Bọc răng sứ xong chăm sóc và vệ sinh sao cho đúng cách?

Ông bà ta thường có câu: “Cái răng cái tóc là góc con người” - Đây là câu nói mang nhiều tầng ý nghĩa và cho đến tận bây giờ vẫn giữ nguyên được giá trị. Hàm răng, mái tóc chính là sự chỉn chu ngoại hình được thể hiện ra bên ngoài, làm nổi bật sự tỉ mỉ, cẩn thận trong tính cách, giúp bạn tạo được ấn tượng với người khác ngay từ ánh nhìn đầu tiên. Hiện nay, để tự tin hơn khi cười và giao tiếp với mọi người, rất nhiều người đã lựa chọn phương pháp bọc răng sứ để cải thiện hàm răng của mình. Bọc răng sứ xong chăm sóc và vệ sinh sao cho đúng cách? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Hãy cùng Quản Trị Mạng tìm hiểu nhé!

Bọc răng sứ là gì?

Bọc răng sứ là gì?

Hàm răng trắng đẹp mà ai cũng mong muốn sở hữu

Bọc răng sứ là phương pháp phục hình, cải thiện hình dáng răng khi răng bị sứt mẻ, thưa, móm hoặc hô nhẹ, răng xỉn do nhiễm màu kháng sinh, răng sâu, viêm tủy, mòn men răng,... Nhiều người lựa chọn sử dụng phương pháp này để có được một hàm răng trắng đều, đẹp, trông rất tự nhiên. Tuy nhiên, răng sứ cũng chỉ có tác dụng trong một khoảng thời gian nhất định.

Quá trình bọc răng sứ diễn ra như thế nào?

Quá trình bọc răng sứ diễn ra như thế nào?

Quá trình bọc răng sứ gồm hai bước cơ bản

Theo kỹ thuật, thao tác bọc răng sứ chỉ tác động vào bề ngoài của phần răng.

Đầu tiên, nha sĩ sẽ tiến hành vệ sinh và mài cùi răng trụ trên chính chiếc răng thật của bạn.

Sau đó, họ sẽ lắp thân răng sứ bao bên ngoài cùi răng trụ, vừa là để bảo vệ phần răng thật, vừa để phục hình chiếc răng mới với hình dáng và màu răng tiêu chuẩn.

Ưu điểm của phương pháp bọc răng sứ là:

  • Đạt được hiệu quả thẩm mỹ cao, răng mới có màu sắc tự nhiên như răng thật, giúp bạn có được hàm răng mới thẳng đều, trắng đẹp, tự tin nở nụ cười rạng rỡ và giao tiếp với những người xung quanh.
  • Đảm bảo an toàn, không đau, phục hồi chức năng nhai nhanh chóng, không gây ra kích ứng cho cơ thể, răng không còn xỉn màu, không bị vôi răng hay sâu răng.

Tuổi thọ của răng sứ

Tuổi thọ của răng sứ phụ thuộc vào việc chăm sóc, giữ gìn của bạn cũng như quy trình, công nghệ phục hình cho răng. Trong đó, loại sứ mà bạn chọn bọc chính là yếu tố đặc biệt quyết định độ bền lâu của răng bọc sứ.

Hiện nay, có hai loại sứ chủ yếu là: Răng sứ kim loại răng toàn sứ. Răng sứ kim loại (nguyên liệu chủ yếu là titan) thường sẽ duy trì được từ 5 đến 10 năm, chăm sóc tốt hơn thì có thể kéo dài tới 15 năm.

Loại răng toàn sứ cao cấp có độ bền cao hơn, tuổi thọ từ 15 đến 20 năm. Nếu bạn biết cách bảo vệ, giữ gìn thì thời gian duy trì còn có thể kéo dài được nữa.

Ngoài ra, tuổi thọ của răng bọc sứ còn phải xét tới tình trạng của gốc răng thật (đã lấy tủy chưa, mô răng còn nhiều hay ít, khớp cắn như thế nào,...).

