Nikola Tesla - một trong những nhà phát minh lỗi lạc nhất lịch sử loài người

Trong lịch sử, chúng ta luôn ghi nhận Thomas Edison là nhà phát minh vĩ đại nhất trừ trước đến giờ tuy nhiên ngay trong thời đại của ông cũng có một nhà phát minh tài năng không kém. Đó chính là Nikola Tesla.

Nikola Tesla (chữ Kirin Serbia: Никола Тесла) sinh ngày 10 tháng 7 năm 1856 và mất vào ngày 7 tháng 1 năm 1943. Ông là một nhà phát minh, nhà vật lý, kỹ sư cơ khí và kỹ sư điện người Mỹ gốc Serb. Vì tính cách lập dị và những tuyên bố kỳ lạ và khó tin về sự phát triển của khoa học kỹ thuật, Tesla bị cô lập và bị coi là một nhà bác học điên lúc cuối đời.

Cuộc đời nhà khoa học Nikola Tesla

Nikola Tesla là ai?

Suốt quãng đời của mình, Nikola Tesla được biết đến là nhà khoa học với nhiều đóng góp mang tính cách mạng trong các lĩnh vực điện và từ trường trong cuối thế kỷ 19 đầu thế kỉ 20. Các phát minh của Tesla và các công trình lý thuyết đã làm nên cơ sở của hệ thống phát điện xoay chiều, bao gồm cả hệ thống phân phối điện nhiều pha và động cơ điện xoay chiều - alternating current (AC), động cơ điện, đài radio, đèn huỳnh quang, tia laser, điều khiển từ xa, và vô vàn thứ khác nữa.

Những phát minh của ông không phải cái nào cũng được đón nhận, bởi nhiều phát minh của ông có những cái vô cùng khó hiểu, như một thứ tia tử thần với sức công phá khủng khiếp, và một “bức tường lực” không thể xuyên phá, có tác dụng như một rào chắn chống kẻ xâm lược. Phát minh này đến này nay nhiều người cũng không chắc chắn nó đã từng được áp dụng hay chưa?

Để hiểu rõ hơn về ông, dưới đây sẽ là chút tiểu sử cuộc đời Nikola Tesla sẽ giúp bạn hiểu thêm về ông và những phát minh lỗi lạc đi trước thời đại.

Tiểu sử cuộc đời và con người Nikola Tesla

Nikola Tesla sinh ngày 10 tháng 7 năm 1856 ở nước Áo, sắc tộc Serb. Cha là một linh mục, mẹ là một phụ nữ tài năng, bà có thể tạo ra các thiết bị cơ khí thủ công dùng trong gia đình. Mẹ Nikola yêu thơ ca, có trí nhớ tốt. Nikola tin rằng mình được thừa hưởng gen thông minh từ mẹ.

Một nhà khoa học lập dị

Khi bắt đầu lên Đại học, ông chọn nghiên cứu vật lý và toán học là ngành ông yêu thích để theo học, thế nhưng sau một thời gian, niềm đam mê với ngành điện học trỗi dậy trong ông, và lúc này ông quyết định chuyển hẳn sang nghiên cứu điện học.

Ông đã theo học tại trường Realschule năm 1873, Viện Bách khoa Khoa học và Kỹ thuật tại Graz, Áo và Đại học Prague. Sau khi tốt nghiệp, ông tiếp tục đưa đam mê về điện của mình vào công việc, nhận làm một kỹ sư điện tại một công ty điện thoại ở Budapest hồi năm 1881.

Vào một ngày đẹp trời, khi đang đi dạo cùng với một người bạn ở công viên, ông bất ngờ nảy ra ý tường phát minh ra một motor cảm ứng điện. Motor cảm ứng điện này được ông chế tạo thành công vào năm 1883, khi ông đang sinh sống ở Strasbourg, Pháp. Chiếc motor điện này sử dụng dòng điện xoay chiều và cung cấp năng lượng thông qua cảm điện từ.

