9 dấu hiệu cho thấy đã đến lúc bạn cần "nhảy việc"

Để có thể chọn lựa được một công việc phù hợp không phải là điều đơn giản, gắn bó lâu dài cũng như làm việc thoải mái lại càng khó hơn, thế nhưng đừng ngại ngần nghỉ việc nếu như bạn không cảm thấy thoải mái với một công việc nào đó nhé.

Bạn sợ phải đi làm mỗi ngày? Bạn cảm thấy chán ngán khi nghĩ tới những việc phải làm hôm nay? Đặc biệt vào những ngày mưa và ngày thứ 2 đầu tuần - những ngày làm cho tâm trạng của hầu hết mọi người trong số chúng ta trùng xuống. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy xuống tinh thần trong khi làm việc, sợ phải thức dậy mỗi buổi sáng hay không tìm thấy động lực nào để đi làm thì có lẽ công việc hiện tại không thể mang lại cho bạn niềm vui thích.

9 dấu hiệu cho thấy đã đến lúc bạn cần "nhảy việc"

Bên cạnh đó, khi có một mức lương ổn định, những suy nghĩ về thu nhập và hướng vào những việc gì đó chưa rõ ràng có thể khá đáng sợ đối với nhiều người. Đó là lý do vì sao có quá nhiều người vẫn mãi làm việc tại một vị trí không phù hợp, mặc dù nghiên cứu cho thấy chúng ta có thể sáng tạo, gắn bó lâu dài và làm việc hiệu quả hơn khi cảm thấy thoải mái tại chính nơi làm việc của mình.

Điều nguy hiểm của việc "ngồi yên" là sự nhàm chánthiếu chủ động trong khi trao đổi bảo đảm an toàn trong công việc. Khi ngừng quan tâm đến công việc hiện tại, không muốn làm những điều tốt nhất và thậm chí còn trở thành người khó tính - những đặc điểm trên có thể đang làm tổn hại đến tính chuyên nghiệp trong công việc của bạn đó. Để tìm được một công việc mà bạn thực sự yêu thích đó là trách nhiệm của bạn. Dưới đây là những dấu hiệu báo động bạn đang cảm thấy không còn hứng thú với công việc hiện tại và đã đến lúc "nhảy việc" rồi đó.

1. Bạn mắc phải "hội chứng sợ Chủ Nhật"

Bạn mắc phải "hội chứng sợ chủ nhật"

Hầu hết ai trong số chúng ta đều trải qua nỗi sợ hãi vào mỗi tối Chủ Nhật khi nghĩ đến việc phải đến công ty vào sáng hôm sau – đặc biệt là sau khi trải nghiệm một cuối tuần thực sự vui vẻ hoặc đang có một tuần mới siêu bận rộn chờ đợi phía trước. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều có ít nhất một lần hay một giai đoạn ngắn nào đó rơi vào tình trạng chán việc, chán đi làm. Nhưng nếu tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài, bạn ghét tất cả những giây phút có mặt tại công ty và đến công ty chỉ là miễn cưỡng thì chính là lúc bạn nên nghĩ về những bước nhảy tiếp theo trong sự nghiệp của mình. Bởi nếu thực sự cảm thấy ám ảnh và lo sợ đến mức này, thì công việc hiện tại không còn gì để bạn níu kéo nữa. Nó sẽ ngày càng làm cho bạn mệt mỏi và buồn chán hơn thôi.

Hãy suy nghĩ đến việc rời bỏ và tìm kiếm một công việc khác phù hợp hơn - một công việc mới, cơ hội mới, bắt đầu làm lại tất cả mọi thứ. Có thể công việc mới sẽ không đãi ngộ tốt như công việc cũ, nhưng biết đâu nó sẽ đem lại cho sự thoải mái và thư giãn hơn cho bạn. Bạn sẽ không còn cảm thấy đầu óc nặng nề khi mãi nghĩ suy đến những chuyện làm bạn băn khoăn nữa.

2. Bạn thường xuyên cảm thấy chán nản

Bạn thường xuyên cảm thấy chán nản

Dĩ nhiên, sẽ chẳng có một công việc nào làm cho ta mãi cảm thấy hồi hộp đến từng phút giây cả và thực tế tất cả chúng ta đều phải làm những nhiệm vụ mà chúng ta không thích. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy thờ ơ với hầu hết thời gian trong khi làm việc thì bạn cần lưu ý điều này nhé. Khi cảm thấy hoàn toàn tê liệt, mất cảm giác với công việc, bạn sẽ thấy mình không còn vui mừng hay hứng thú với bất kỳ dự án nào sắp tới nữa. Nếu không cẩn thận, sự thờ ơ của bạn với công việc sẽ lan sang tất cả các lĩnh vực khác trong cuộc sống.

