Sửa lỗi cài đặt Windows bị reset về mặc định khi khởi động lại

Hãy tưởng tượng bạn vừa dành hàng giờ để điều chỉnh các cài đặt Windows của mình. Nhưng sau khi khởi động lại, tất cả những thay đổi bạn thực hiện đã được reset về cài đặt mặc định. Trước khi bạn từ bỏ và reset máy tính của mình về mặc định, hãy thử các giải pháp bên dưới.

Bài viết này sẽ giải thích nguyên nhân gây ra sự cố và cách bạn có thể khắc phục nó.

Tại sao Windows reset cài đặt của nó khi khởi động lại?

Cài đặt Windows bị reset khi khởi động lại vì một số lý do. Nguyên nhân phổ biến nhất là thay đổi profile người dùng, do cập nhật hệ thống hoặc hành động của người dùng. Trong các trường hợp khác, một ứng dụng chạy trong nền có thể làm hỏng profile người dùng. Điều này có thể xảy ra nếu ứng dụng gặp sự cố hoặc không được cập nhật. Phần mềm độc hại cũng có thể là nguyên nhân gây ra sự cố này.

Đôi khi, nếu có lỗi hệ thống hoặc sự cố phần cứng như ổ cứng bị lỗi, cài đặt Windows có thể bị reset khi máy tính khởi động lại. Điều này có thể xảy ra do sự cố mất điện không lường trước được.

Cách khắc phục cài đặt Windows reset khi khởi động lại

Cách tốt nhất để khắc phục lỗi cài đặt Windows bị reset khi khởi động lại là xác định nguyên nhân của sự cố. Dưới đây là một số mẹo để lấy lại cài đặt của bạn.

1. Để mắt tới các chương trình đáng ngờ

Bước đầu tiên là kiểm tra các chương trình độc hại và những ứng dụng đáng ngờ khác có thể gây ra sự cố. Nếu bạn tìm thấy bất kỳ thứ gì, hãy xóa chúng ngay lập tức và kiểm tra xem việc đó có giải quyết được vấn đề không. Đây là cách để làm điều đó.

1. Nhấp chuột phải vào khu vực Taskbar và chọn Task Manager từ menu ngữ cảnh. Bạn cũng có thể nhấn Ctrl + Shift + Esc nếu muốn sử dụng phím tắt.

Coi chừng các chương trình đáng ngờ
Coi chừng các chương trình đáng ngờ

2. Trong cửa sổ Task Manager, hãy chuyển sang tab Processes và tìm kiếm bất kỳ chương trình hoặc tiến trình lạ nào đang ngốn tài nguyên hệ thống của bạn.

3. Khi bạn tìm thấy một chương trình đáng ngờ, hãy nhấp chuột phải vào chương trình đó và chọn End task để kết thúc quá trình.

4. Bây giờ hãy vào Windows Control Panel và gỡ cài đặt chương trình.

Sau khi gỡ cài đặt chương trình, hãy khởi động lại máy tính và kiểm tra xem sự cố reset cài đặt đã được giải quyết chưa.

2. Chạy Automatic Startup Repair

Nếu Windows tiếp tục reset cài đặt khi khởi động lại, bạn nên thử chạy tính năng Automatic Startup Repair. Điều này sẽ giúp khắc phục mọi lỗi hệ thống hoặc file bị hỏng có thể gây ra sự cố.

Để chạy Automatic Startup Repair, hãy làm theo các bước sau:

1. Nhấn Win + I để mở cửa sổ Settings.

2. Từ menu bên trái, nhấp vào tab System.

3. Ở bên phải của cửa sổ, cuộn xuống và nhấp vào tùy chọn Recovery.

Chọn Advanced Startup trong các tùy chọn Recovery
Chọn Advanced Startup trong các tùy chọn Recovery

4. Bên cạnh Advanced startup, nhấp vào nút Restart now.

5. Khi PC của bạn khởi động lại, hãy chọn Troubleshoot từ màn hình Choose an option.

6. Chọn Advanced options rồi nhấp vào Startup Repair.

Nhấp vào Startup Repair trong Windows 10.
Nhấp vào Startup Repair trong Windows 10.

Làm theo hướng dẫn trên màn hình để chạy công cụ sửa chữa tự động. Sau khi bạn hoàn tất quy trình trên, hãy khởi động lại máy tính và kiểm tra xem nó có giải quyết được sự cố không.

3. Kiểm tra profile người dùng của bạn

Nếu sự cố vẫn tiếp diễn, hãy kiểm tra profile người dùng của bạn và đảm bảo rằng nó không bị hỏng. Nếu profile người dùng của bạn bị hỏng, Windows sẽ reset cài đặt khi bạn khởi động lại. Đây là cách để kiểm tra nó:

Nhấn Windows + R để mở lệnh Run. Trong hộp thoại, nhập regedit, rồi nhấn Enter. Nếu cửa sổ User Account Control (UAC) xuất hiện, hãy nhấp vào Yes để cấp đặc quyền quản trị. Điều này sẽ khởi chạy Registry Editor.