Thế nhưng, sản phẩm mới mẻ này của ông lại không được một nhà đầu tư nào ở Châu Âu chú ý tới. Không chịu khuất phục khó khăn, Tesla quyết định tìm đến một vùng đất mới để tìm cho mình những cơ hội mới và nơi ông đặt chân đến là đất nước Mỹ.

Ông có những phát minh vô cùng độc đáo đi trước thời đại

Một con người tài năng nhưng tính cách lập dị

Ngoài những phát minh kỳ lại thì cuộc sống của Tesla cũng khá lập di, đã có lúc, Tesla từ chối mọi loại thức ăn rắn. Ông chỉ sử dụng mật ong, uống sữa và uống một loại dung dịch rau tự làm từ A-ti-sô và cần tây.

Không bao giờ ngủ hơn hai tiếng một ngày

Không bao giờ ngủ hơn hai tiếng một ngày

Có lẽ sự mất trí của một thiên tài như Nikola một phần xuất phát từ làm việc với cường độ cao. Nhà phát minh tuyên bố rằng ông không bao giờ ngủ hơn hai tiếng một ngày. Và cao điểm ông từng làm việc 84 giờ liên tục không nghỉ. Công việc nghiên cứu, thử nghiệm, ghi chép với những dòng điện, sóng, máy móc cứ không ngừng hấp dẫn ông. Ông thường ở lại cả đêm, đèn sáng trưng trong phòng thí nghiệm, chốc chốc vang lên những âm thanh lạ lùng khiến cả khu phố thức giấc. Đỉnh điểm là có lần cảnh sát còn gọi điện nhắc nhở kỹ sư điện người Mỹ gốc Serb giữ trật tự.

Phụ tá phòng thí nghiệm cho biết Nikola thường trải qua những giấc ngủ ngắn, chập chờn và có khi những phát minh nảy sinh trong giấc mơ của con người kỳ lạ ấy. Có lúc ông quá kiệt sức, đổ sụp trên bàn làm việc và ngủ li bì.

Những thành tựu của Nikola Tesla

Năm 1882, Tesla khám phá ra từ trường xoay chiều, quy luật vật lý đã tạo nên nền móng cơ bản cho mọi thiết bị chảy dòng điện xoay chiều

Nhờ quy luật này mà ông đã tạo nên motor cảm ứng. Qua đó ông đã chỉ ra được phương thức tạo, truyền, phân phát và sử dụng năng lượng điện.

Trong khi đang nghiên cứu tại phòng thí nghiệm ở New Jersey, Tesla và Edison đã có một cuộc tranh luận rất nhiều về vấn đề đâu mới là loại dòng điện tốt nhất.

Người phát minh ra dòng điện xoay chiều

Cuộc tranh luận này xảy ra khi 2 nhà khoa học lại đưa ra những ý kiến riêng của mình. Với Edison ưa sử dụng dòng điện một chiều – direct current (DC), dòng điện chỉ chạy về một hướng còn Tesla lại có thiên hướng sử dụng dòng điện xoay chiều – alternating current (AC). Cuộc nội chiến giữa các dòng điện diễn ra, và mãi về sau này, Tesla mới thực sự là người chiến thắng khi dòng điện xoay chiều của ông hiệu quả hơn.

Bắt tay với rất nhiều những nhà tư bản công nghiệp, trong đó có George Westinghouse. Hai người đã cùng nhau thiết lập nên một mạng lưới điện trên khắp nước Mỹ.

Vào năm 1888, Tesla viết một bài phân tích kinh điển có tên “Một hệ thống mới của motor và biến thế điện xoay chiều”, trong bài viết này của mình, ông đã giới thiệu về hệ thống điện mới của mình. George Westinghouse người đứng đầu Công ty Điện lực Westinghouse ở Pittsburgh và cũng là một nhà phát minh khoa học, đọc được bài viết này của ông và ngay lập tức ông đã bị lôi cuốn bởi phát minh này.