Cách chăm sóc, vệ sinh và bảo vệ răng sau khi bọc sứ

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng đúng cách

8 bước chải răng tiêu chuẩn

Đây là phương pháp quan trọng và cần thiết nhất để chăm sóc sức khỏe răng miệng nói chung, chăm sóc răng sứ nói riêng. Việc vệ sinh răng miệng hằng ngày một cách khoa học sẽ tác động trực tiếp tới chất lượng và thẩm mỹ của hàm răng sứ. Sau đây là một số vấn đề bạn cần lưu ý khi vệ sinh răng miệng:

  • Đừng quên đánh răng sau các bữa ăn, trước khi đi ngủ, khoảng hai lần một ngày bằng bàn chải lông mềm;
  • Thay bàn chải 3 tháng/lần để loại bỏ các loại vi khuẩn có khả năng bám trụ, cư trú trên dụng cụ vệ sinh răng miệng mỗi ngày;
  • Chải răng đúng cách, đặc biệt với răng sứ thì nên chải theo chiều dọc để tránh thương tổn răng, mão sứ bị mài mòn nặng làm giảm đi sự bền đẹp của hàm răng;
  • Dùng kem đánh răng có chứa lượng fluor phù hợp;
  • Vệ sinh sạch sẽ các kẽ hở có dính thức ăn trong răng bằng tăm, chỉ nha khoa, nước súc miệng mà không làm tổn thương đến nướu;
  • Kết hợp massage bằng ngón tay nhẹ nhàng quanh viền nướu răng sứ để kích thích sự lưu thông máu ở đây;
  • Đi nha khoa lấy cao răng định kỳ để loại bỏ những mảng bám tồn tại lâu, làm sạch răng, tránh gây xỉn màu răng.

Để vệ sinh răng miệng và làm sạch thức ăn dư thừa, ngoài chỉ nha khoa, chúng tôi giới thiệu đến bạn một sản phẩm đặc biệt - máy tăm nước. Đúng như tên gọi, máy tăm nước có thể giải thích nôm na là máy xỉa răng bằng nước.

Sử dụng máy tăm nước đem lại hiệu quả cao hơn cho việc vệ sinh răng miệng

Sử dụng máy tăm nước đem lại hiệu quả cao hơn cho việc vệ sinh răng miệng

Máy tăm nước đem lại sự tiện lợi hơn rất nhiều so với chỉ nha khoa hay tăm tre thông thường. Thiết bị có khả năng làm sạch cả các kẽ răng nhỏ hay các răng hàm ở sâu một cách hiệu quả bằng tia nước, không làm to kẽ răng, gây tổn thương lợi, đau nhức răng.

Không những thế, bạn sẽ không phải massage vùng viền nướu, vùng lợi bằng tay nữa mà máy tăm nước cũng có thể làm được việc này. Sản phẩm tiện lợi, dễ dùng, phù hợp với cả những người bị viêm lợi, đang niềng răng, đeo răng giả,...

>> Tham khảo thêm: Có nên dùng máy tăm nước hay không?

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Hạn chế ăn, uống những thực phẩm gây hại đến răng sau khi bọc răng sứ bạn nhé!

Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp tới hàm răng của bạn, nhất là khi bạn đang bọc răng sứ thì càng cần phải chú ý đến vấn đề này.

Răng sứ làm từ bất kỳ chất liệu nào thì cũng chỉ giữ được độ cứng chắc trong một mức giới hạn cụ thể. Thêm nữa, vì răng là chất sứ nên chúng cũng có thể bị vỡ nếu chịu tác động lực quá mạnh. Để bảo vệ cho hàm răng thẳng đẹp, bạn nhớ điều chỉnh lực nhai của mình ở tình trạng cân bằng, không mạnh quá mà cũng không cần nhẹ quá, không nhai những thức ăn cứng, dai và khó nhai.

Bên cạnh đó, bạn phải hạn chế ăn những thực phẩm có quá nhiều đường, quá ngọt và sậm màu như bánh kẹo, nước ngọt có ga, các loại nước có chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê,... Các chất axit có trong các loại đồ uống trên sẽ làm hư men răng, phát sinh các lỗ hổng trong răng, tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển.

