Sẽ chẳng bao giờ là thừa khi biết trước những kỹ năng tự bảo vệ tính mạng của mình bởi nguy hiểm có thể ập đến bất ngờ. Vậy làm thế nào để tự bảo vệ mạng sống của mình đề phòng những tình huống nguy hiểm xảy ra? Hãy cùng chúng tôi tham khảo 10 kỹ năng bảo vệ mạng sống trong bài viết dưới đây nhé!
- 17 kỹ năng sinh tồn quan trọng bạn cần phải biết để tự cứu sống chính mình
- 13 mẹo vặt giúp bạn "sống sót" qua những tình huống nguy hiểm
- 10 mẹo sơ cứu đơn giản nhưng 90% mọi người vẫn thường làm sai
Tất cả chúng ta đều không hy vọng mình sẽ rơi vào tình huống nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, những rắc rối bất ngờ luôn xuất hiện mà chẳng bao giờ báo trước cho chúng ta biết. Bạn không thể biết khi nào hoặc liệu bạn có gặp phải tình huống nguy hiểm hay không. Nhưng có những thứ nhất định có thể giúp bạn giữ an toàn nếu thấy mình đang trong tình huống nguy hiểm.
Có thể bạn từng nghe nói rằng "ngu dốt là hạnh phúc", nhưng nó không đúng trong trường hợp này. Dù muốn hay không muốn thì những tình huống nguy hiểm như xả súng hàng loạt và cuộc tấn công khủng bố hiện nay xảy ra thường xuyên.
Chính vì thế, hãy luôn nắm vững những bí kíp thoát hiểm trong tình huống nguy cấp để bảo tồn tính mạng cho chính mình và những người xung quanh.
1. Quan sát kỹ xung quanh
© shutterstock
Thật không may, các tay súng thường nhắm mục tiêu đến những nơi công cộng, đặc biệt là những sự kiện nhất định. Chính vì vậy, lối thoát hiểm là nơi đầu tiên mà chúng ta cần tìm hiểu. Khi tới bất kỳ nơi công cộng hoặc sự kiện nào, hãy dành vài phút để quan sát xem lối thoát hiểm ở đâu. Đây là thói quen tốt giúp thoát hiểm trong những vụ cháy, động đất, cuộc tấn công bất ngờ hay chỉ đơn giản là khi bạn muốn ra ngoài. Ngoài lối thoát hiểm ra thì cửa sổ cũng là phương án thoát hiểm hàng đầu.
2. Xác định xem có phải thật hay không?
© depositphotos
Nếu thứ mà họ đang cầm trên tay trông giống một khẩu súng hoặc xảy ra cuộc tấn công, rất có thể đó là một tình huống nguy hiểm. Và an toàn là trên hết.
3. Chạy theo đường thẳng
Bản năng của con người là luôn bỏ chạy khi cảm thấy nguy hiểm. Hành động này chẳng phải sự hèn nhát hay thiếu dũng cảm bởi điều quan trọng nhất chính là mạng sống của bạn. Mọi thứ đều có thể thay thế được - ngoại trừ tính mạng.
Đừng quên rằng cửa sổ là một sự lựa chọn tốt để thoát ra ngoài. Bạn có thể bị thủy tinh cứa chảy máu hoặc gãy chân nhưng có thể dễ dàng chữa lành hơn so với thiệt hại từ một viên đạn gây ra. Thay vì cứ chạy tán loạn theo đường zig-zag, hãy chạy theo đường thẳng càng nhanh càng tốt để không bị va chạm vào người khác. Tuy nhiên, hãy cẩn thận nếu người cầm súng nhìn thấy bạn.
4. Tìm chỗ nấp nếu không có lối thoát
© depositphotos
Trong trường hợp không tìm được lối thoát, hãy tìm chỗ trốn. Đừng quên kiếm vật nặng để chặn cửa, ngăn kẻ tấn công lại gần bạn. Chỉ cần kéo dài thời gian cách xa kẻ tấn công là bạn đã có thêm cơ hội được cứu rồi.