Tháng 5/1888, George Westinghouse đã mua bản quyền bằng sáng chế đối với hệ thống nhiều pha của Tesla gồm máy phát điện xoay chiều, máy biến áp và động cơ. Giao dịch này đã gây ra một cuộc tranh giành quyền lực khốc liệt với hệ thống điện một chiều của Edison; và phương pháp sử dụng dòng điện xoay chiều Tesla-Westinghouse, cuối cùng đã giành chiến thắng.

Đến ngày nay, hệ thống dòng diện xoay chiều của Tesla vẫn được xem là quy chuẩn phân phát điện trên toàn thế giới.

Bên cạnh nguồn điện, ông còn phát minh ra cuộn cảm ứng điện

Để xoa dịu nỗi sợ hãi của mọi người về dòng điện xoay chiều, Tesla đã tổ chức các cuộc triển lãm trong phòng thí nghiệm của mình, trong đó ông thắp sáng đèn bằng cách cho dòng điện chạy qua cơ thể. Ông thường xuyên được mời giảng dạy trong và ngoài nước.

Để có thể được tự do phát huy trí tuệ sáng tạo, Tesla đã tự thành lập ra phòng thí nghiệm của mình. Ông đã thử nghiệm đồ thị bóng tối tương tự như những đồ thị mà sau này được Wilhelm Röntgen sử dụng khi ông phát hiện ra tia X vào năm 1895. Tesla thực hiện vô số thí nghiệm bao gồm nghiên cứu về đèn nút carbon, về sức mạnh cộng hưởng điện và trên nhiều loại ánh sáng khác nhau.

Giấc mơ thời thơ bé của Tesla là thu được năng lượng thủy điện từ con thác Niagara

Westinghouse đã sử dụng hệ thống điện xoay chiều của Tesla để thắp sáng Triển lãm Columbian Thế giới tại Chicago năm 1893. Thành công này là yếu tố giúp họ giành được hợp đồng lắp đặt máy điện đầu tiên tại Thác Niagara.

Năm 1895, ông xây dựng nhà máy thủy điện đầu tiên tại con thác này, vươn tới giấc mơ thời thơ ấu của mình và đặt một dấu mốc chiến thắng cho dòng điện xoay chiều. Dự án đã mang điện tới Buffalo vào năm 1896 và người ta dựng tượng của Tesla trên Đảo Goat, nằm trong khu vực Thác Niagara để tưởng nhớ tới nhà phát minh vĩ đại.

Bên cạnh nguồn điện, ông còn phát minh ra cuộn cảm ứng điện - một thiết bị có thể sử dụng rộng rãi trong radio, hay TV và nhiều thiết bị điện khác

Trở lại năm 1891, Tesla phát triển một cuộn cảm điện có thể phát ra dòng điện xoay chiều có tấn số cao, mà ngày được sử dụng rộng rãi trong các máy phát thanh, truyền hình và các thiết bị điện tử khác. Năm đó cũng đánh dấu ngày Tesla nhập quốc tịch Mỹ và cuộn cảm ứng điện được đặt tên là cuộn Tesla.

Ông sử dụng nó trong các thí nghiệm tạo sét, trong việc chế tạo tia X-quang và tìm cách truyền năng lượng mà không cần dây. Sau này, cuộn Tesla trở thành công nghệ cơ bản trong radio và TV. Hiện giờ, cuộn Tesla được sử dụng nhiều trong giáo dục và giải trí - người ta có thể tạo nhạc bằng cuộn Tesla.

Cuộn Tesla

Năm 1869 Tesla đăng ký bằng sáng chế cho hệ thống radio

Chúng ta thường nhớ tới Guglielmo Marconi người đã có công phát minh ra chiếc radio và tạo ra đường truyền tín hiệu radio vượt biển Đại Tây Dương vào năm 1901. Nhưng người tạo ra nền móng, ý tưởng của chiếc radio đó lại không ai khác là Tesla. Nhờ có Tesla mà Marconi sau này mới có thể phát minh ra được chiếc radio.

