10 sai lầm nghiêm trọng khi sử dụng Photoshop
Tất cả chúng ta đều bật cười khi nhìn vào những hình ảnh bị Photoshop lỗi. Ngay cả những người được gọi là chuyên gia đôi khi cũng mắc sai lầm. Vì vậy, trước khi tự cho mình là một bậc thầy Photoshop, hãy xem liệu bạn có mắc phải bất kỳ sai lầm nghiệp dư nào khi sử dụng Photoshop sau đây không nhé!
Hãy tránh những sai lầm nghiêm trọng này khi sử dụng Photoshop
- 1) Quên sử dụng các snapshot ghi lại lịch sử
- 2) Không sử dụng các layer điều chỉnh
- 3) Không sử dụng các action
- 4) Thay đổi kích thước các layer
- 5) Tạo các vùng chọn với công cụ Lasso
- 6) Cố gắng tạo các thiết kế phức tạp bằng đồ họa vector
- 7) Thay đổi chế độ màu để tạo hình ảnh đen trắng
- 8) Không sử dụng các nhóm layer
- 9) Quên tùy chỉnh các tùy chọn
- 10) Chỉnh sửa quá mức
1) Quên sử dụng các snapshot ghi lại lịch sử
Cửa sổ History là một trong những tính năng tốt nhất trong Photoshop, cho phép bạn quay trở lại bất cứ khi nào chỉnh sửa hỏng hình ảnh. Mặc dù, không dễ dàng để quay trở lại một thời điểm cụ thể khi bạn mắc sai lầm (vì chính bạn cũng chẳng nhớ mình tạo ra lỗi lúc nào nữa). Và, tệ nhất là Photoshop chỉ ghi lại lịch sử trong giới hạn nhất định.
Nhưng điều đó sẽ không trở thành vấn đề nếu bạn tạo các snapshot (ảnh chụp nhanh). Bất cứ khi nào bạn thực hiện một chỉnh sửa quan trọng trên hình ảnh, bạn nên tạo snapshot trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào.
Điều này sẽ cho phép bạn nhanh chóng khôi phục ảnh của mình về thời điểm trước đó.
2) Không sử dụng các layer điều chỉnh
Hầu hết mọi người thấy dễ dàng hơn khi chỉ sử dụng menu chính để điều chỉnh độ sáng/độ tương phản và màu sắc/độ bão hòa của hình ảnh. Lỗi này không chỉ khiến những thay đổi bạn đã thực hiện không thể đảo ngược mà còn làm hỏng hình ảnh.
Vậy tại sao không tạo layer điều chỉnh thay thế?
Với layer điều chỉnh, bạn có thể áp dụng điều chỉnh cho toàn bộ hình ảnh hoặc chỉ riêng cho các layer cụ thể và chỉnh sửa để thay đổi nó bất cứ lúc nào bạn muốn.
3) Không sử dụng các action
Hãy tưởng tượng bạn có 100 hình ảnh cần cân bằng và điều chỉnh mức độ màu đơn giản. Làm thế nào bạn có thể nhanh chóng thực hiện điều đó? Bạn có dành cả ngày để thực hiện các chỉnh sửa tất cả 100 hình ảnh đó từng cái một không?
Bạn sẽ không phải làm như vậy nếu biết cách sử dụng Photoshop Action. Tính năng tuyệt vời này cho phép bạn ghi lại từng điều chỉnh bạn thực hiện để sử dụng về sau.
Ví dụ, giả sử bạn đã tạo lại một bộ lọc giống như Instagram trên Photoshop. Bây giờ, bạn có thể ghi lại từng bước của bộ lọc này để áp dụng nó cho những ảnh khác.
4) Thay đổi kích thước các layer
Đừng thay đổi kích thước các layer! Hãy áp dụng các thay đổi với Smart Object!
Thay đổi kích thước trực tiếp trên các layer là một sai lầm mà bạn cần khắc phục ngay lập tức. Khi bạn thay đổi kích thước các layer bằng cách sử dụng công cụ Free Transform, chất lượng của hình ảnh sẽ bị giảm đáng kể.
Lần tới, hãy chuyển đổi layer thành Smart Object trước khi thay đổi kích thước của nó. Thao tác này sẽ giữ nguyên chất lượng của hình ảnh mà vẫn cho phép bạn thoải mái sử dụng công cụ Free Transform.
5) Tạo các vùng chọn với công cụ Lasso
Bạn vẫn đang tạo các vùng chọn với công cụ Lasso ư? Tại sao lại chọn cách này, trong khi có một cách dễ dàng hơn nhiều để tạo các vùng chọn, với độ chính xác cao hơn.
Hãy sử dụng công cụ Pen. Công cụ Pen không chỉ là một công cụ để tạo hình. Nó cũng có thể được sử dụng để tạo những vùng chọn có cạnh cong và rất chính xác, đặc biệt là khi chọn đồ họa vector.
Chỉ cần chuyển chế độ Pen Tool thành Paths và bắt đầu tạo đường path. Sau khi hoàn thành việc tạo đường path, nhấn Ctrl + Enter trên PC Windows hoặc Command + Enter trên máy Mac để biến đường path đó thành vùng chọn.
Tuy nhiên, ngay cả công cụ Pen cũng không đủ để tạo ra các vùng chọn xung quanh phần tóc xoăn và tạo mask một cách mượt mà. Có những công cụ tốt hơn để hoàn thành tốt công việc đó. Tham khảo bài viết: 49 thủ thuật Photoshop thông minh mà bạn cần biết để biết thêm chi tiết.
