Bạn có biết thực tập sinh tại Google, Microsoft và Uber sẽ như thế nào không?

Một môi trường làm việc tốt sẽ giúp bạn có thêm nhiều cơ hội để phát triển.

Mỗi công ty đều có văn hóa, truyển thống, chính sách và cơ chế thù lao riêng cho các thực tập sinh của mình. Chính vì vậy, trong quá trình thực tập, mỗi người cũng sẽ có những cảm nhận hết sức khác biệt.

Dưới đây là những chia sẻ từ các thực tập sinh đã từng tham gia làm việc tại Googe, Intel, Uber, Microsoft và một số công ty công nghệ hàng đầu khác. Vì lý do bảo mật thông tin cá nhân nên danh tính của những người tham gia phỏng vấn trong bài viết này đã được thay đổi.

1. Uber

Vị trí: Thực tập sinh mảng chiến lược.

Tốt nghiệp ngành: Phần mềm máy tính, Đại học tư thục.

Quá trình phỏng vấn:

John truy cập vào trang web tuyển dụng của Uber và nộp hồ sơ trực tuyến vào mảng thực tập sinh chiến lược khi nhìn thấy thông tin về chương trình này.

Sau khi vượt qua vòng duyệt hồ sơ, cậu trải qua vòng phỏng vấn qua điện thoại với hai nhà quản lý trong nhiều giờ đồng hồ với thử thách là hãy mô tả cách lãnh đạo một Team trong một tình huống giả định.

Uber

Trước khi ứng tuyển vào Uber, John đã từng tham gia vào nhiều chương trình thực tập sinh khác và cũng đã thử vận hành một startup đầu tay của mình. "Tôi nghĩ Uber chủ yếu tìm kiếm những người năng động, sẵn sàng làm việc chăm chỉtự lập trong mọi khía cạnh của cuộc sống", John nói. Những người mà "sẽ làm chủ" chứ không phải những người chỉ đến công ty, chấm công, làm việc và sau đó, đi về nhà.

Quá trình thực tập:

John nói rằng tại Uber, từ CEO cho đến nhân viên - tất cả đều có ý thức về các giá trị văn hóa của công ty rất mạnh.

"Tôi luôn thấy TK – Travis Kalanick, CEO của chúng tôi – dạo qua văn phòng nhân viên và có mặt ở mọi cuộc họp. Anh muốn kết nối với mọi người nhiều hơn mặc dù công ty rất rộng".

John chia sẻ, cậu và đồng nghiệp luôn được khuyến khích đưa ra những ý tưởng mới, thử thách bản thân về những điều có thể thành hiện thực và ý tưởng tốt nhất sẽ giành chiến thắng, bất kể nó xuất phát từ một thực tập sinh hay một người có chức vụ cao trong công ty.

Thực tập sinh tại Uber

John thừa nhận rằng hiện nay có khá nhiều công ty công nghệ tốt để làm việc nhưng cậu thực sự thích được thử thách bản thân tại Uber bởi vì cậu được tin tưởng để đảm nhận các dự án. Trong vai trò là một thực tập sinh mảng chiến lược, John thường liên kết với các đồng nghiệp khác hiện đang làm tại các văn phòng của Uber trên khắp thế giới qua các cuộc gọi hội nghị (Conference call) và mới đây nhất là tới Brazil để tham gia các chuỗi sự kiện của công ty trong thế vận hội Olympic. Ngoài ra, John cũng được tham gia vào nhóm nghiên cứu các chiến lược quản trị chuỗi cung ứng.

Giờ làm việc: John nói rằng các thực tập sinh tại Uber được khuyến khích làm việc từ 40 đến 50 giờ mỗi tuần. Riêng John, cậu luôn cố gắng có mặt tại văn phòng khoảng 40 giờ và sẵn sàng ở lại muộn hơn nếu như chưa xong nhiệm vụ.

Toàn bộ chương trình thực tập: Uber cung cấp bữa sáng, trưa và tối cho thực tập sinh. Tùy thuộc vào nhóm làm việc mà học sinh cũng được hỗ trợ một mức lương để thuê nhà và chi phí đi lại (đi bằng xe của Uber) nếu như cần di chuyển.

Mặc dù đang không ngừng mở rộng hoạt động ra phạm vi toàn thế giới nhưng Uber vẫn giữ sắc thái giống như một startup, bởi vì khi công ty vươn ra toàn cầu thì sẽ có nhiều thử thách mới cần phải vượt qua ở mỗi quốc gia và một nền văn hóa mới.