3. Không phát triển được bản thân

Không phát triển được bản thân

Mọi người đều muốn biết rằng bản thân họ có thể đóng góp điều gì cho công ty theo một cách nào đó. Nếu cảm thấy chán nản về những tác động mà bạn đang làm (hoặc thiếu tính lý thuyết), hãy bắt đầu nghiên cứu về những thứ mà bạn cảm thấy hứng thú. Bạn có thể tìm thấy rằng việc tình nguyện cống hiến sẽ nuôi dưỡng linh hồn bạn và có thể duy trì công việc hiện tại của mình.

Hay bạn đang mắc kẹt trong công việc mà các kỹ năng của bản thân chẳng được dùng tới? Nếu vậy hãy bắt đầu tìm công việc khác phù hợp hơn. Bởi những kỹ năng không được mài dũa thường xuyên sẽ dần bị mai một nên đừng để lãng phí chúng vào công việc không phù hợp. Nếu không học thêm được kỹ năng mới, tầm nhìn mới hay cách làm mới trong vòng 6 tháng qua, hãy rời bỏ công việc hiện tại.

4. Bạn cảm thấy kiệt sức

Bạn cảm thấy kiệt sức

Bạn cảm thấy quá mệt mỏi căng thẳng, gần như là kiệt sức do bởi có quá nhiều việc cần phải làm trong khi không có đủ sự giúp đỡ thoả đáng. Nếu trách nhiệm của bạn yêu cầu bỏ lỡ bữa tiệc sinh nhật con cái và những mốc đánh dấu vô cùng quan trọng trong đời thì đó chính là lúc đáng báo động. Các chuyên gia không khuyên bạn từ bỏ công việc khi tình trạng này chỉ thỉnh thoảng diễn ra. Tuy nhiên, nếu công ty "bóc lột" sức lao động của bạn quá sức bằng những dự án và báo cáo liên miên khiến bạn cảm thấy gần như kiệt sức, hãy bảo vệ chính mình bằng việc tìm đến một môi trường làm việc tích cực hơn. Sống trong tình trạng luôn phải "chiến đấu hoặc từ bỏ" có thể để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng về mặt sức khỏe tâm thần và thể chất, chứ chưa đề cập đến cuộc sống cá nhân.

5. Công ty của bạn đang làm ăn đi xuống

Công ty của bạn đang làm ăn đi xuống

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể gặp phải những thời điểm khó khăn, nhưng nếu khách hàng rời bỏ, nhân viên bị sa thải và bạn không có niềm tin vào lãnh đạo của mình, thì bạn có thể cân nhắc một tương lai vững chắc hơn ở một nơi khác. Hơn thế, nếu không tin tưởng vào sếp hay công ty mình đang làm việc và cho rằng công ty dính líu tới các hoạt động phi đạo đức, hoặc tồi tệ hơn bạn cũng tham gia, thì đã đến lúc nên rời khỏi đó.

Bên cạnh đó, nếu không thực sự yêu thích và thoải mái, bạn không thể dành toàn vẹn dành 8 giờ mỗi ngày gắn bó với công việc. Chính vì vậy, hãy theo đuổi đam mê và tìm kiếm môi trường làm việc thuận lợi. Có thể bạn yêu thích công việc hiện tại, nhưng công ty của bạn đang làm ăn đi xuống sau nhiều thất bại. Hãy nỗ lực để góp phần vực nó dậy, nhưng cũng có thể dứt áo ra đi khi những cố gắng của bạn đang là vô nghĩa. Hãy nhìn nhận tình hình thực tế của công ty trước khi đưa ra quyết định thôi việc và tìm kiếm cơ hội mới ở môi trường khác.

6. Bạn không học hỏi được gì mới

Bạn không học hỏi được gì mới

Các nhà quản lý tốt nhất thường đầu tư vào việc phát triển kỹ năng cho nhân viên. Hãy yêu cầu những cơ hội nâng cao kỹ năng cho bản thân và tận dụng các cơ hội networking event tốt để làm quen, tìm kiếm cơ hội từ nhà tuyển dụng và các tổ chức để thúc đẩy sự tiến bộ các kỹ năng của bản thân.

