Tháng 3/2020, Apple ra mắt hai phiên bản 11 và 12.9 inch của iPad Pro với vi xử lý A12Z, cảm biến LiDAR, cụm 2 camera, bộ nhớ tăng lên và RAM cũng mạnh hơn.
Vậy bộ vi xử lý A12Z năm nay khác gì so với con chip A12X trên mẫu iPad Pro 2018? Apple đã thay đổi và nâng cấp những gì trong A12Z?
Tại sao đặt tên là A12Z chứ không phải A13X?
Từ trước đến giờ, khi ra mắt phiên bản mới của iPad Pro, Apple đều nâng cấp cả thế hệ vi xử lý mới. Mẫu iPad Pro đầu tiên (9.7 và 12.9 inch) sở hữu con chip A9X, đến thế hệ thứ hai là mẫu 10.5 và 12.9 inch có A10X Fusion và đến năm 2018, iPad Pro (11 và 12.9 inch) được trang bị vi xử lý A12X Bionic.
Đây là lần đầu tiên mẫu iPad Pro mới chỉ được trang bị phiên bản nâng cấp của bộ vi xử lý cũ, chứ không phải một thế hệ hoàn toàn mới như chúng ta đã mong đợi. Vậy điểm khác biệt trên A12Z là gì? Nó có đủ mạnh mẽ với chiếc iPad Pro?
Những nâng cấp của A12Z
Apple không cải thiện hiệu năng CPU như đối với các con chip thế hệ trước. Tuy nhiên, iPad Pro 2020 vẫn tự tin là “nhanh và mạnh hơn” bất kì mẫu laptop Windows nào, giống y hệt như lời nói trước đó của Apple vào năm 2018.
Và quả thật, Apple đã làm được điều đó. Tuy nhiên ngoài GPU 8 nhân, A12Z không có gì quá khác biệt so với A12X, con chip đã sở hữu GPU 7 nhân trước đó.
A12Z được thiết kế tăng khả năng tỏa nhiệt để xử lý được GPU 8 nhân và điều chỉnh các hiệu năng của máy.
Theo như lời Apple, thay đổi nhỏ nhưng sẽ là khác biệt rất lớn khi so sánh trên thang điểm benchmark.
Hiệu năng của A12Z và A12X
Điểm benchmark mới nhất của A12Z trên iPad Pro đã chứng minh được sự cải thiện hiệu năng so với phiên bản trước A12X.
Trong thử nghiệm của Geekbench 5, iPad Pro 11 inch phiên bản mới đạt điểm đơn lõi là 1114 và đa lõi là 4654, trong khi iPad Pro 2018 chỉ đạt 1113 điểm đơn lõi và 4608 điểm đa lõi. Ngoài phần trên, tất cả những điểm hiệu năng còn lại đều giống nhau.
Về hiệu năng của GPU, iPad Pro 2020 có một vài cải thiện so với phiên bản 2018, điều này cũng không quá ngạc nhiên vì nó được trang bị GPU nhiều lõi hơn. iPad Pro 2020 đạt 9894 điểm Metal trong khi mẫu 11 inch năm 2018 chỉ đạt 9020 điểm.
Tại sao lại được đặt tên là A12Z?
Sở dĩ, Apple đặt tên cho con chip là A12Z là vì sự tương đồng về hiệu suất của hai con chip. A12Z chỉ là phiên bản tái cấu trúc của A12X với bộ GPU nhiều lõi hơn. Tuy nhiên, A12Z cũng chứng minh được hiệu quả của chiếc GPU 8 lõi.
Nâng cấp từ iPad Pro 2018 lên iPad Pro 2020
iPad Pro 2020 là phiên bản tiệm cận với mẫu năm 2018, nhưng vẫn nhanh hơn với một vài laptop khác. iPad Pro của 2018 đã được coi là chạy cực kì nhanh.
Phiên bản iPad mới này không có nhiều thay đổi lớn trong hiệu năng, chẳng qua chỉ thêm cảm biến LiDAR và RAM lớn, camera góc rộng. Vậy nên nếu bạn muốn chuyển đổi từ iPad Pro 2018 sang phiên bản 2020, đây quả thật không phải ý tưởng hay.
Mặc dù một vài ứng dụng đã có thể sử dụng đến cảm biến LiDAR, nhưng có lẽ cảm biến này sẽ lý tưởng hơn trong tương lai gần. Ở thời điểm hiện tại, chiếc iPad Pro 2018 vẫn là một thiết bị tablet hoàn hảo cho mọi công việc, thêm một chút tiền để nâng cấp lên phiên bản mới là điều không cần thiết.
Năm sau liệu có A14X?
Có một vài tin đồn rằng Apple sẽ giới thiệu phiên bản cao cấp của iPad Pro, hỗ trợ kết nối 5G và màn hình mini-LED vào cuối năm 2020, nên việc A14X sẽ xuất hiện là có cơ sở.