2. Microsoft

Vai trò: Thực tập quản lý sản phẩm

Tốt nghiệp ngành: Khoa học máy tính, Ivy League (Liên đoàn Ivy).

Quá trình ứng tuyển

Adam là sinh viên năm thứ hai tại Ivy League và là thực tập sinh xuất sắc mảng kỹ thuật phần mềm tại một startup lớn ở thung lũng Silicon trong năm trước đó. Từ những kích nghiệm đã tích lũy được và sự giúp đỡ của một người bạn từng làm tại Microsoft, cậu đã được mời đến phỏng vấn tại hãng công nghệ này và trải qua một quá trình xét duyệt hết sức nghiêm ngặt với hai vòng liên tục, đồng thời 2 ngày liền phải bay từ Boston sang Seattle để tham dự buổi phỏng vấn.

Thực tập sinh tại Microsoft

Chia sẻ với tờ Business Insider, Adam nói rằng "Con đường chủ yếu giúp bạn được tham gia các chương trình thực tập sinh kiểu này đó chính là bằng cách mối quan hệ cá nhân. Nếu không thì hồ sơ của bạn sẽ bị đè bẹp bởi rất nhiều những CV khác và cơ hội được để ý đến là rất thấp".

Adam chia sẻ, mặc dù có nhiều kỹ năng viết code nhưng nhà tuyển dụng không tìm kiếm người có nhiều kiến thức cho vị trí quản lý sản phẩm. Họ muốn một người có kỹ năng lãnh đạo và có những hiểu biết sâu rộng hơn về lĩnh vực công nghệ.

Quá trình thực tập

Vai trò của Adam đó là quản lý sản phẩm, nghĩa là tạo sự liên kết giữa mảng kinh doanh và mảng phần mềm. Trong vai trò này, mặc dù kiến thức về kỹ thuật không thực sự cần thiết nhưng đôi khi, nó lại khá hữu ích.

Sau một quá trình làm việc và tiếp xúc với sản phẩm, Adam đã nhận ra được một vài "sự khó chịu của người dùng", sau đó, quyết định loại sản phẩm hoặc sự thay thế nào có thể giúp giải quyết các vấn đề đó đơn giản nhất và tiết kiệm nhất.

Trong so sánh với startup đã làm việc trong mùa hè trước thì Adam thừa nhận rằng Microsoft khiến cậu có cảm giác là thành viên của một tổ chức nhiều hơn.

"Đa phần mọi người đều có văn phòng riêng, không cần phải đi lại nhiều hay di chuyển từ phòng này sang phòng khác, đồng thời có nhiều khoảng thời gian yên tĩnh và tập trung". Tuy nhiên, Microsoft cũng có khá nhiều không gian mở và tiện nghi đẹp trong so sánh với các startup khác.

Giờ làm việc: Adam nhấn mạnh rằng Microsoft ở Seatle - khác xa so với thung lũng Silicon - khi công ty thúc đẩy sự cân bằng cả trong công việc và cuộc sống. "Nếu vẫn ở lại văn phòng lúc 5h, mọi người sẽ hỏi những câu đại lợi như "bạn đang làm cái gì vậy, về nhà đi".

Riêng Adam, cậu duy trì lịch làm việc nghiêm ngặt từ 9h sáng đến 5h chiều và tránh đưa việc về nhà.

Microsoft

Tổng thể chương trình: Chương trình thực tập sinh tại Microsoft được tổ chức khá tốt nên sinh viên không có nhiều thời gian tự do. Phần lớn sẽ sống cùng nhau tại "nhà chung" của tập đoàn thuộc khu ký túc xá của Đại học Washington, được tham gia nhiều sự kiện của công ty, bao gồm đi bộ lên núi Rainier hay thu nhặt rác tại các khu vực của bang.

Microsoft cũng dành cho các thực tập sinh một khoản tiền để đi du lịch và sử dụng những chiếc xe thuê hoặc dịch vụ của Uber.

Adam đánh giá cao quá trình huấn luyện và các phản hồi mà cậu nhận được. Mỗi thực tập sinh sẽ có thêm một cố vấn hỗ trợ ngoài các quản lý chính. Ngoài ra, Microsoft cũng thường tổ chức các sự kiện với sự góp mặt của các diễn giả hoặc các buổi nói chuyện với ban điều hành trong công ty cho phép các thực tập sinh tham dự.

