15 sự thật mà bất cứ ai cũng cần biết trước khi tính chuyện hôn nhân

Tình yêu thôi chưa đủ để tạo nên một hôn nhân bền vững.

Chúng ta có thể yêu say đắm một người nhưng khi đề cập đến chuyện cưới xin thì không ít người cảm thấy vô cùng lo lắng, băn khoăn và thậm chí là rất căng thẳng. Tại sao lại như vậy?

Mới đây, trên trang Business Insider, phóng viên, đồng thời là chiến lược gia Shana Lebowitz đã chia sẻ một bài viết rất thú vị về những sự thật liên quan đến hôn nhân mà không phải ai cũng biết. Cô cho rằng một câu hỏi mà ai cũng cần phải tự vấn mình trước khi tính chuyện "đại sự" này đó là "liệu hai bạn có thực sự sống được cùng nhau cả đời hay không?"

Lebowitz cũng nhấn mạnh tới ý của mình đó là việc cả hai bạn liệu có mê đắm nhau thực sự - ngay cả khi đối tác liên tục vứt quần áo bừa bãi trong nhà tắm hay dù không có khiếu hài hước nhưng họ vẫn luôn ở cạnh bạn, khiến bạn vui sau một ngày làm việc mệt nhọc.

Có lẽ, hôn nhân cũng cần sự trợ giúp của các nghiên cứu khoa học để lý giải những hiện tượng tâm lý và hành vi của con người, đồng thời để tìm kiếm các nhân tố cụ thể có thể tạo nên hay phá vỡ một mối quan hệ bền vững.

Hôn nhân

Trong khi chờ đợi các công bố chính thức thì hãy cùng tham khảo 15 sự thật về hôn nhân mà tác giả Lebowitz đã liệt kê ra dưới đây để phần nào có những cái nhìn thực tế hơn nhé.

1. Nếu kết hôn trước năm 23 tuổi, nhiều khả năng bạn sẽ ly dị sớm

Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2014 tại Greensboro thuộc Đại học Bắc Carolina cho thấy những nữ sinh Mỹ sống thử hoặc kết hôn năm 18 tuổi có tỷ lệ ly dị ngay sau thời gian đó khoảng 60%. Tuy nhiên, các cô gái chờ cho tới năm 23 tuổi mới lấy chồng hoặc sống thử thì tỷ lệ này giảm một nửa (30%).

"Các cặp đôi càng chờ đợi thời điểm phù hợp để thiết lập một sự cam kết nghiêm túc với nhau (sống thử hoặc kết hôn) thì cơ hội họ có được một cuộc hôn nhân thành công càng lớn" – theo một báo cáo trên tờ The Atlantic.

2. Giai đoạn "chìm đắm trong tình yêu" không kéo dài mãi mãi

Giai đoạn "tuần trăng mật" không kéo dài như nhiều người vẫn nghĩ.

Theo một nghiên cứu được tiến hành năm 2005 tại Đại học Pavia (Ý) thì khoảng thời gian hai người thực sự "chìm đắm trong tình yêu" chỉ kéo dài khoảng 1 năm. Sau giai đoạn này, mức độ của một chất hóa học có tên "nhân tố tăng trưởng thần kinh" (Nerve growth factor) liên quan tới việc tạo ra những cảm xúc lãng mạn dữ dội sẽ bắt đầu giảm.

Chia sẻ với tờ Business Insider, chuyên gia về các mối quan hệ và là nhà tâm lý học Helen Fisher nói rằng "không rõ ràng thời điểm chính xác cảm xúc "chìm đắm trong tình yêu" này sẽ bắt đầu mờ nhạt nhưng đằng sau nó đều có các lý do cho một sự phát triển hợp lý". Theo bà, bởi vì "xét về khía cạnh trao đổi chất trong cơ thể thì việc dành quá nhiều thời gian chỉ hướng đến một người trong trạng thái khao khát ở mức độ cao là điều rất 'tốn kém'".

