Tìm hiểu về phương thức tấn công Cross-Site Request Forgery

Cross-site request forgery (XSRF hoặc CSRF) là một phương thức tấn công một trang web, trong đó kẻ xâm nhập giả mạo là người dùng hợp pháp và đáng tin cậy.

Cross-Site Request Forgery là gì?

Một cuộc tấn công XSRF có thể được sử dụng để sửa đổi cài đặt tường lửa, đăng dữ liệu trái phép trên diễn đàn hoặc thực hiện các giao dịch tài chính gian lận. Một người dùng bị tấn công có thể không bao giờ biết mình đã trở thành nạn nhân của XSRF. Thậm chí nếu người dùng có phát hiện ra cuộc tấn công này, thì cũng chỉ sau khi hacker đã gây ra những thiệt hại nhất định và không có biện pháp để khắc phục vấn đề này.

CSRF là gì?

Cuộc tấn công Cross-site request forgery được thực hiện như thế nào?

Một cuộc tấn công XSRF có thể được thực hiện bằng cách đánh cắp danh tính của người dùng hiện có, sau đó hack vào máy chủ web bằng danh tính đã đánh cắp trước đó. Kẻ tấn công cũng có thể lừa người dùng hợp pháp vô tình gửi các yêu cầu Hypertext Transfer Protocol (HTTP) và trả lại dữ liệu người dùng nhạy cảm cho kẻ xâm nhập.

Cross-Site Request Forgery có giống với Cross-site scripting hay Cross-site tracing không?

Một cuộc tấn công XSRF về mặt chức năng trái ngược với cuộc tấn công Cross-site scripting (XSS), trong đó tin tặc chèn mã độc vào liên kết trên một trang web, có vẻ là từ một nguồn đáng tin cậy. Khi người dùng cuối nhấp vào liên kết, chương trình nhúng được gửi như một phần yêu cầu và có thể thực thi trên máy tính của người dùng.

CSRF không giống XSS

Cuộc tấn công XSRF cũng khác với Cross-site tracing (XST), một dạng XSS tinh vi cho phép kẻ xâm nhập lấy cookie và dữ liệu xác thực khác bằng cách sử dụng tập lệnh phía máy khách đơn giản. Trong XSS và XST, người dùng cuối là mục tiêu chính của cuộc tấn công. Trong XSRF, máy chủ Web là mục tiêu chính, mặc dù tác hại của cuộc tấn công này do người dùng cuối gánh chịu.

Mức độ nguy hiểm của Cross-site request forgery

Mức độ nguy hiểm của CSRF

Các cuộc tấn công XSRF khó phòng chống hơn những cuộc tấn công XSS hoặc XST. Một phần là do các cuộc tấn công XSRF ít phổ biến hơn và không nhận được nhiều sự chú ý. Mặt khác, trên thực tế, khó có thể xác định liệu một yêu cầu HTTP từ một người dùng cụ thể có thực sự do chính người đó gửi hay không. Mặc dù các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt có thể được sử dụng để xác minh danh tính người dùng đang cố truy cập trang web, nhưng người dùng không mấy “mặn mà” với những yêu cầu xác thực thường xuyên. Việc sử dụng mã thông báo (token) mã hóa có thể cung cấp xác thực thường xuyên trong chế độ nền để người dùng không bị làm phiền liên tục bởi các yêu cầu xác thực.

Chủ Nhật, 21/04/2019 10:19
52 👨 960
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Giải pháp bảo mật