Adam nói rằng "các chuyên gia có mặt ở khắp mọi nơi. Đa phần đều là những nhà phát triển, nhà thiết kế hàng đầu thế giới, mọi người ngồi ở ngay cạnh bạn và nhiệm vụ của bạn là cố gắng lĩnh hội tất cả những kiến thức đó, đồng thời giải nghĩa chúng".

"Ở các công ty lớn, tổ chức thực sự rất tốt, đó là điều mà tôi luôn nói với bạn bè tôi – những người đang học năm nhất tại các trường đại học. Tôi nghĩ rằng họ nên tham gia các chương trình thực tập sinh tại các công ty lớn trước bởi vì họ sẽ giúp bạn xây dựng kỷ luật và một con đường phát triển sự nghiệp rõ ràng xét về cố vấn, giáo dục, đào tạo và những thứ đại loại như vậy. Tại các startup mới, bạn gần như luôn bận rộn với công việc xây dựng sản phẩm".

3. Khan Academy (Học viện Khan)

Vai trò: Thực tập sinh ngành kỹ thuật phần mềm.

Tốt nghiệp ngành: Khoa học máy tính, Ivy League (Liên đoàn Ivy)

Quá trình thực tập

Đầu tiên, Sam gặp nhà tuyển dụng của Học viện Khan tại Liên đoàn Ivy và thể hiện mối quan tâm của mình đối với việc ứng dụng công nghệ trong giáo dục.

Để lọc các hồ sơ ứng tuyển, Học viện Khan đã tổ chức một "cuộc chạy đua vượt rào" khá thử thách dành cho các thực tập sinh tiềm năng mảng kỹ thuật phần mềm trước khi bước vào vòng phỏng vấn, cụ thể đó là mỗi người sẽ được một không gian riêng và trong vài ngày phải sáng tạo ra một dự án của riêng họ.

Khan Academy

Sam nộp hồ sơ trực tuyến và được yêu cầu xây dựng một website để cải tiến một trong những khóa học của Học viện. Sau khi vượt qua vòng này, cậu phải trải qua ít nhất 3 vòng phỏng vấn nữa với rất nhiều thử thách về kiến thức, kỹ năng được đưa ra bởi nhà tuyển dụng trước khi trở thành thực tập sinh chính thức.

"Họ muốn biết cách bạn viết code, cách bạn thực hiện các thuật toán.... cách bạn diễn đạt những gì mình đang nghĩ", Sam nói.

Sam chia sẻ rằng các cuộc phỏng vấn liên quan đến dự án của mình diễn ra trong thời gian khá lâu vì họ muốn đảm bảo rằng sẽ tuyển được các ứng viên thực sự cam kết và tâm huyết.

Quá trình thực tập

Trong vai trò là kỹ sư phần mềm, Sam đã hoàn thành khá nhiều dự án được giao. Thậm chí, cả khi Học viện Khan đã lớn mạnh thì cậu cũng nói rằng công ty cảm tưởng vẫn như là một startup vậy với những văn phòng được thiết kế theo không gian mở, khu vực chơi bóng bàn pingpong hay quầy ăn vặt.

"Học viện Khan là một công ty luôn phát triển theo đúng sứ mệnh của họ là một tổ chức phi lợi nhuận". Sam nói. "Mọi người rất đam mê với sứ mệnh này. Mỗi ngày, họ đều suy nghĩ về việc làm thế nào để cải thiện giáo dục".

Học viện Khan

Giờ làm việc: Sam nhấn mạnh rằng thái độ hướng tới sứ mệnh tại Học viện Khan đã ngấm vào văn hóa của toàn tổ chức. Dù là một startup không vì lợi nhuận nhưng mọi người ở đây cũng có chung tinh thần "chơi hết mình, làm việc hết mình" như các startup lớn khác ở thung lũng Silicon. Đa phần mọi người đều làm việc từ 9h sáng đến 5 giờ chiều nhưng Adam nói rằng những người làm việc tại văn phòng nhiều hơn 10 tiếng/ngày hoặc làm việc cả cuối tuần sẽ được khen thưởng.

"Bạn có biết nếu làm việc tại học viện Khan thì nó sẽ trở thành cuộc sống của bạn."

Tổng thể chương trình: Học viện Khan sẽ thanh toán chi phí di chuyển và tiền thuê nhà cho thực tập sinh.

