5 gợi ý giúp bạn có cách ứng xử thông minh, khéo léo khi bị sếp khiển trách

Bất kỳ ai, ở bất kỳ môi trường làm việc nào, việc hoàn thành hoàn hảo tất cả công việc được giao và làm hài lòng cấp trên một cách tuyệt đối là điều rất khó xảy ra. Vậy, khi bị sếp trách mắng bạn cần ứng xử như thế nào để cải thiện được hiệu suất công việc và ổn định tâm trạng cho bản thân và sếp?

Dưới đây là một vài gợi ý giúp bạn có thể có cách ứng xử thông minh, khéo léo nơi công sở khi không may bị sếp khiển trách. Mời các bạn tham khảo.

Bị sếp mắng

1. Giữ bình tĩnh bằng cách giữ nhịp thở đều trong suốt quá trình bị phê bình

Việc đầu tiên và quan trọng nhất là bạn phải giữ được bình tĩnh dù lúc đó bạn nghĩ rằng mình không làm sai điều gì. Thông thường, 90% quyết định sai lầm của con người đều được đưa ra trong lúc không bình tĩnh, tâm trạng bốc đồng, nóng giận. Vì vậy, bạn cần phải bình tĩnh, suy nghĩ thật kỹ trước khi làm hoặc nói bất cứ điều gì dể tránh sau này bản thân phải hối hận.

Vậy, làm sao để giữ được sự bình tĩnh? Theo nghiên cứu khoa học tâm trạng của con người sẽ trở nên tích cực hay tiêu cực có một phần phụ thuộc vào nhịp thở sinh học của cơ thể. Hãy giữ cho mình một cái đầu lạnh bằng cách thở đều đặn, tránh ngắt lời khi sếp đang nói. Hãy cố gắng bình tĩnh để nghe tất cả những lời nói của sếp và sẵn sàng tỏ rõ thái độ sẽ tiếp thu. Đó mới là một hành động thông minh trong trường hợp bị sếp mắng.

Hãy bình tĩnh và giữ một cái đầu lạnh khi bị sếp phê bình.
Hãy bình tĩnh và giữ một cái đầu lạnh khi bị sếp phê bình. Ảnh minh họa: Internet.

2. Suy nghĩ về những điều sếp phê bình

Khi bị sếp mắng bạn cũng không nên để bản thân rơi vào trạng thái bị động. Khi đã bình tĩnh, bạn hãy trở ngược lại vấn đề để suy xét xem những điều sếp nói là đúng hay sai, có điều gì đó hiểu lầm ở đây không… để có thể đưa ra ứng xử đúng đắn nhất.

Nếu sếp sai:

Trong trường hợp này, bạn hãy bình tĩnh và nhanh chóng xin một cuộc gặp riêng với sếp để trình bày những quan điểm của mình. Lưu ý, bạn cần phải hết sức cẩn trọng, luôn tỏ thái độ ôn hòa trong suốt cuộc nói chuyện để sếp có thể mở lòng và sẵn sàng nhận phần sai về mình, từ đó minh oan cho bạn. Quan trọng hơn là sau lần này, sếp sẽ rút ra kinh nghiệm, xem xét kỹ vấn đề trước khi quyết định phê bình nhân viên.

Lấy lại tinh thần và cố gắng làm việc tốt hơn nữa

Nếu bạn sai:

Việc bạn cần làm lúc này là dũng cảm đối mặt với những sai lầm của bản thân trong công việc và rút kinh nghiệm để tránh lặp lại sai lầm cũ. Đồng thời, hãy vượt qua nỗi ám ảnh và lấy lại tinh thần để tiếp tục cầu tiến hơn nữa trong công việc. Hãy thể hiện cho sếp của bạn thấy rằng bạn là một nhân viên biết tiếp thu ý kiến và luôn phấn đấu trong công việc.

3. Giải toả căng thẳng cho bản thân

Sau khi bị sếp phê bình, chắc chắn tâm trạng của bạn vẫn còn rất bức xúc, khó chịu. Vì vậy, bạn chưa cần quay lại ngay với công việc, bởi nếu tâm trạng chưa phục hồi mà làm việc, bạn sẽ dễ mắc phải những sai sót khác nữa trong công việc. Lúc đó, tình huống bạn gặp phải sẽ còn khó khăn hơn nữa.

Đừng để bản thân phải căng thẳng, sẽ ảnh hưởng tới công việc.
Đừng để bản thân phải căng thẳng, sẽ ảnh hưởng tới công việc.

Vì vậy, hãy dành 5 đến 10 phút để thư giãn, làm những điều mà bản thân thích thú như nghe 1 bài hát, 1 đoạn nhạc, xem một video hài hước… Nhưng bạn phải lưu ý đừng bị lôi cuốn vào những việc đó và giết chết thời gian quý báu của mình nhé.

4. Gạt bỏ nỗi ác cảm, ganh ghét

Trên thực tế, không phải ai cũng giữ được bình tĩnh, nhiều người thường tỏ thái độ cáu gắt vì cho rằng sếp đã động chạm đến lòng tự trọng của họ. Có thể bạn không tỏ rõ thái độ trước mặt sếp nhưng sau đó bạn vẫn giữ thái độ ác cảm, không thoải mái. Điều này khiến bạn không phát huy được hết công suất làm việc và dễ cáu gắt với đồng nghiệp xung quanh. Vì vậy, hãy trút bỏ những suy nghĩ tiêu cực để tập trung hoàn thành tốt công việc được giao để sếp nhận ra sự quan trọng của bạn ở công ty.

Tập trung cho công việc mới

5. Lập kế hoạch chinh phục nhiệm vụ mới

Rút kinh nghiệm từ sai lầm cũ, bạn hãy vạch kế hoạch để hoành thành công việc mới được giao. Hãy chứng minh cho sếp và đồng nghiệp thấy năng lực của bạn.

Thứ Bảy, 14/11/2020 09:21
4,49 👨 23.151
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kỹ năng Công việc