Hãy súc miệng sạch sẽ ngay sau khi ăn, uống các loại thực phẩm nói trên bạn nhé! Nếu không, lớp sậm màu, lớp đường sẽ bám lại trên răng sứ và tiếp tục làm xỉn màu răng, khó giữ được độ sáng bóng như ban đầu.

Thay vào đó, bạn hãy ăn nhiều các loại rau xanh, trái cây tươi, các loại củ có chứa axit malic như táo, dâu tây,... để tốt cho răng miệng.

Cuối cùng, bạn cũng cần chú ý không nên ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh để tránh làm giảm tuổi thọ của răng nữa nhé!

Tuyệt đối không hút thuốc

Tuyệt đối không hút thuốc

Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân làm răng ố vàng, nhanh chóng xỉn màu. Bởi vì, trong thuốc lá có chứa chất nicotin, chính chất này bám lại lâu trên răng là tác nhân làm hỏng màu răng, lớp răng sứ bị biến màu.

Lớp nicotin này lại rất khó loại bỏ nếu chỉ đánh răng hằng ngày. Vì vậy nên, khi đã bọc răng sứ, bạn tuyệt đối không được hút thuốc nếu không muốn tiền và hàm răng đẹp của mình nhanh chóng “bay đi”.

Không những thế, thuốc lá còn gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là hệ hô hấp của bạn và những người xung quanh như người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Hãy là người có ý thức tự bảo vệ bản thân và trách nhiệm với cộng đồng!

Cải thiện thói quen nghiến răng khi ngủ (nếu có)

Nghiến răng là thói quen rất nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, thói quen này thực sự không tốt cho sức khỏe và đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả bọc răng sứ. Vì vậy, nếu bạn đang bọc răng sứ mà lại thường hay nghiến răng thì hãy tìm cách cải thiện nhé!

Không chỉ tác động tới răng sứ, việc nghiến răng này còn ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của bạn như:

  • Là nguyên nhân gây ra bệnh đau nhức đầu;
  • Lâu dần có thể làm biến dạng khuôn mặt;
  • Gây tổn thương răng, hàm, mặt;
  • Làm gãy răng, mòn răng, rụng răng;
  • Có thể thành hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm.

Bạn nên nghiên cứu về nguyên nhân tạo ra thói quen này để tìm đúng phương pháp thay đổi hoặc tới gặp các bác sĩ để được tư vấn điều trị trực tiếp.

Chủ động đi khám răng định kỳ

Chủ động đi khám răng định kỳ

Nên chủ động đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời khắc phục các triệu chứng hư tổn ở răng bọc sứ

Chủ động tái khám định kỳ có thể giúp bạn kịp thời phát hiện ra nhiều vấn đề mà răng bạn đang gặp phải, từ đó có phương án khắc phục kịp thời.

Trong quá trình sử dụng, nếu bạn cảm thấy phần răng sứ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như bị ê, đau nhức kéo dài, cộm cấn, nứt vỡ, bạn nên đến ngay các bệnh viện, cơ sở khám nha khoa uy tín để khám và điều trị. Các nha sĩ sẽ giúp bạn vệ sinh sạch sẽ nếu bề mặt răng hoặc khe răng có dính thức ăn thừa, kiểm tra viền nướu quanh mão khi có biểu hiện viêm nhiễm,...

Nếu có sự theo dõi và kiểm tra thường xuyên, tuổi thọ của răng sứ sẽ được kéo dài thêm.

Trên đây là những gợi ý của Quản Trị Mạng về cách chăm sóc và vệ sinh răng bọc sứ đúng tiêu chuẩn, hy vọng chúng giúp ích được cho các bạn trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân.

Đừng quên ghé thăm Quản Trị Mạng thường xuyên để khám phá những thông tin, thủ thuật công nghệ thú vị; học hỏi thêm những mẹo hay cuộc sống; tìm hiểu những gợi ý quà tặng ý nghĩa cho sếp, đồng nghiệp, bạn bè, người thân nhé!

Thứ Năm, 30/07/2020 08:58
4,84 👨 3.145
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Làm đẹp