Do vẫn còn là một startup nên so với các công ty công nghệ lớn mạnh khác, Học viện Khan vẫn chưa xây dựng được một chương trình thực tập sinh hoàn hảo. Việc hỗ trợ các cố vấn cho từng người là một đòi hỏi khá lớn.

Thực tế, Sam cũng có một cố vấn nhưng người này chỉ mới 23 tuổi và mới ra trường khoảng hơn 1 năm nên chưa thực sự hỗ trợ tốt cho cấp dưới.

4. Intuit

Vai trò: Thực tập sinh mảng kỹ sư phần mềm

Tốt nghiệp ngành: Phần mềm máy tính, Đại học tư thục.

Quá trình thực tập

Max ứng tuyển vào Intuit sau khi trò chuyện với một nhà tuyển dụng trong hội chợ việc làm của trường. Cậu đã phải trải qua 2 buổi phỏng vấn về chuyên môn, một vài cuộc phỏng vấn qua điện thoại trước khi trở thành thực tập sinh thực sự.

Intuit

Max nhấn mạnh rằng một kết quả học tập xuất sắc là điều quan trọng. Tuy nhiên, nếu điểm GPA đạt một mức nhất định (có thể chấp nhận được) thì nhà tuyển dụng sẽ xem xét các hoạt động khác của bạn.

Quá trình thực tập

Trong vai trò là một thực tập sinh mảng kỹ thuật phần mềm, Max nói rằng thử thách lớn nhất cần phải điều chỉnh đó là học cách làm việc trong một nhóm là "tập hợp con của tập hợp con" của rất nhiều các nhóm khác trong công ty.

Đầu tiên, bạn sẽ cảm thấy bị lấn át nhưng bạn buộc phải nắm bắt được điều gì đang diễn ra ở trong các nhóm lớn hơn đó. Bạn phải làm việc cho một thứ trong mối liên hệ với rất nhiều thứ phức tạp khác.

Theo kinh nghiệm của Max thì trở thành thực tập sinh tại Intuit yêu cầu cậu phải tìm hiếu và xây dựng nền tảng kiến thức thực tế. Có rất nhiều thứ ngoài nhà trường mà bạn cần phải học để có thể làm việc được với các dự án đó.

Intuit có văn hóa công ty thống nhất nhưng nó có thể thay đổi rất đa dạng tùy thuộc vào từng tòa nhà, văn phòng và đội nhóm.

Phòng sinh hoạt chung tại Intuit

Môi trường làm việc ai cũng thân thiện, đặc biệt là CEO Brad Smith luôn sẵn sàng xuống phòng ăn và thư giãn cùng nhân viên. Đồng thời, với những nhân viên thực tập như Max thì cũng không có sự phân biệt nào cả.

Giờ làm việc: Rất linh hoạt.

Tổng quan chương trình: Intuit trả phí thuê xe cho Max và 3 thực tập sinh khác phải bắt taxi 30 phút từ khu nhà ở của công ty ở San Jose tới văn phòng ở Mountain View.

Các nhân viên thực tập ít nhiều đều được đối xử giống như những nhân viên toàn thời gian, đều có cố vấn nội bộ và tất cả mọi người đều sẵn sàng để giúp đỡ các nhân viên mới. Intuit cũng nỗ lực để giúp các thực tập sinh tìm hiểu được nhiều hơn về những gì đang làm và gặp gỡ mọi người qua các vòng kết nối, bao gồm cả workshop và nghe diễn thuyết.

5. Google

Vai trò: Thực tập sinh mảng kỹ thuật phần mềm.

Tốt nghiệp ngành: Khoa học máy tính, Đại học tư thục.

Quá trình ứng tuyển

Google

Năm thứ hai đại học, Aaron đã bắt đầu viết code chủ yếu bằng các ngôn ngữ chuyên dụng như Haskell và Clojure. Chính nhờ điều này mà cậu đã vượt qua được hai cuộc gọi phỏng vấn của Google, đồng thời chinh phục được bài test qua Google Docs một cách xuất sắc.

Quá trình thực tập

Khi đến văn phòng vào buổi sáng, cậu thường ăn sáng với một vài thực tập sinh khác trước khi chính thức làm việc. Khi cả team vào văn phòng, mỗi thành viên sẽ được dành một phút để đứng dậy và cập nhật tình hình về tiến độ công việc. Thời gian còn lại, từng người sẽ viết code, đặt câu hỏi và tương tác với các kỹ sư khác trong nhóm.

