Sử dụng AirPods với máy Mac không phải là một việc quá to tát, nhưng không liền mạch như việc AirPods tự động kết nối với iPhone. Nếu bạn sử dụng AirPods thường xuyên trong khi làm việc hoặc xem video trên máy Mac, thì bạn cần biết về hai ứng dụng đơn giản và đảm bảo bạn sẽ không cần phải động tới cài đặt Bluetooth.
ToothFairy
ToothFairy có sẵn trong Mac App Store với giá $3 (69.000VND). Ứng dụng sẽ đặt một biểu tượng trong thanh menu của máy Mac, sau đó bạn có thể nhấp để kết nối và ngắt kết nối AirPods. Bạn cũng có thể tạo một phím tắt để tạo hoặc ngắt kết nối giữa máy Mac và AirPods. Có một số biểu tượng bạn có thể chọn để đặt trong thanh menu, bao gồm một biểu tượng trông giống AirPod và bạn có thể chọn hộp để thêm chỉ báo thời lượng pin bên cạnh biểu tượng. Biểu tượng sẽ xuất hiện khi AirPod được kết nối và biến mất khi không có kết nối. Tất cả đều rất đơn giản và dễ dàng.
Ứng dụng này không chỉ dành cho AirPods. Bạn có thể sử dụng ToothFairy để quản lý các thiết bị Bluetooth khác trong phạm vi máy Mac của mình.
AirBuddy
Một ứng dụng khác để sử dụng AirPods với máy Mac là AirBuddy. Nó có sẵn trên GumRoad với số tiền quyên góp đề xuất là $5 (115.000VND). Ứng dụng này mô phỏng màn hình trạng thái pin mà bạn nhìn thấy trên iPhone khi mở vỏ AirPods gần nó. Với ứng dụng được cài đặt trên máy Mac, bạn sẽ thấy các biểu tượng quay tương tự cho AirPods và hộp sạc kèm theo trạng thái pin, trong cửa sổ nhỏ trượt xuống từ cạnh trên của màn hình máy Mac khi bạn mở AirPods. (Khi khởi chạy ứng dụng, bạn có thể chọn mở cửa sổ này ở bên trái, phải hoặc giữa màn hình. Và bạn có thể bật ứng dụng này cho các tai nghe W1 khác, bao gồm một số model Beats). Chỉ cần nhấp vào cửa sổ để kết nối máy Mac và AirPods.
AirBuddy yêu cầu Bluetooth LE và MacOS Mojave. Nếu máy Mac của bạn hỗ trợ AirDrop, Hand Off và Continuity, thì mọi thứ sẽ ổn.
Trong số hai ứng dụng được đề xuất ở trên, nhiều người thích ToothFairy hơn vì hình ảnh liên tục cho biết trạng thái kết nối của AirPods chỉ trong nháy mắt.
Chúc bạn có được lựa chọn phù hợp!