá. Sau 1 ngày lấy ra, nếu rượu có chứa methanol thì chúng sẽ đông cứng, còn rượu thật thì không.
  • Sử dụng giấy quỳ đỏ: Nhúng giấy quỳ đỏ vào trong rượu khoảng 2 - 3 phút. Nếu giấy quỳ chuyển sang màu xanh, thì trong rượu có chứa methanol và nguy hiểm cho sức khỏe.

Methanol

Biện pháp xử trí khi bị ngộ độc rượu methanol

Khi nạn nhân bị ngộ độc rượu methanol nên tìm cách để nạn nhân nôn hết ra rồi xát mạnh 2 bên má. Sau đó cho nạn nhân uống một cốc sữa nóng, trà đặc.

Nới lỏng áo, quần và để nạn nhân nằm xuống giường, 2 tay xuôi ra sau, mặt nghiêng về bên trái ở nơi thoáng mát nhưng tránh gió lùa trực tiếp.

Không cho nạn nhân sử dụng thuốc chống nôn vì sẽ giữ chất độc trong người và không cho uống Paracetamol vì sẽ làm hại gan.

Nếu nạn nhân có biểu hiện co giật, hôn mê, thở không đều, quầng mắt, loạn nhịp tim, bị ngã có chảy máu tai... cần lập tức đưa nạn nhân cùng những chất mà họ đã sử dụng (nghi ngờ là tác nhân gây ngộ độc) tới bệnh viện cấp cứu.

Chủ Nhật, 15/03/2020 19:49
54 👨 24.674
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Thiên Ân Nguyễn
    Thiên Ân Nguyễn

    tại sao methanol bỏ vào tủ lạnh thì bị đông đá?

    Thích Phản hồi 11:19 13/01
    ❖ Mẹo vặt