Kể từ khi làm việc tại Google, Aaron nhận thấy rằng mình đã cải thiện được cách đọc code được viết bởi các kỹ sư khác và hiểu được các thiết kế lớn hơn, đồng thời mường tượng được khi nào chúng sẽ được viết. Cậu nhấn mạnh rằng kỹ năng này rất quan trọng đối với công việc hiện tại bởi vì viết code trong một framework đã được thiết lập sẵn - tất cả mọi thứ đều đã được quy định - hoàn toàn khác với viết code ở trường – nơi các học sinh có thể xây dựng được thứ gì đó từ hai bàn tay trắng.

Giờ làm việc: Aaron thường đến công ty khoảng 9h và ở lại văn phòng cho đến gần giờ ăn tối. Sau đó, cậu sẽ đi ăn cùng đồng nghiệp tại một trong những quán café của Google hoặc cùng bạn bè trong thành phố.

Nghỉ ngơi tại Google

Tổng quan chương trình: Học tập thường xuyên là mối quan tâm chung tại Google. Ngoài ra, hai khía cạnh cốt lõi nhất muốn thành công trong quá trình thực tập tại công ty này đó là phải "biết yêu cầu sự giúp đỡ và hợp tác với đồng nghiệp để đạt hiệu quả tốt nhất".

Trong giai đoạn đầu của chương trình thực tập, Google cung cấp rất nhiều công cụ để hỗ trợ các kỹ sư "hợp tác ăn ý với nhau hơn, đọc và hiểu code dễ hơn" nên cuối cùng, họ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Vào mỗi ngày thứ hai, Aaron lại được gặp rất nhiều kỹ sư lâu năm tại Google và có cơ hội được trò chuyện cũng như đặt câu hỏi cho họ về mọi thứ.

Ngoài tài nguyên và cố vấn thì các văn phòng ở New York của Google cũng có rất nhiều xe scooter ở mỗi tầng. Thế nên, bạn có thể thấy rất nhiều nhóm đi cùng nhau trên những chiếc xe này qua sảnh lớn. Đây là cách rất hiệu quả để di chuyển trong một tòa nhà có diện tích lớn như vậy.

6. Intel

Vai trò: Thực tập sinh mảng kỹ thuật phần mềm và hệ thống.

Tốt nghiệp ngành: Kỹ thuật chế tạo máy, Ivy League.

Quá trình ứng tuyển

Sau khi biết được thông tin về chương trình thực tập qua một người bạn cùng lớp, Kevin đã ngay lập tức ứng tuyển và nhận được lời đề nghị phỏng vấn qua điện thoại. Trong buổi trò chuyện với hai nhà quản lý, cậu đã giới thiệu qua về bản thân mình cũng như mối quan tâm của bản thân đối với ngành công nghệ sản xuất các thiết bị đeo tay (wearable).

"Tôi nghĩ rằng cá nhân mình đã thể hiện được mối quan tâm và tò mò của bản thân về cách mà toàn bộ hệ thống này hoạt động".

Intel

Quá trình thực tập

Trong năm thứ nhất đại học, Kevin đã có được một nền tảng kiến thức vững chắc về chế tạo máy và phần mềm nên việc trở thành thực tập sinh xuất sắc tại Intel không có gì khó.

Trong quá trình đó, Kevin cũng đã được cộng tác với một nhà thiết kế có kinh nghiệm để xem xét các khía cạnh công nghệ của sản phẩm cũng như các thiết kế thực tế và chức năng của nó. "Tôi thực sự rất hứng thú ngay từ khi mới bắt đầu", Kevin nói. Cậu đã có cơ hội được tham gia vào buổi demo sản phẩm mà trước đó, đã đóng góp công sức phát triển.

Giờ làm việc: Thường, Kevin sẽ làm việc khoảng 40 giờ/tuần, từ 8 giờ sáng đến khoảng 5 giờ chiều, với khoảng 30 phút nghỉ ngơi để ăn trưa và chơi bida. Cậu chỉ làm việc ngoài giờ khi muốn hoàn thành dự án tại công ty mà không phải mang về nhà làm tiếp.

Tập thể dục tại Intel

Tổng thể chương trình: Mặc dù có rất nhiều thực tập sinh khác ngoài Kevin cùng làm việc tại một văn phòng nhưng văn hóa công ty vẫn được giữ vững.