3. Hai người hoặc có thể hợp nhau – hoặc không hợp nhau – xét về nhiều mức độ

Tình yêu

Quay trở về thời điểm những năm 1950 và 1960, nhà tâm lý học người Canada Eric Berne đã giới thiệu một mô hình 3 tầng giúp hiểu rõ hơn về bản sắc của một người. Ông nhận thấy mỗi người trong chúng ta đều có 3 "trạng thái của cái tôi" hoạt động cùng lúc:

  • Bố mẹ (The Parent): Những gì bạn được dạy.
  • Đứa trẻ (The Child): Những gì bạn cảm thấy.
  • Người lớn (The Adult): Những gì bạn học được.

Nếu đang trong một mối quan hệ với ai đó, bạn sẽ có liên quan đến một trong 3 tầng này:

  • Bố mẹ: Giá trị và niềm tin của bạn về thế giới của bạn có giống người ấy?
  • Trẻ con: Bạn có cảm thấy thú vị khi ở cạnh người ấy? Bạn có cảm thấy thoải mái không? Bạn có nghĩ về sự hấp dẫn của đối phương? Bạn có thích đi du lịch cùng họ?
  • Người lớn: Hai người có nghĩ những điều tốt đẹp về nhau? Hai người có ăn ý khi cùng giải quyết một vấn đề nào đó?

Trong khi sự cân đối giữa cả 3 lớp này được cho là lý tưởng thì mọi người thường thỏa thuận cùng nhau "tạo ra sự cân bằng giữa họ". Chẳng hạn, một người sẽ đóng vai trò chăm sóc tình yêu và người kia sẽ khiến tình yêu trở nên thú vị.

Mức độ mỗi "cái tôi" sẽ phát huy không giống nhau trong từng trường hợp và ở mỗi con người. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình hình thành tính cách của mỗi bên cũng như hạnh phúc hôn nhân nếu các đôi biết cách hòa hợp.

4. Hôn nhân hạnh phúc nhất khi hai người là bạn thân của nhau

Một nghiên cứu được tiến hành tại Văn phòng quốc gia về nghiên cứu kinh tế (Mỹ) vào năm 2014 đưa ra kết luận rằng tình bạn giữa vợ và chồng sẽ góp phần khiến hôn nhân trở nên hạnh phúc hơn.

Nghiên cứu cũng khẳng định hạnh phúc sẽ ngập tràn đối với các cặp đôi xây dựng được một tình bạn thân thiết. Tình bạn, như trong báo cáo đã viết, là cơ chế cốt lõi giúp giải thích mối quan hệ nhân quả giữa hôn nhân và cảm giác hài lòng trong cuộc sống.

5. Các cặp đôi càng sát nhau về tuổi, càng ít có khả năng ly hôn

Nghiên cứu với sự tham gia của 3.000 người Mỹ đã kết hôn cho thấy sự khác nhau về độ tuổi cso liên quan đến những xích mích trong cuộc sống vợ chồng.

Tác giả Megan Garber trong một bài báo trên tờ Atlantic đã viết:

"Chênh lệch 1 tuổi giữa một cặp đôi cũng đã làm tăng thêm 3% nguy cơ ly hôn (khi so sánh với những cặp vợ chồng bằng tuổi); chênh lệch 5 tuổi, nguy cơ ly hôn tăng lên 18 % và nếu khác nhau tới 10 tuổi thì rủi ro đổ vỡ trong quan hệ vợ chồng là 39%".

6. Nếu thấy hào hứng với những tin vui từ bạn đời thì bạn sẽ có một cuộc hôn nhân hạnh phúc

Vợ chồng

Theo nhiều nghiên cứu, các cặp đôi thể hiện sự vui mừng trước những tin tốt đẹp của bạn đời một cách chủ động (hơn là chủ động hoặc bị động phớt lờ nó) thì tỷ lệ có một mối quan hệ thành công càng cao.

7. Những cặp đôi không chia sẻ việc nhà với nhau thì giữa hai người càng nhanh chóng hình thành sự oán giận

Trong một cuộc thăm dò ý kiến, hơn 60% người Mỹ nói rằng làm việc nhà đóng vai trò cốt lõi để tạo nên một hôn nhân hạnh phúc.

Trong cuốn sách "It's Not You, It's the Dishes" (tạm dịch: Vấn đề không phải là bạn mà là những chiếc dĩa), đồng tác giả Paula Szuchman đã đề xuất một hệ thống mà mỗi người có thể "chuyên môn hóa" những việc nhà mà họ làm tốt nhất. Chẳng hạn như, nếu bạn rửa bát sạch, nhanh hơn thì hãy lựa chọn công việc đó.

