Sự khác nhau giữa Jailbreak, Root và Unlock

Jailbreak là quá trình gỡ bỏ các giới hạn mà nhà sản xuất thiết lập cho thiết bị

Jailbreak là quá trình gỡ bỏ các giới hạn mà nhà sản xuất thiết lập cho thiết bị. Khi nghe đến jailbreak, người dùng thường sẽ nghĩ đến ngay các thiết bị iOS của Apple như iPhone hoặc iPad.

Root là quá trình dành quyền truy cập “root access” (quyền truy cập gốc) trên một thiết bị. Thông thường khi nghe đến Root người dùng sẽ nghĩ ngay đến thiết bị Android.

1. Jailbreak

Jailbreak

Jailbreak là quá trình gỡ bỏ các giới hạn mà nhà sản xuất thiết lập cho thiết bị. Thường khi nghe đến jailbreak, người dùng sẽ nghĩ đến ngay các thiết bị iOS của Apple như iPhone hoặc iPad. Jailbreak loại bỏ các giới hạn mà Apple đặt ra, cho phép người dùng cài đặt các ứng dụng, phần mềm thứ 3 ở ngoài App Store của Apple.

Một số người dùng thường quan niệm rằng jailbreak là hành động vi phạm bản quyền. Tuy nhiên điều này là không đúng, trong một số trường hợp jailbreak cho phép bạn có thể thực hiện một số thay đổi như thay đổi trình duyệt mặc định và mail client của iPhone. Về cơ bản, có thể hiểu jailbreak cho phép bạn có thể sử dụng các phần mềm, ứng dụng mà Apple không cho phép sử dụng trên các thiết bị iOS như iPhone hoặc iPad.

Ngoài ra có thể áp dụng jailbreak trên các thiết bị khác bị giới hạn như trên các thiết bị iOS. Chẳng hạn như jailbreak Microsoft Surface RT cho phép bạn cài đặt các ứng dụng, phần mềm máy tính không được phép sử dụng. (Theo mặc định hệ thống Windows RT chỉ cho phép chạy các ứng dụng do Microsoft viết).

Tuy nhiên các ứng dụng Desktop đó phải được biên dịch cho ARM, do đó bạn không thể chạy bất kỳ một chương trình Desktop nào có sẵn mặc dù các ứng dụng có mã nguồn mở có thể tinh chỉnh và biên dịch lại cho máy tính Windows trên ARM.

Các công ty như Apple và Microsoft không muốn người dùng jailbreak để thay đổi mức giới hạn mà họ đã áp dụng trên các thiết bị, vì người dùng có thể thay đổi các chương trình mặc dịnh trên các thiết bị iOS hoặc chạy các ứng dụng máy tính Desktop của các bên thứ 3 trên Windows RT.

Để thực hiện jailbreak, yêu cầu người dùng phải tìm được lỗ hổng bảo mật cho phép họ "khai thác" thiết bị và vượt qua hàng rào bảo vệ của nhà sản xuất.

Android cho phép người dùng của họ cài đặt các ứng dụng thứ 3 từ bên ngoài App Store của Google out-of-the-box và do đó các thiết bị Android không cần phải jailbreak.

2. Root

Root Android

Root là quá trình dành quyền truy cập “root access” (quyền truy cập gốc) trên một thiết bị. Thông thường khi nghe đến Root người dùng sẽ nghĩ ngay đến thiết bị Android. Tuy nhiên đôi khi root cũng có thể thực hiện trên các thiết bị khác dựa trên hệ điều hành như Linux, chẳng hạn như hệ điều hành Symbian đã “chết” của Nokia.

Trên Linux và các hệ điều hành khác như UNIX, về cơ bản người dùng root có quyền tương đương với Admin trên hệ điều hành Windows. Sau khi đã thực hiện root xong, bạn có thể cho phép các ứng dụng cụ thể truy cập vào quyền root và thực hiện bất cứ hành động nào mà bạn muốn trên hệ điều hành.

Chẳng hạn nếu một ứng dụng có quyền root, bạn có thể gỡ bỏ cài ứng dụng trên hệ thống, cài đặt hệ thống nhị phân ở cấp thấp hơn, thu hồi quyền truy cập các ứng dụng được yêu cầu cài đặt,….

Hầu như trên hệ điều hành Linux bạn thực hiện được những gì thì bạn có thể thực hiện tương tự trên các thiết bị đã được root.

Nếu người dùng không biết cách thực hiện, trong quá trình root có thể gây ra nhiều vấn đề không thể lường trước được.

Trên một số thiết bị, root đòi hỏi phải được thực hiện thông qua việc khai thác lỗ hổng bảo mật. Cũng giống như jailbreak, các nhà sản xuất không mong muốn người dùng root thiết bị của họ. Trên một số thiết bị như Nexus, root không đòi hỏi lỗ hổng bảo mật.

3. Unblock Bootloader

Unblock Bootloader

Android là hệ điều hành mã nguồn mở, do đó bất kỳ ai cũng có thể lấy mã nguồn Android và tạo ra phiên bản cho riêng mình. Điều này cho phép các Custom ROM như CyanogenMod tồn tại. Trên Android có khá nhiều Custom ROM tồn tại.

Tuy nhiên có nhiều thiết bị Android được tích hợp thêm Bootloader. Để bảo vệ các phiên bản hệ điều hành Android riêng của mình, các nhà sản xuất thường khóa Bootloader. Việc Unlock Bootloader (mở khóa Bootloader) cho phép người dùng cài đặt Custom ROM - phiên bản thay thế của hệ điều hành Android.

Ngoài ra việc mở khóa Bootloader của các thiết bị cũng yêu cầu lỗ hổng bảo mật. Mặc dù các công ty như HTC và Motorola cho phép người dùng mở khóa một số thiết bị. Trên các thiết bị Nexus, bạn có thể mở khóa Bootloader một cách dễ dàng.

Về mặt lý thuyết, việc mở khóa một Bootloader còn cho phép bạn có thể cài đặt hệ điều hành khác không phải Android. Chẳng hạn khi mở khóa Bootloader, bạn có thể cài đặt Ubuntu phiên bản dành cho thiết bị di động hoặc WebOS trên Galaxy Nexus. Ngoài ra các phiên bản Ubuntu dành cho Desktop cũng có thể cài đặt được trên Nexus 7.

Tất nhiên hệ điều hành phải được “xây dựng” để tương thích với một thiết bị cụ thể.

4. Unlock phone (mở khóa mạng điện thoại)

Unlock phone

Khá nhiều dòng điện thoại di động, đặc biệt là điện thoại được bán kèm hợp đồng dịch vụ của nhà mạng thường bị "khóa mạng".

Điều này đồng nghĩa với việc điện thoại đó được thiết lập để chỉ sử dụng được trên mạng của nhà cung cấp đó. Nếu bạn chèn SIM của nhà mạng khác vào, bạn sẽ nhận được thông báo điện thoại đã bị khóa không dùng được với SIM đó.

Việc Unlock một thiết bị di động cho phép bạn có thể sử dụng SIM của các nhà mạng khác.

Để mở khóa mạng cho điện thoại, bạn cần có mã mở khóa. Nhiều nhà mạng hiện nay thu phí mở khóa điện thoại trong trường hợp điện thoại khóa mạng đó vẫn còn trong thời gian hợp đồng với nhà mạng.

Tham khảo thêm một số bài viết dưới đây:

Chúc các bạn thành công!

Thứ Hai, 13/06/2016 08:00
4,52 👨 5.763
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Thủ thuật ứng dụng