Đa phần quản lý và nhân viên đều rất thân thiện, cởi mở như thể họ sẵn sàng lao vào chơi bida cùng với thực tập sinh. "[Không phải tất cả các thực tập sinh] đều giỏi về mọi thứ, chúng tôi luôn được động viên để thể hiện những gì chúng tôi biết hay những gì chúng tôi tìm ra".

Nếu Kevin không biết về ngôn ngữ lập trình, cậu sẽ dành thời gian sau giờ làm để tự học nó nhưng cũng yêu cầu sự giúp đỡ của quản lý, các thực tập sinh và đồng nghiệp khác – những người luôn sẵn sàng hỗ trợ khi cậu cần.

"Thật kỳ lạ khi họ vừa sẵn sàng giúp đỡ chúng tôi trong khi vẫn có thể tập trung vào dự án của họ".

7. Dell

Vị trí: Thực tập sinh mảng kỹ thuật phần mềm.

Tốt nghiệp ngành: Phần mềm máy tính, Đại học tư thục.

Quá trình ứng tuyển

Spencer gặp phụ trách bộ phận tuyển dụng của Dell trong một hội chợ việc làm của trường. Nhà tuyển dụng rất ưng ý với hồ sơ của cậu nên đã đặt lịch hẹn với cậu vào ngày kế tiếp. Trong buổi phỏng vấn, Spencer được hỏi về những hoạt động ngoài trường đã tham gia và cậu đã nhân cơ hội này để bày tỏ mối quan tâm của mình đối với công nghệ thực tế ảo.

Dell

"Anh ấy nhìn tôi như thể muốn nói rằng "chúng tôi không có bất cứ hoạt động nào liên quan đến thực tế ảo cả", nhưng [tôi nghĩ rằng] anh ta có thể đề cập đến một loại đam mê mà tôi có và anh ấy nghĩ đó là điều rất giá trị", Spencer nói.

Hai tuần sau đó, Spencer nhận được một cuộc gọi phỏng vấn cùng 4 ứng viên khác và cuối cùng, cậu được chọn.

Quá trình thực tập

Mặc dù Dell là một công ty công nghệ lớn nhưng địa điểm Spencer thực tập lại ở văn phòng của Dell tại Eden Prairie, Minnesota và tất nhiên, nó không thể so sánh với những văn phòng hoành tráng khác mà bạn đã từng được nghe đến tại thung lũng Silicon.

Những ngày làm việc đầu tiên tại Dell với Spencer cũng giống như nhiều sinh viên mới lần đầu đi thực tập khác. Cậu cũng phải làm các công việc hàng ngày và thường xuyên cập nhật thông tin lên hệ thống để quản lý có thể theo dõi.

Spencer nói rằng làm việc với những người ngồi cách xa nhau là thử thách lớn nhất. Tại văn phòng, cậu không được ngồi cạnh đồng nghiệp nào cả. Hơn thế nữa, vì team của cậu lại nằm rải rác ở các văn phòng tại New Hampshire, Texas và California nên đa phần đều trao đổi công việc qua Microsoft Link hoặc HipChat.

Thực tập tại Dell

Giờ làm việc: Môi trường làm việc khá linh hoạt. Thực tập sinh và nhân viên chính thức đều giống nhau, có thể đến sớm hoặc muộn theo ý thích miễn là hoàn thành công việc.

Tổng quan chương trình: Spencer nói rằng cậu đánh giá cao cách mà các quản lý tại Dell đối xử với thực tập sinh.

"Tôi cảm thấy họ đối xử với bạn không chỉ giống như là một nhân viên chính thức của Dell mà còn là một kỹ sư trong tương lai".

Cậu cũng có các buổi gặp gỡ thường xuyên với cả cố vấn riêng và quản lý. Họ có thể đặt câu hỏi về quá trình thực tập và dành cho cậu những lời khuyên hữu ích.

Ngoài công việc, đa phần nhân viên ở đây đều sẵn sàng trả lời các câu hỏi mà thực tập sinh không thể giải đáp, tuy nhiên, Spencer nói rằng tất cả những người mới đều phải khéo léo khi yêu cầu sự giúp đỡ.

Dell cũng rất chu đáo trong việc tổ chức các sự kiện dành cho thực tập sinh và nhờ vậy, cậu đã có cơ hội làm quen với 17 thực tập sinh khác và thiết lập mối quan hệ vững chắc để cùng hỗ trợ nhau trong công việc.

Thứ Bảy, 27/08/2016 10:00
11 👨 685
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kỹ năng Công việc