8. Hôn nhân thời hiện đại có những tiêu chuẩn cao hơn so với trước

Nhà tâm lý học Eli Finkel đã nhận thấy rằng hôn nhân của người Mỹ đã trải qua 3 giai đoạn:

  • Hôn nhân định chế (Institutional marriage) – tính từ thời kỳ lập quốc cho đến khoảng năm 1850. Đa số các gia đình Mỹ thời điểm này làm nghề nông, do đó, những đòi hỏi trong hôn nhân thường xoay quanh các vấn đề hàng ngày, tiêu chuẩn là có được một chỗ ở ổn định và cuộc sống tương đối an toàn. Mối quan hệ tốt đẹp có được không hẳn là do từ tình yêu mà là do sự hòa thuận trong cuộc sống vợ chồng.
  • Hôn nhân có thỏa thuận (Companionate marriage) – từ khoảng năm 1851 đến 1965. Hôn nhân ở Mỹ thời kỳ này ngày càng chú trọng tới những điều cần phải có trong chuyện tình cảm như yêu, được yêu và những thử nghiệm để thỏa mãn đời sống tình dục.
  • Hôn nhân tự biểu hiện (Self-expressive marriage) – từ năm 1965 đến nay. Ngày nay, con người xem hôn nhân như con đường để tự khám phá chính mình, là nơi để biểu dương lòng tự trọng và phô diễn sự thăng tiến cá nhân. Tuy nhiên, về sau, quan niệm này đã có sự điều chỉnh để phù hợp với sự phát triển của xã hội.

Đối với các nước khác, nhìn chung, hôn nhân đều đã từng trải qua 3 giai đoạn phát triển này xét về một vài khía cạnh nào đó.

9. Bạn không bao giờ có thể hiểu được hoàn toàn bạn đời của mình

Sau khi hẹn hò với ai đó khoảng một năm, có thể bạn nghĩ rằng mình gần như đã hiểu được tất cả về họ, kể cả việc họ dùng kem đánh răng loại nào, thường xem chương trình gì và món ăn nào họ yêu thích nhất.

Tuy nhiên, có lẽ bạn không thể nào biết được họ rõ như bạn vẫn nghĩ.

Theo một nghiên cứu được thực hiện vào năm 1997, các cặp đôi sống cùng nhau trong một thời gian dài thường thể hiện sự tự tin rằng họ biết rõ về nhau. Tuy nhiên, điều này cũng chỉ ra rằng, độ dài (thời gian) của một mối quan hệ không phản ánh sự chính xác trong khẳng định đó.

Ngay cả khi những người tham gia được yêu cầu dự đoán bạn đời của họ sẽ đánh giá về họ như thế nào về sự thông minh, thể chất và độ hấp dẫn thì họ cũng chỉ đúng được khoảng 30% mà thôi.

10. Nếu phải thực hiện một bài "kiểm tra" về mối quan hệ hiện tại thì nhiều khả năng, bạn không hề tự tin

Tình cảm

Một nghiên cứu vào năm 2009 được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Denver cho thấy đa phần các cặp đôi, vì những lý do nào đó, thường trốn tránh việc thực hiện các bài đánh giá trước khi trở thành vợ chồng.

Riêng các cặp đôi đã tham gia bài test nhiều khả năng trải qua một loạt các cảm xúc tiêu cực. Chẳng hạn, trong số những người tham gia test thì đàn ông thường xuyên thất vọng và lo lắng nhiều hơn, trong khi phụ nữ lại bị nỗi sợ bị bỏ rơi ám ảnh. Cả hai nhóm này đều không hề tự tin trong mối quan hệ của họ.

Trong một nghiên cứu gần đây trên Psychology Today, một trong những tác giả nghiên cứu đã giải thích về ý nghĩa của những kết luận trên như sau:

"Dường như, nhiều người nghĩ về việc đánh giá mối quan hệ chỉ bằng hình thức sống thử, ở một vài mức độ nào đó, lại bằng điểm của bài test, họ hy vọng rằng kết quả này sẽ được cải thiện theo thời gian".

