"Bạn có vai trò như thế nào đối với công ty?" - Bài học rút ra từ câu chuyện Elon Musk sa thải trợ lý gắn bó với anh 12 năm vì đòi tăng lương

Một tỷ phú công nghệ bận rộn như Elon Musk luôn cần rất nhiều những nhân viên, trợ lý để hỗ trợ ông trong công việc. Và để có được một trợ lý gắn bó với mình lâu dài không phải điều dễ dàng. Thế nhưng Elon Musk lại sẵn sàng sa thải trợ lý gắn bó với mình 12 năm vì một lý do đó là xin tăng lương.

Có lẽ Mary Beth Brown (trợ lý cũ của Elon Musk) cũng như nhiều nhân viên khác đều cùng chung suy nghĩ cho rằng, gắn bó với sếp lâu năm như vậy, xin tăng lương cũng là chuyện dễ hiểu, nhưng Elon Musk lại không nghĩ vậy. Đáp lại yêu cầu của cô trợ lý, Musk bảo Brown có thể thử nghỉ việc trong vòng hai tuần, trong thời gian đó anh sẽ tự đảm bảo mọi công việc của cô và để xem không có cô có ảnh hưởng gì nhiều đến thành công của anh hay không?

Câu chuyện Elon Musk sa thải trợ lý gắn bó suốt 12 năm đã gây ra nhiều tranh cãi.

Khi Brown trở lại, Musk nói rằng anh ta không cần cô nữa.

Musk cũng đã nói với Vance rằng anh đã đề nghị Brown làm việc tại một vị trí khác trong công ty nhưng sau đó cô ấy không bao giờ trở lại văn phòng. Ví dụ này khá cực đoan nhưng là một bài học cho những ai chưa biết giá trị của mình ở trong công ty.

Qua câu chuyện này, Lynn Taylor, một chuyên gia về văn hóa doanh nghiệp và tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng đã có những chia sẻ, đánh giá về câu chuyện của Musk, và cô cho rằng, đây là một ví dụ thực tế đau đớn và cũng là một bài học quan trọng cho những người đang và sẽ đi làm: "Bạn có vai trò như thế nào đối với công ty?".

Dưới đây là cách thức để bạn có thể tự đánh giá năng lực và sự đóng góp của mình cho công ty, trước khi có người khác làm điều đó và đánh bật bạn khỏi vị trí.

Bài học cho các nhân viên

Theo Taylor, hằng ngày chúng ta hãy dành ít nhất 15 phút để suy nghĩ, đánh giá lại bản thân mình xem những gì mình đang làm, đang đảm nhiệm tại công ty liệu có được sếp hài lòng và đem lại lợi ích cho công ty hay không? Nếu câu trả lời là có hoặc thậm chí là có thể, bạn cần tiếp tục phát huy. Còn nếu không thì bạn nên xem lại những gì mình đang làm.

Bạn hãy làm sao để bản thân bạn luôn được các sếp đánh giá cao, khiến sếp phải cần bạn chứ không phải là hằng ngày nhìn thấy bạn ở công ty như bao nhân viên khác. Vậy nên hãy xem có cách nào bạn có thể làm, đóng góp nhiều hơn vào thành quả cho công ty. Một vài người áp dụng là chiến thuật “quản trị cấp trên” (managing up). Hiểu đơn giản, đó là người nhân viên luôn chủ động và tìm ra cách khiến sếp trực tiếp luôn gây được ấn tượng tốt với các sếp lớn hơn bằng kết quả làm việc xuất sắc.

Liệu bạn có phải là người quan trọng trong công ty

Trong những cuộc họp hãy nói chuyện thẳng thắn với sếp rằng “liệu bạn nên đóng góp cho công ty theo cách nào để có hiệu quả cao nhất”, chính điều này sẽ được các sếp đánh giá bạn rất cao, như vậy bạn sẽ không phải lo lắng về buổi đánh giá năng lực sắp tới. Trong những cuộc họp thay vì ngồi im lắng nghe thì bạn nên có những đề xuất, ý kiến đại loại như “Tôi muốn biết chắc mình cũng đang đóng góp vào sự phát triển chung của công ty theo cách tốt nhất mà tôi có thể, vì vậy vui lòng cho tôi biết liệu có vấn đề nào tôi có thể giúp để mọi chuyện suôn sẻ hơn không?”.

Tỷ phú công nghệ Elon Musk

Hãy luôn chú ý đến mọi công việc của công ty, chứ đừng bao giờ lo công việc của bản thân mình. Đó không phải lo chuyện bao đồng, điều này sẽ giúp bạn có được điểm cộng trong mắt các sếp. Nếu thấy sếp gặp khó khăn, bạn có thể nói với sếp của bạn rằng :"Tôi thấy bạn đang làm việc với dự án XYZ. Tôi có một số kiến thức về vấn đề X nên có thể đảm nhiệm một số công việc thường xuyên hoặc thậm chí một số vấn đề chiến lược. Tôi sẽ rất vui nếu được góp một phần công sức của mình cho dự án nếu bạn đồng ý".

Điều tối quan trọng ở đây chính là bạn nên xem mình như là một phần của công ty, tận tụy vì mục tiêu công việc chung trước khi nghĩ tới thành quả hay quyền lợi cá nhân. Hãy trở thành một phần không thể thiếu trong thành công của sếp và công ty. Những điều sau đó nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn.

Hãy làm việc hết mình khi còn có thể

Và nhớ rằng, trong công sở không một nhân viên nào là không thể thay thế được. Vấn đề chỉ là thay thế bạn khó như thế nào mà thôi.

Xem thêm:

Thứ Sáu, 04/01/2019 09:02
42 👨 1.919
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kỹ năng Công việc