Một nghiên cứu thống kê được thực hiện cho thấy rằng các cặp đôi nên kết hôn ở độ tuổi từ 28 đến 32 nếu không muốn ly hôn, ít nhất là trong 5 năm đầu sau khi kết hôn.
Trước khi tiếp tục đi vào giải thích: Đừng "chỉ trích" tôi nếu bạn đã qua độ tuổi này hoặc vẫn chưa kết hôn bởi đây chỉ là các số liệu thống kê và không tính cụ thể đến bất kỳ trường hợp cá nhân nào. Không ai đổ lỗi cho bạn. Bạn luôn là một người tuyệt vời và hoàn toàn đáng yêu.
Bây giờ, hãy tiếp tục xem toán học đã chứng minh vấn đề này như thế nào nhé!
Nghiên cứu này được thực hiện bởi Nick Wolfinger, một nhà xã hội học của trường Đại học Utah, và đã được Viện Nghiên cứu Gia đình công bố về tình trạng chung trước hôn nhân, chỉ ra rằng nếu không muốn phải ly dị sớm, các cặp tình nhân nên cưới ở độ tuổi từ 28 đến 32 tuổi, vì ở độ tuổi này trong 5 năm đầu có tỷ lệ ly hôn thấp hơn so với độ tuổi khác. Hơn nữa, các nhà xã hội học trước đây cho rằng việc chờ đợi lâu hơn có thể thấy sự gắn kết thường dẫn đến ổn định hơn và không có "thời hạn tiêu thụ".
Nick Wolfinger đã phân tích số liệu thống kê của các năm 2006-2010 và 2011-2013 của cơ quan Điều tra Quốc gia về Tăng trưởng Gia đình (National Survey of Family Growth - NSFG). Nick Wolfinger phát hiện ra rằng biểu đồ ly hôn có sự biến đổi rất thú vị. "Tỷ lệ ly hôn giảm khi cưới ở những năm gần cuối tuổi 20 và đầu những năm 30 (từ 28 đến 30 tuổi). Sau đó, tỷ lệ ly hôn lại tăng lên khi kết hôn ở gần cuối tuổi 30 hoặc ngoài 40 một chút", Nick Wolfinger có nói. Theo như nghiên cứu mỗi năm sau tuổi 32, tỷ lệ ly hôn lại tăng lên 5%. Như vậy, để có một hôn nhân bền vững tốt nhất bạn đừng nên cưới quá sớm, cũng đừng cưới quá muộn.
Slate gọi lý thuyết kết hôn của Goldilocks: "Bạn không phải quá trẻ, cũng không phải quá già".
Thực tế, có rất nhiều lý do để giải thích cho việc tại sao khi kết hôn ở độ tuổi từ 28 đến 30 lại mang đến cuộc sống hôn nhân lâu dài hơn: bởi ở độ tuổi này, chúng ta đã đủ chững chạc để hiểu rằng bản thân sẵn sàng để sống với nửa kia của mình chưa hay chỉ là sự hấp dẫn giới tính. Hơn nữa, ta cũng trải qua những quyết định quan trọng nhất của cuộc đời và đã biết sống có trách nhiệm. Đặc biệt, lúc này có thể đã đủ tài chính để hỗ trợ cho vợ hoặc chồng của mình khi cần.
Mặt khác, bản thân cũng ở trong độ tuổi vừa phải để có thể thay đổi các thói quen nhỏ trong phong cách sống và các vấn đề cá nhân cần thiết để sống chung với người khác. Và có lẽ lúc này vẫn chưa có vợ/chồng cũ hoặc con riêng nên có thể tập trung hoàn toàn và thành thật với gia đình của mình.
Nick Wolfinger nói rằng đường cong biểu đồ thống kê vẫn tồn tại "thậm chí sau khi kiểm soát được vấn đề tình dục, chủng tộc, cấu trúc gia đình, độ tuổi ở thời điểm khảo sát". Nick nghĩ rằng lý do có thể là do thiên vị sự lựa chọn. Hơn nữa, ông cũng cho biết thêm rằng những người chờ cho đến qua tuổi 30 mới kết hôn có thể là họ không chắc chắn rằng mình sẽ sống tốt với cuộc sống hôn nhân, vậy nên khi bạn cưới quá muộn thì khả năng bạn gặp phải những người có suy nghĩ như vậy là khá cao.
Tuy nhiên, những nhà xã hội học khác lại có phần không đồng tình với ý kiến này. Philip Cohen, nhà xã hội học tại trường Đại học Maryland đã sử dụng thông số dữ liệu khác từ cơ quan Khảo sát Cộng đồng Mỹ, và chỉ ra rằng: "Lớn tuổi hơn không đồng nghĩa với việc hôn nhân sẽ không bền vững". Theo như phân tích của Philip Cohen thì độ tuổi hoàn hảo để kết hôn nếu không muốn ly dị sẽ là 45 đến 49, đây cũng là lý do mà Philip Cohen nói thêm rằng mọi người không nên đưa ra những quyết định quan trọng trong cuộc sống dựa trên thông số phân tích trên Internet. Mặc dù vậy, thực tế cuộc sống cho thấy không có nhiều người kết hôn vào độ tuổi này.
Sự thật: Ly hôn là một vấn đề xã hội rất khó để theo dõi. Nhiều nơi đã từ chối thu thập dữ liệu về vấn đề này. Và kể từ đó số lượng các cặp đôi chọn sống chung với nhau ngày càng tăng, mặc dù chưa có sự chấp thuận của chính phủ, sự tính toán về ly hôn ngày càng trở nên kém hữu ích hơn, một cách để đo lường sự ly hôn của các cặp gia đình.
Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề hiển nhiên được các nhà nghiên cứu đồng ý, đó là việc có bằng đại học và có kinh tế ổn định sẽ giảm khả năng ly dị, và đính hôn trước khi cưới cũng như không có con trước khi cưới cũng sẽ tăng khả năng sống chung bền vững với nhau. Chắc hẳn bạn có thể tin tưởng vào hai yếu tố này.
Tác giả: Belinda Luscombe
Tham khảo thêm một số bài viết:
- Toán học chứng minh: 26 tuổi là thời điểm tốt nhất để lập gia đình!
- 9 bức ảnh cho thấy cuộc sống thay đổi "chóng mặt" sau khi kết hôn
- 15 sự thật mà bất cứ ai cũng cần biết trước khi tính chuyện hôn nhân
Chúc các bạn vui vẻ!