11. Nếu một người phụ thuộc bạn đời về mặt kinh tế thì nhiều khả năng người đó sẽ lừa đảo

Trái ngược với niềm tin phổ biến rằng lừa đảo, về cơ bản, ít xuất hiện ở những cặp đôi có thu nhập cao. Thực tế, mối liên hệ giữa thu nhập và sự không chung thủy còn mang nhiều sắc thái hơn thế.

Nghiên cứu gần đây từ Đại học Connecticut đề xuất rằng một người phụ thuộc bạn đời về mặt kinh tế có khả năng sẽ không còn giữ được sự chung thủy và điều này đặc biệt đúng với những người đàn ông sống dựa vào thu nhập của phụ nữ.

12. Chúng ta nghĩ rằng ai cũng là lừa đảo, trừ bạn đời

Bạn không thể tin bất kỳ ai – trừ bạn đời, có đúng thế không?

Tình yêu tan vỡ

Năm 2015, trường Đại học Calgary đã tiến hành một nghiên cứu và kết quả thu được là những sinh viên bị hấp dẫn bởi người khác giới (heterosexual) nghĩ rằng trung bình đối tác có khoảng 40% cơ hội để lừa đảo họ và có khoảng 9% số người tham gia nói rằng họ đã từng lừa ai đó.

13. Các cặp đôi trân trọng lẫn nhau thì nhiều khả năng sẽ có hôn nhân bền vững

Trên tờ Business Insider, Erin Brodwin đã nói rằng thái độ là chìa khóa cốt lõi để kéo dài các mối quan hệ.

Trong một nghiên cứu tại Chapel Hill thuộc Đại học Bắc Carolina, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu những người tham gia giữ những cuốn sổ nhật ký hàng ngày ghi lại những thứ mà bạn đời của họ đã làm cho họ và cách mà họ cảm nhận về chúng. Kết quả, các cặp đôi thể hiện sự biết ơn đối với bạn đời cảm thấy rằng mối quan hệ của họ rất vững chắc.

Trong khi đó, một loạt các khiên cứu khác được do Berkeley - một nhà nghiên cứu hiện đang làm việc tại Đại học California - làm trưởng nhóm chỉ ra rằng nhiều cặp đôi trân trọng lẫn nhau nhiều khả năng vẫn sẽ giữ được nhiệt huyết yêu đương trong khoảng 9 tháng sau đó.

14. Cuối cùng bạn sẽ nhận ra rằng bạn có những cá tính khác

Một khi đã bắt đầu sống cùng nhau, có lẽ, bạn sẽ nhận ra rằng bạn có những ưu tiên khác và có giới hạn trong khả năng chịu đựng, chẳng hạn như sự bừa bộn ở mức độ nào sẽ chấp nhận được và mức độ nào thì không.

Ellyn Bader – chuyên gia trị liệu cho các cặp vợ chống chia sẻ: "Mọi người có xu hướng bắt đầu chấp nhận một thực tế rằng họ thực sự là những con người khác biệt. Bạn khác với những gì bạn nghĩ về con người mình hoặc người mà bạn muốn trở thành. Chúng ta có những ý kiến, cảm xúc và mối quan tâm không hề giống nhau".

15. Tình dục - yếu tố cần thiết tạo nên sự hạnh phúc trong hôn nhân

Khi đề cập đến tình dục, chất lượng quan trọng hơn so với số lượng.

Jessica Orwig trong một nghiên cứu rất ấn tượng có tên Carnegie Mellon chia sẻ trên tờ Business Insider rằng có một mối liên hệ giữa tần suất bạn làm "chuyện ấy" với bạn đời và hạnh phúc mà bạn cảm nhận được.

Các nhà nghiên cứu đã chia các cặp vợ chồng thành 2 nhóm: trong khoảng 90 ngày, một nửa sẽ tiến hành làm "chuyện ấy" theo kế hoạch bình thường của họ (nhóm 1) và nửa còn lại sẽ tăng số lần lên gấp đôi so với nửa kia (nhóm 2). Sau đó, họ tiến hành đánh giá cảm xúc của mỗi nhóm sau thử nghiệm này và kết quả là nhóm thứ 2 ít cảm thấy hạnh phúc hơn nhóm 1.

Thứ Sáu, 19/08/2016 13:00
51 👨 855
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kỹ năng sống