Khi đã ẩn nấp yên vị, hãy tắt chuông các thiết bị có thể gây ra tiếng động. Bởi đó chính là dấu hiệu giúp kẻ tấn công tìm ra bạn,
5. Tìm đồ vật để tự che chắn
© depositphotos
Hãy quên đi những cảnh gay cấn trong phim. Những thứ như ghế, cửa hoặc xe hơi sẽ không ngăn được một viên đạn bởi chúng ta không phải mình đồng da sắt. Chỉ cần một vết rách cũng đủ khiến chúng ta cảm thấy đau nhói rồi.
Trong trường hợp bị tấn công, hãy lấy bất cứ thứ gì có thể che chắn được cho cơ thể và những vùng yếu điểm để tự bảo vệ chính mình. Bê tông hoặc tường gạch luôn là lựa chọn tốt. Dĩ nhiên khi chúng có sẵn. Nhớ tắt bất kỳ tiện ích nào có thể gây ra tiếng ồn.
6. Gọi điện thoại cầu cứu
Dù trong bất cứ hoàn cảnh nguy hiểm nào, hãy giữ bình tĩnh nhất có thể. Sau khi kết nối liên lạc, bạn đừng quên chỉ ra nơi mình đang mắc kẹt.
Điều này nghe có vẻ đáng ngạc nhiên, nhưng theo số liệu thông kê cho thấy bạn sẽ phải mất khoảng 10 phút để gọi điện đến các dịch vụ khẩn cấp. Sử dụng điện thoại cố định có thể giúp dịch vụ hỗ trợ xác định nhanh chóng vị trí của bạn.
7. Tìm vũ khí chống trả
Tự vệ là bản năng sinh tồn của con người. Cho dù kéo, ô, cây chổi cũ hoặc thậm chí một tách cà phê nóng cũng có thể là vũ khí tự vệ. Nếu các bạn đi đông người, hãy cùng hợp sức lại để tạo thành một nhóm. Mỗi người làm một việc từ gọi cứu hộ, chặn kẻ tấn công cho tới tìm kiếm vũ khí...
Trong trường hợp không tìm thấy vũ khí, hãy dùng tay chân. Tưởng tượng đó là một trận đấu boxing nảy lửa và bạn phải thắng vì mạng sống của chính mình.
8. Chiến đấu
© depositphotos
Chiến đấu là sự lựa chọn cuối cùng khi không có cách nào khác. Hãy nhắm vào mắt và mặt của đối phương để tấn công. Đừng lo lắng về chuyện chiến thắng hay thất bại - bạn chỉ cần có thời gian để trốn thoát. Đánh lạc hướng đối phương và bỏ chạy. Nhớ rằng đây không phải một trận đấu quyền anh. Bạn không cần giành chiến thắng, bạn cần sống sót.
9. Cứu người
© depositphotos
Nếu ai đó trông có vẻ mất phương hướng hoặc quá sợ hãi, hãy giúp đỡ họ nếu bạn có thể. Giữ lấy người đó khi họ bắt đầu chạy, trấn tĩnh và khuyến khích họ hợp tác với bạn. Nhớ giữ sự an toàn cho bản thân mình. Đừng đặt bản thân vào tình huống rắc rối thay cho ai đó.
10. Học các kỹ năng mới
© shutterstock
Có thể là một ý tưởng tốt để tham dự khóa học quân đội. Bạn sẽ học được cách tự bảo vệ chính mình, thoát khỏi nguy hiểm và sử dụng các đồ vật thông thường để bảo vệ bản thân. Nếu bạn chưa bao giờ làm như thế, đừng lo lắng. Bạn sẽ rất ngạc nhiên về những gì bản thân có thể làm. Nó có thể sẽ giải quyết được những khó khăn trong tình huống nguy hiểm.
Không có gì quan trọng hơn cuộc sống. Nếu bạn nghĩ chúng tôi đã bỏ lỡ điều gì đó, vui lòng thêm nó vào phần bình luận bên dưới. Hãy chia sẻ bài viết này với bạn bè và gia đình bạn. Chúng tôi muốn tất cả các bạn được an toàn.
Tham khảo thêm một số bài viết:
- 5 kỹ năng sinh tồn cứ nghĩ là đúng, nhưng nó lại hoàn toàn sai bét và có thể giết chết bạn
- 8 mẹo vặt cuộc sống cần ghi nhớ giúp bạn luôn an toàn
- Làm thế nào để sống sót khi động đất xảy ra?
Chúc các bạn vui vẻ!