Split Tunneling là gì? Cách kích hoạt ra sao?

Split Tunneling thực hiện nhiệm vụ phân chia lưu lượng truy cập Internet. Với tính năng Split Tunneling, bạn có khả năng định tuyến lưu lượng truy cập Internet thông qua mạng VPN hoặc mạng cục bộ.

VPN Split Tunneling bảo vệ lưu lượng truy cập mà bạn định tuyến qua mạng VPN, đồng thời, bạn cũng không mất quyền truy cập mạng cục bộ và các thiết bị được kết nối trên mạng đó. Tính năng này có sẵn trên Windows, Android, Android TV.

Tại sao lại cần Split Tunneling?

Khi người dùng kết nối với máy chủ VPN, nó sẽ tạo ra một đường hầm (tunnel) được mã hóa bảo mật, sau đó chuyển sang Internet. Theo mặc định, bất kỳ và tất cả lưu lượng được gửi qua mạng VPN đều đi qua máy chủ VPN và được mã hóa.

Tuy nhiên, với Split Tunneling, bạn có thể chọn thông tin nào đi qua máy chủ VPN (được mã hóa) và phần còn lại sẽ thông qua ISP (không được mã hóa). Tùy chọn định tuyến lưu lượng truy cập Internet thông qua VPN hoặc ISP rất hữu ích, đặc biệt là khi bạn không muốn truy cập một số trang web nhất định mà không có mã hóa.

Split Tunneling
Split Tunneling

Lợi ích của Split Tunneling

  • Xem chương trình truyền hình/phim nước ngoài trong khi sử dụng Internet với địa chỉ IP cục bộ
  • Chia sẻ file ngang hàng P2P mà không ảnh hưởng đến quyền riêng tư trực tuyến
  • Truy cập các thiết bị trên mạng cục bộ trong khi sử dụng VPN

Nếu bạn không kích hoạt tính năng Split Tunneling:

  • Bạn không thể truy cập đồng thời nội dung ở nước ngoài và địa phương
  • Việc truyền tất cả dữ liệu qua ISP sẽ tiêu thụ hết băng thông
  • Bạn không thể truy cập các thiết bị LAN trong khi kết nối với VPN

Lợi thế thực sự của việc sử dụng Split Tunneling đến từ sự tiện lợi của nó. Tính năng này giúp cải thiện hiệu quả công việc của bạn. Giả sử bạn đang đi du lịch nước ngoài, để truy cập vào nội dung của đất nước đó, bạn có thể định tuyến lưu lượng truy cập qua Internet và để truy cập nội dung của nước bạn, bạn có thể định tuyến lưu lượng truy cập qua mạng VPN.

Cách bật VPN Split Tunneling trên NordVPN

Thiết lập split tunneling không quá phức tạp - nó chỉ liên quan đến việc bật tùy chọn menu trong ứng dụng VPN. Nhưng trước khi đi vào hướng dẫn từng bước, bạn nên biết một vài điều.

Yêu cầu đối với VPN Split Tunneling

Đầu tiên, bạn phải sử dụng nhà cung cấp VPN có tính năng split tunneling. Hầu hết các dịch vụ VPN tốt nhất đều cung cấp tùy chọn này, nhưng bạn vẫn cần kiểm tra lại.

Thứ hai, ngay cả khi nhà cung cấp VPN của bạn có split tunneling, thì cũng không có khả năng nó được hỗ trợ trên mọi hệ điều hành. Hầu hết các nhà cung cấp đều hỗ trợ trên Windows và Android, nhưng có ít nhà cung cấp hỗ trợ trên Linux, router hoặc tiện ích mở rộng của trình duyệt. Tại thời điểm viết bài, không có nhà cung cấp nào hỗ trợ split tunneling thực sự trên Mac hoặc iOS (chỉ IPVanish có dạng dịch vụ này); tuy nhiên, sự cạnh tranh gay gắt đang diễn ra trên mặt trận này. Hãy kiểm tra trước xem split tunneling có được hỗ trợ trên nền tảng bạn cần không.

Thứ ba, có nhiều cách khác nhau để triển khai split tunneling. Ví dụ, bạn có thể bao gồm hoặc loại trừ các ứng dụng, domain hoặc địa chỉ IP cụ thể. Để mọi thứ dễ hiểu đối với ví dụ sau, ví dụ sẽ bật bảo vệ VPN cho tất cả các kết nối theo mặc định và chỉ tắt nó cho những ứng dụng cụ thể.

