Những người mới đi làm luôn mang trong mình nhưng nhiệt huyết, sự cố gắng học hỏi không ngừng,.. Tuy nhiên, chính điều đó đôi khi lại trở thành "điểm chết" của bạn. Thường thường, những đồng nghiệp lâu năm luôn nghĩ rằng, bạn - người mới đến sẽ chẳng có nhiều kinh nghiệm phong phú như họ cả. Và những ký kiến sáng tạo nhiệt tình, thái độ hăng hái lại khiến bạn thiếu kiên nhẫn, sự sáng tạo và tham vọng trong công việc lại biến thành lòng tham.
Tuy nhiên, mọi thứ đều có thể được giải quyết khi bạn biết cách thể hiện bản thân mình và chứng minh khả năng bản thân thật khéo léo.
1. Đưa ra lời đề nghị giúp đồng nghiệp hoàn thành việc:
Những người mới sẽ ít có khả năng được giao những dự án lớn ngay từ ngày đầu đi làm việc. Đôi khi, công việc đó lại không giúp bạn thể hiện hết khả năng của bản thân, không đủ đất để sáng tạo. Vậy, bạn hãy thử tham gia vào những dự án lớn của đồng nghiệp chẳng hạn.
Điều này sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt của đồng nghiệp, khi vừa thể hiện được tinh thần đoàn kết đồng đội, lại có thể phô diễn năng lực của bạn thân. Và nhất là, chúng ta có thể học hỏi các kinh nghiệm đáng quý từ những người làm lâu năm.
Bạn hãy ngỏ lời giúp đỡ họ với những công việc như thu thập thông tin, dữ liệu. Hay nội dung củaa dự án chẳng hạn... Nếu họ chưa thấy an tâm khi giao một phần dự án vào tay bạn thì cũng đừng nóng vội. Hãy thử đổi sang công việc như soát lỗi chẳng hạn.
Tùy công việc đơn giản và không quan trọng, nhưng cũng đừng vì thế mà bạn bỏ qua và làm một cách hời hợt. Từ những công việc nhỏ và làm cẩn thận, bạn sẽ cho họ thấy khả năng của mình, sự nỗ lực của bản thân ở mọi công việc sau này.
2. Chia sẻ thông tin hay ý tưởng:
Chúng ta nên tạo thành thói quen đọc mọi thông tin có liên quan đến công việc hàng ngày, ở mọi nguồn khác nhau và sau đó chia sẻ trong nhóm. Những thông tin đó ít nhiều sẽ có đóng góp cho công việc của bạn. Đặc biệt, nếu như chúng ta có thêm nhiều kiến thức sẽ tạo được nền tảng cơ bản vững chắc. Đừng ngần ngại chia sẻ ý tưởng và chỉ lên tiếng khi được yêu cầu.
Thu thập thông tin cũng thể hiện bạn là người hết lòng với công việc và chịu khó đi tìm những thông tin liên quan, năng động trong công việc. Bạn nên tham khảo ý kiến và nhờ các đồng nghiệp có thâm niên hướng dẫn thêm. Thế nhưng đừng ỷ lại vào các đồng nghiệp mà "quên" đưa ra ý kiến riêng của bản thân. Nếu bạn cho các đồng nghiệp thấy những kiến thức của mình có ích, rất có thể họ sẽ nhìn bạn bằng con mắt khác và đánh giá bạn cao hơn.
3. Xây dựng các mối quan hệ tốt:
Nếu muốn nhận được sự tôn trọng, trước hết phải xây dựng quan hệ tốt với đồng nghiệp. Tuy mất nhiều thời gian và công sức nhưng một khi thành công, bạn sẽ nhận được sự ủng hộ to lớn từ những người đồng nghiệp thân thiết luôn muốn bạn thành công trong công việc.
Hãy bắt đầu bằng việc mời anh bạn hoặc cô bạn đồng nghiệp đi cà phê và hỏi thăm kinh nghiệm và mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai của họ. Bạn nên đặt cho họ những câu hỏi kiểu như"Làm thế nào bạn được nhận vào công ty này?" hay "Công việc trước đây của bạn là gì?".
Một vài người bạn thậm chí còn có thể trở thành cố vấn nghề nghiệp của bạn. Được một người giúp đỡ, định hướng nghề nghiệp trong những năm đầu tiên chập chững bước vào nghề thì còn gì tuyệt hơn.
Những quy định chốn công sở thường làm mọi người thấy mệt mỏi, nhất là đối với những người mới bắt đầu tiếp xúc. Đừng để những điều nhỏ nhặt đánh bại bạn mà hãy quyết tâm tiến lên phía trước tạo dựng chỗ đứng vững chắc cho bản thân. Cho dù khó khăn đến đâu, chỉ cần có trách nhiệm, thái độ tích cực và kĩ năng thành thục, bạn sẽ thành công. Chẳng có thành công nào đến với ta một cách dễ dàng, vì thế hãy kiên nhẫn, rồi sẽ có ngày đồng nghiệp thay đổi thái độ và tôn trọng bạn.
Tham khảo thêm các bài viết sau đây:
Chúc các bạn thành công trong công việc!