6) Cố gắng tạo các thiết kế phức tạp bằng đồ họa vector
Photoshop là một ứng dụng tuyệt vời với khả năng vô hạn, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể làm mọi thứ với nó. Đúng, Photoshop đi kèm với các công cụ cho phép bạn tạo những hình dạng và đồ họa vector, nhưng các chuyên gia không bao giờ sử dụng chúng trừ khi đang tạo logo, biểu tượng hoặc một số hình dạng cơ bản.
Nếu bạn cần tạo đồ họa vector phức tạp, hãy tìm hiểu cách sử dụng Adobe Illustrator, hoặc bạn có thể tránh tất cả những rắc rối đó bằng cách tải xuống đồ họa vector được thiết kế chuyên nghiệp trên Internet và tiết kiệm hàng giờ đồng hồ thời gian quý báu.
7) Thay đổi chế độ màu để tạo hình ảnh đen trắng
Thay đổi chế độ màu của hình ảnh thành Grayscale (thang độ xám) sẽ biến bất kỳ hình ảnh nào thành hình ảnh đen trắng, nhưng sau khi chuyển sang màu xám, bạn cũng mất khả năng nâng cao chất lượng ảnh của mình.
Vì vậy, thay vào đó, hãy sử dụng Black And White Adjustment Layer để chuyển đổi hình ảnh thành dạng đen trắng trong khi điều chỉnh các yếu tố có màu đỏ, vàng và xanh lá để đạt được hiệu ứng đen trắng tốt nhất có thể.
8) Không sử dụng các nhóm layer
Rất dễ mất phương hướng trong một đống các layer khi chỉnh sửa hình ảnh. Có những thời điểm, khi bạn đang sao chép rất nhiều đối tượng, bạn buộc phải tìm ra một đối tượng trong số đó.
Cách tốt nhất là phải tổ chức công việc sao cho hợp lý khi làm việc trên các dự án lớn. Hãy luôn nhớ đổi tên các layer và tạo nhóm layer để dễ dàng sắp xếp chúng ở đúng nơi.
Đây là một thói quen quan trọng mà bạn cần phát triển sớm sẽ. Thói quen này sẽ có ích khi bạn làm việc cho ai đó và phải truyền các file PSD của mình cho một nhà thiết kế khác.
9) Quên tùy chỉnh các tùy chọn
Photoshop có bị lag khi bạn cố chỉnh sửa ảnh có độ phân giải cao không? Có lẽ bạn nên tăng dung lượng RAM mà Photoshop được phép sử dụng.
Bạn có thể làm điều này và thay đổi nhiều tùy chọn hơn thế nữa, bằng cách chuyển đến Edit > Preferences. Từ đây, bạn có thể thay đổi lượng RAM mà Photoshop sử dụng, cũng như thực hiện nhiều thay đổi về màu sắc cho đường chuẩn, lưới và chọn tùy chọn để phóng to bằng cách sử dụng con lăn chuột.
10) Chỉnh sửa quá mức
Giống như mọi khía cạnh khác trên thế giới này, có một giới hạn về việc bạn nên chỉnh sửa bao nhiêu trên một bức ảnh. Bởi vì, đôi khi, bạn càng cố gắng để làm cho bức ảnh tốt hơn, thì nó lại càng tồi tệ đi. Những bức ảnh tự sướng và ảnh đại diện được chỉnh sửa kỹ lưỡng trên Facebook và Instagram là những ví dụ hoàn hảo cho điều đó.
Tất nhiên, mọi người sẽ thích bất kỳ bức ảnh nào được chỉnh sửa lại trên Facebook, miễn là trông họ thật xinh đẹp, nhưng khi nói đến thiết kế chuyên nghiệp, bạn không được phép mắc lỗi tương tự như vậy. Hãy học cách tiết chế mọi thứ!
Phạm sai lầm là một cách học hỏi tuyệt vời. Nhưng việc học cách tránh sai lầm còn quan trọng hơn. Nếu đang theo dõi bài viết này, bạn chắc chắn sẽ có thể tránh được nhiều sự cố khi sử dụng Photoshop trong tương lai.
Chúc bạn thành công!
Bạn nên đọc
-
Cách tạo brush tùy chỉnh trong Photoshop
-
9 cách khắc phục lỗi không thể lưu file dưới dạng JPEG hoặc PNG trong Photoshop
-
Cách chọn tất cả các màu sắc giống nhau trong Photoshop
-
19 trang web tải Photoshop Action miễn phí
-
6 tính năng mới được yêu thích nhất của Adobe Photoshop Elements 2025
-
Cách sử dụng công cụ Refine Edge trong Photoshop
-
Adobe Photoshop hay Photoshop Elements là phần mềm phù hợp với bạn?
-
Cách tải Photoshop CS2 miễn phí, key Photoshop CS2 từ Adobe
-
5 cách sử dụng Photoshop khắc phục lỗi trên tác phẩm nghệ thuật AI từ Midjourney
Cũ vẫn chất
-
15 cách chỉnh độ sáng màn hình máy tính, laptop
Hôm qua -
Cách đổi công cụ tìm kiếm trên Safari
Hôm qua -
Hướng dẫn chơi Rung Cây vàng Trúng Cây vàng trên My Viettel
Hôm qua -
Tổng hợp câu hỏi Nhanh như chớp mùa 2
Hôm qua -
Tổng hợp cách tạo mật khẩu mạnh và quản lý mật khẩu an toàn nhất
Hôm qua -
Cách tạo brush tùy chỉnh trong Photoshop
Hôm qua -
Cách xóa Header và Footer trong Word
Hôm qua -
Cách dọn dẹp và khôi phục không gian trên ổ C Windows
Hôm qua -
Code Alo Chủ Tướng mới nhất 12/2024
Hôm qua -
Bitcoin là gì? Tại sao Bitcoin không phải là "tiền ảo"?
Hôm qua