Năm 1898, Tesla công bố phát minh ra chiếc thuyền viễn thông tự động được dẫn hướng bởi điều khiển từ xa. Khi có nhiều sự hoài nghi nổi lên, Tesla đã chứng minh tuyên bố của mình trước đám đông ở Madison Square Garden.

Tại Colorado Springs, Colorado, nơi ông ở từ tháng 5 năm 1899 cho đến đầu năm 1900, Tesla đã thực hiện được điều mà ông coi là khám phá quan trọng nhất của mình - sóng cố định trên mặt đất. Bằng khám phá này, ông đã chứng minh rằng Trái đất có thể được sử dụng làm chất dẫn điện và tạo ra sự cộng hưởng ở một tần số điện nhất định. Ông cũng thắp 200 ngọn đèn không dây từ khoảng cách 40km và tạo ra tia sét nhân tạo, tạo ra những tia sáng dài 41 mét.

Nikola Tesla trong phòng thí nghiệm của ông ở Colorado Springs
Nikola Tesla trong phòng thí nghiệm của ông ở Colorado Springs, Colorado, vào tháng 12 năm 1899. Tesla tạo dáng với “máy phát phóng đại” của mình, có khả năng tạo ra hàng triệu volt điện. Dòng điện được hiển thị có chiều dài 6,7 mét

Có lúc, ông chắc chắn rằng mình đã nhận được tín hiệu từ một hành tinh khác trong phòng thí nghiệm ở Colorado của mình, một tuyên bố đã vấp phải sự chế nhạo trên một số tạp chí khoa học.

Năm 1900, Tesla bắt đầu xây dựng ở Long Island một trạm truyền dẫn không dây (ngày nay gọi là Tháp Wardenclyffe hay Tháp Tesla)

Tesla đã mơ ước một thế giới không tồn tại dây dẫn điện phức tạp mà sử dụng hệ thống một tháp truyền điện và năng lượng không dây tới mọi ngõ ngách trên thế giới. Và tháp Wardenclyffe được xây dựng ở New York nhằm hiện thực hóa viễn cảnh này. Tháp cao 29m, được xây dựng với số vốn 150.000 USD từ nhà tài trợ Mỹ J. Pierpont Morgan.

Tháp Wardenclyffe hay Tháp Tesla
Tháp Wardenclyffe hay Tháp Tesla

Tesla tuyên bố ông đã đảm bảo khoản vay bằng cách chuyển nhượng 51% quyền sáng chế về điện thoại và điện báo cho Morgan. Ông kỳ vọng sẽ cung cấp thông tin liên lạc trên toàn thế giới và cung cấp các phương tiện để gửi hình ảnh, tin nhắn, cảnh báo thời tiết và báo cáo chứng khoán.

Ngọn tháp này được coi là bước cuối cùng trong hệ thống điện không dây của Tesla, và được kết hợp với phát minh máy thu năng lượng vũ trụ. Nếu thành công, thế giới sẽ được sử dụng điện miễn phí và không giới hạn chỉ bằng một cái antenna thu năng lượng ở đầu cuối.

Tuy nhiên sau 17 năm xây dựng (đến năm 1917), dự án tháp đã bị đình chỉ vì khủng hoảng tài chính, rắc rối về lao động và việc Morgan rút hỗ trợ. Đó là thất bại lớn nhất của Tesla.

Công việc của Tesla sau đó chuyển sang tua-bin và các dự án khác. Vì thiếu kinh phí nên những ý tưởng của ông vẫn còn trong sổ ghi chép và vẫn được những người đam mê nghiên cứu để tìm ra manh mối chưa được khai thác. Năm 1915, ông vô cùng thất vọng khi báo cáo cho rằng ông và Edison cùng nhận giải Nobel là sai lầm. Tesla là người nhận Huân chương Edison năm 1917, vinh dự cao nhất mà Viện Kỹ sư Điện Hoa Kỳ có thể trao tặng.