7. Bạn không được đánh giá đúng năng lực

Bạn không được đánh giá đúng năng lực

Bạn đã sẵn sàng cho những thách thức mới trong công ty, nhưng trong tâm trí mọi người thì bạn vẫn mãi chỉ là trợ lý hành chính mà thôi. Những người quản lý thông minh luôn biết nhân viên có năng lực là những người chứng tỏ được sự quan tâm hoặc có năng khiếu trong các lĩnh vực khác nên cho phép họ khám phá những vai trò khác trong công ty. Nếu bạn luôn cảm thấy khả năng của mình không được khai thác hoặc tài năng không được sử dụng đúng mức, ý kiến không được lắng nghe thì hãy cân nhắc tìm một môi trường tốt hơn cho bản thân.

Nếu chưa bao giờ được thừa nhận, hãy đề nghị sếp thừa nhận những nỗ lực đó bằng chế độ lương thưởng cụ thể. Nếu họ cố tình "lờ" đi những đóng góp của bạn, đó là lúc bạn cần cho họ cảm thấy tiếc nuối vì đã không có biện pháp giữ một nhân viên tài năng.

8. Bạn cảm thấy lạc lõng

Bạn cảm thấy lạc lõng

Tất nhiên công sở là nơi nghiêm túc tuy nhiên bạn cũng phải có sự thoải mái nhất định. Mỗi công ty đều có kỷ luật riêng và chúng có thể khác nhau rất nhiều. Thậm chí, nếu bạn không dám cười to tại công ty, làm gì, nói gì cũng phải dè chừng thì hãy suy nghĩ nghiêm túc về việc rời bỏ nơi này. Hãy tìm kiếm một môi trường mà bạn có thể phát triển mạnh hơn.

Trong một công ty, bạn luôn bị cô lập với những người còn lại. Cảm thấy những việc mình làm hay đề xuất đều bị gạt bỏ, không được chấp nhận mà không có lý do rõ ràng, cụ thể, mọi cảm xúc cũng không được thấu hiểu và cảm thông. Điều này thật tồi tệ và có nghĩa bạn đã chọn sai môi trường làm việc rồi. Hãy thử đổi công ty, đổi một công việc mới cùng những người đồng nghiệp mới, biết đâu các mối quan hệ xã hội của bạn cũng được cải thiện hiệu quả hơn thì sao? Cuộc sống chỉ trở nên dễ dàng nếu bạn học được cách sống đơn giản, thoải mái, biết nhận thức và dừng lại được những việc sẽ chỉ đem lại cảm xúc tiêu cực cho mình.

9. Bạn ước làm được cái gì khác - bất cứ điều gì khác

Bạn ước làm được cái gì khác - bất cứ điều gì khác

Khi những suy nghĩ bị bế tắc ở công việc hiện tại là một điều khó khăn hàng ngày bạn phải đối mặt, làm cho bản thân và làm cho sếp là sự ưu tiên, hãy tìm vị trí phù hợp hơn dành cho bản thân mình. Trước khi chuyển việc, hãy chắc chắn rằng bạn đã chuẩn bị sẵn sàng cho công việc thay thế. Bạn có thể mất vài tháng để tìm một công việc khác hoặc chuẩn bị sẵn sàng cho chuyển đổi công việc hiện tại. Lý trí của bạn sẽ có câu trả lời rõ ràng nhất khi cảm thấy mọi thứ hiện tại không ổn. Nếu đã bắt đầu tìm việc, nghĩ về việc nghỉ làm vài lần và cảm thấy đây là điều nên làm – dù vẫn có những sợ hãi vô định – hãy nghe theo tiếng gọi từ bên trong mình và đi theo nó.

Một người tham gia vào nghiên cứu gần đây có đưa ra nhận định: "Mỗi công việc là một sự hy sinh". Điều đó là hoàn toàn đúng. Nhìn chung, đôi khi cuộc sống yêu cầu chúng ta làm những điều gì đó mà không phải lúc nào cũng vui vẻ, nhưng khi nguyên tắc và sức khỏe của bạn bị tổn thương, điều đó còn phụ thuộc vào sự chủ động của bạn. Điều này thường xuyên đưa ra cho bạn những thách thức và một trong số những thách thức đó giúp bạn tìm ra được vị trí phù hợp cho chính bản thân mình.

Tham khảo thêm một số bài viết:

Chúc các bạn vui vẻ!

Thứ Hai, 06/02/2017 13:30
31 👨 3.512
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kỹ năng Công việc