Trên màn hình tiếp theo, điều hướng đến đường dẫn sau:

HKEY_LOCAL_MACHINE\SOFTWARE\Microsoft\Windows NT\CurrentVersion\ProfileList

Trong thư mục ProfileList, bạn sẽ thấy một số profile bắt đầu bằng S-1-5. Mỗi profile này tương ứng với một tài khoản người dùng trên máy tính của bạn. Bây giờ, bạn phải xác định profile nào thuộc về tài khoản người dùng của bạn.

Để thực hiện việc này, hãy nhấp vào từng profile S-1-5 và tìm ProfileImagePath trong ngăn bên phải. Kiểm tra xem profile nào trong số đó khớp với tên người dùng của bạn.

Sửa đổi Registry để sửa profile người dùng
Sửa đổi Registry để sửa profile người dùng

Sau khi bạn tìm thấy profile chính xác, hãy nhấp đúp vào trường State và thay đổi giá trị từ 1 thành 0. Tương tự, thay đổi trường RefCount từ 1 thành 0.

Trong trường hợp trường RefCount bị thiếu trong ngăn bên phải, bạn sẽ phải tạo trường này theo cách thủ công, bằng cách nhấp chuột phải vào bảng điều khiển bên phải và chọn New > DWORD (32-bit) Value. Đặt tên cho giá trị mới là RefCount và nhấn Enter.

Sau đó nhấp đúp vào RefCount mới được tạo và nhập 0 vào trường Value data. Nhấp vào OK để lưu các thay đổi của bạn và thoát khỏi Registry Editor. Sau đó, khởi động lại máy tính và kiểm tra xem sự cố reset cài đặt đã được khắc phục chưa.

4. Tạo profile người dùng mới

Nếu không thể sửa profile bị hỏng trong Registry Editor, bạn có thể phải tạo một profile người dùng mới trên Windows. Việc tạo profile người dùng mới không xóa profile cũ, vì vậy tất cả dữ liệu của bạn sẽ vẫn còn nguyên vẹn nhưng bạn sẽ phải cấu hình lại cài đặt của mình. Sau khi tạo xong, hãy đăng xuất khỏi tài khoản người dùng hiện tại và chuyển sang tài khoản mới tạo. Kiểm tra xem điều này có khắc phục được sự cố reset cài đặt không.

5. Gỡ cài đặt các bản cập nhật gần đây

Microsoft phát hành các bản cập nhật Windows theo định kỳ để giữ an toàn cho hệ thống của bạn. Nhưng đôi khi các bản cập nhật này không cài đặt đúng cách và gây ra nhiều sự cố khác nhau. Nếu gần đây bạn đã cài đặt bất kỳ chương trình hoặc bản cập nhật nào, hãy gỡ cài đặt chúng để kiểm tra xem điều đó có khắc phục được sự cố không.

Bạn cũng có thể thử khôi phục bất kỳ driver nào có thể gây ra sự cố. Để thực hiện việc này, nhấp chuột phải vào Start và chọn Device Manager. Trong cửa sổ Device Manager, hãy tìm thiết bị bạn muốn khôi phục và nhấp chuột phải vào thiết bị đó. Chọn Properties từ menu ngữ cảnh và sau đó nhấp vào tab Driver.

Nhấp vào Roll Back Driver rồi làm theo hướng dẫn trên màn hình để hoàn tất quy trình. Sau khi khôi phục driver, hãy khởi động lại máy tính để áp dụng các thay đổi và kiểm tra xem nó có giải quyết được sự cố reset cài đặt không.

6. Thực hiện một số bản sửa lỗi Windows chung

Có một số bản sửa lỗi chung dựa trên Windows mà bạn có thể áp dụng để khắc phục sự cố này.

Chạy máy tính Windows của bạn ở trạng thái Clean Boot là một cách khác để khắc phục sự cố cài reset. Clean Boot giúp bạn xác định bất kỳ ứng dụng bên thứ ba nào có thể gây ra sự cố. Nó ngăn tất cả các service và chương trình không phải của Microsoft chạy trong khi khởi động, giúp bạn xác định nguyên nhân của sự cố.

Nếu các phương pháp được đề cập trước đó không khắc phục được sự cố, hãy cân nhắc thực hiện khôi phục hệ thống. Điều này sẽ đưa máy tính của bạn trở lại trạng thái trước đó khi nó hoạt động tốt.

Hãy nhớ rằng tất cả các file và ứng dụng được cài đặt sau điểm khôi phục đã chọn sẽ bị xóa. Để tránh mất dữ liệu quan trọng, hãy tạo bản sao lưu trước khi thực hiện khôi phục hệ thống.

Thứ Sáu, 28/04/2023 15:35
3,84 👨 1.842
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Sửa lỗi máy tính