Tình yêu và những mơ ước của Tesla

Tesla cũng mơ tới hai giấc mơ giả tưởng và chỉ vẫn mãi là mơ một tia tử thần có sức công phá kinh người (có khả năng phá hủy 10.000 máy bay ở khoảng cách 400km), và một bức tường lực không thể xuyên phá nhằm ngăn bước tiến của quân xâm lược.

Và đó chính là lý do tại sao FBI theo dõi rất kỹ Nikola Tesla trong suốt thời gian ông làm việc tại Mỹ. Vụ việc này hoàn toàn được giấu kín trước con mắt tò mò của dư luận, nhưng họ đã công bố sự thật này hồi năm 2011, thông qua 250 trang hồ sơ mật.

Tesla chỉ cho phép mình có một vài người bạn thân, trong số đó có các nhà văn Robert Underwood Johnson, Mark Twain và Francis Marion Crawford. Ông khá thiếu thực tế trong các vấn đề tài chính và là một người lập dị, nhưng lại có cách cảm nhận bằng trực giác những bí mật khoa học ẩn giấu, và sử dụng tài năng sáng tạo của mình để chứng minh giả thuyết của mình.

Tesla chưa bao giờ lấy vợ, nhưng đã có lần ông tuyên bố mình yêu một con bồ câu trắng

Trong những năm cuối cuộc đời, Tesla dành thời gian của mình nuôi dưỡng chim bồ câu, nó là một phần thiết yếu trong mắt nhà phát minh. Theo lời ông đó là một con chim đẹp, lông trắng tinh khiết với một chút màu xám ánh lên trong đôi cánh của nó.

Nikola Tesla đã yêu một con chim bồ câu

Chim bồ câu rất quấn quýt Tesla và khi ông ta gọi thì nó đến. Một lần lúc bồ câu trắng bị bệnh, ông trải qua nhiều ngày trên giường với nó, chăm sóc đến lúc “cô ấy” khỏe lại. Ông tin chắc giữa ông và bồ câu thấu hiểu nhau. “Tôi yêu con chim bồ câu đó như một người đàn ông yêu một người phụ nữ, và cô ấy yêu tôi. Chỉ cần tôi có cô ấy, cuộc đời tôi sẽ có mục đích.

Một ngày kia, khi bồ câu của ông bay đến cửa sổ báo một tin khủng khiếp, Tesla cho rằng nó cố gắng nói với ông rằng “cô ấy” sẽ chết. Những tia sáng bắn khỏi mắt của “cô ấy” và bồ câu đã lìa đời.

Tesla hoàn toàn bấn loạn. Trong những ngày cuối cùng, ông đã tái phát điên, khao khát tình yêu và chìm trong cô đơn, ảo tưởng đang trong tình yêu với con bồ câu ấy.

Ba ngày trước khi tới sinh nhật lần thứ 87 ông được phát hiện đã chết trong phòng một khách sạn ở New York (Mỹ), với số tiền ít ỏi trong túi.

Sau cái chết của Tesla, người ta đã tịch thu những chiếc rương - nơi chứa giấy tờ, bằng cấp và các danh hiệu khác, những lá thư và ghi chú trong phòng thí nghiệm của ông. Những thứ này cuối cùng được cháu trai của Tesla - Sava Kosanovich thừa kế, và sau đó được đặt tại Bảo tàng Nikola Tesla ở Belgrade.

Hàng trăm người đã đến Nhà thờ St. John the Divine của Thành phố New York để dự tang lễ của ông và vô số tin nhắn ghi nhận sự ra đi của một thiên tài vĩ đại. Ba người nhận giải Nobel đã gửi lời tri ân tới “một trong những trí thức xuất sắc của thế giới, người đã mở đường cho nhiều sự phát triển công nghệ của thời hiện đại”.

Thứ Bảy, 20/01/2024 14:41
52 👨 5.550
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Trí tuệ Thiên tài