Bật VPN Split Tunneling bằng NordVPN

Sau đây là cách thiết lập split tunneling bằng NordVPN trên Windows.

  1. Trong ứng dụng NordVPN, nhấp vào biểu tượng bánh răng để đi tới Settings > Split tunneling.
  2. Đặt Split tunneling thành On và đặt Type thành Disable VPN for selected apps.
  3. Từ menu Start của Windows, hãy khởi chạy các ứng dụng mà bạn muốn bật split tunneling - ví dụ, Steam hoặc Zoom.
  4. Quay lại ứng dụng NordVPN, nhấp vào nút Add apps. Một danh sách sẽ xuất hiện hiển thị các chương trình đang chạy. Đánh dấu vào ô bên cạnh các ứng dụng bạn muốn tắt VPN. Khi hoàn tất, hãy nhấp vào Add selected.
  5. Bây giờ, bạn sẽ thấy chúng được liệt kê trong mục Selected apps. Đóng cài đặt và bạn đã hoàn tất.

Cảnh báo: Nếu bạn gặp sự cố với split tunneling trên NordVPN hoặc dịch vụ khác, nguyên nhân có thể là do lỗi kết nối trong một số ứng dụng Windows được đánh dấu để thực hiện split tunneling.

Bạn thường có thể khắc phục sự cố bằng cách bật cài đặt DNS tùy chỉnh và nhập trình phân giải công khai như Cloudflare DNS (1.1.1.1). Cài đặt VPN ít được biết đến này có thể tạo ra sự khác biệt đáng ngạc nhiên khi bạn gặp sự cố kết nối với split tunneling.

Cài đặt DNS tùy chỉnh trên ứng dụng NordVPN trên Windows
Cài đặt DNS tùy chỉnh trên ứng dụng NordVPN trên Windows

So sánh kết quả tốc độ với VPN Split Tunneling

Bây giờ, bạn đã biết cách bật split tunneling, hãy cùng xem xét tác động của nó đến tốc độ kết nối. Bài viết sẽ sử dụng FAST, một công cụ kiểm tra tốc độ thuộc sở hữu của Netflix, để đánh giá khả năng phát trực tuyến. (Các bài kiểm tra bên dưới được thực hiện bằng cáp Ethernet để loại bỏ mọi sự khác biệt do Wi-Fi gây ra).

Đây là tốc độ trong ví dụ khi VPN được bật cho tất cả các kết nối:

Đây là tốc độ khi bật split tunneling cho trình duyệt của mình để cấp tốc độ đầy đủ cho Netflix:

Sự khác biệt khá rõ ràng.

Đó là tất cả những gì cần làm. Khi bạn muốn tận dụng lợi ích của VPN mà không ảnh hưởng đến mọi thứ mình làm, hãy bật split tunneling cho các ứng dụng cụ thể để sử dụng toàn bộ tốc độ kết nối của bạn.

Có rủi ro khi sử dụng Split Tunneling không?

Split Tunneling là một tính năng mạnh mẽ, cung cấp sự tiện lợi cho các hoạt động Internet. Có rất nhiều rủi ro liên quan đến Split Tunneling. Tuy nhiên, khi Split Tunneling được kích hoạt, nghĩa là người dùng bỏ qua việc mã hóa cao của dịch vụ VPN, dùng để bảo đảm các hoạt động trực tuyến của bạn không bị tin tặc, tội phạm mạng và những con mắt tò mò theo dõi.

Nếu bạn thiết lập Split Tunneling để loại trừ lưu lượng truy cập nhất định khỏi sự bảo vệ của VPN, nhà cung cấp dịch vụ Internet hoặc bên thứ ba có thể tiếp cận lưu lượng đó. Để bảo vệ các hoạt động trực tuyến, hãy sử dụng các kết nối được bảo vệ bằng VPN khi bạn xử lý dữ liệu nhạy cảm, truy cập các trang web bị hạn chế hoặc chia sẻ file P2P.

Thứ Bảy, 09/11/2024 10:18
36 👨 3.114
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kiến thức cơ bản