Sự khác biệt giữa NFC và Bluetooth

Trong thế giới hiện đại, mọi người yêu thích sự tiện lợi của việc sử dụng các công nghệ không dây. Chúng ta muốn dữ liệu được chuyển nhanh chóng từ thiết bị này sang thiết bị khác mà không phải lo lắng về vấn đề bảo mật. Do đó, ta cần tiếp cận với các phương pháp truyền dữ liệu an toàn và bảo mật từ thiết bị này sang thiết bị khác. Chẳng ai muốn phải nơm nớp lo sợ về việc kẻ nào đó có thể ăn cắp thông tin thẻ tín dụng của mình trong khi đang trả tiền cà phê sáng cả.

May mắn thay, có hai công nghệ không dây khác nhau hoạt động theo những cách khác nhau để đáp ứng nhu cầu chuyển khoản nhanh chóng, an toàn này. Đó là NFC và Bluetooth. Nhưng lựa chọn nào tốt hơn? Chúng ta sẽ đánh giá chi tiết về NFC và Bluetooth trong bài so sánh trực tiếp này.

So sánh nhanh

NFC và Bluetooth là các công nghệ giao tiếp không dây cho phép truyền dữ liệu trong phạm vi ngắn giữa các thiết bị. Ngoài ra, cả hai đều là những công nghệ tiêu chuẩn được nhiều thiết bị và nhà sản xuất hỗ trợ nhưng khác nhau ở nhiều khía cạnh.

Đặc trưngBluetoothNFC
Tần sốSử dụng băng tần ISM 2.4 GHz (2400 đến 2483,5 Mhz)Hoạt động trong tần số vô tuyến ISM có sẵn trên toàn cầu là 13,56 MHz
Khoảng cáchPhạm vi lên tới 10 – 20 mét (33 – 66 ft)Phạm vi lên tới 4cm (0,131 ft)
Tốc độCó thể truyền dữ liệu với tốc độ lên tới 2 Mb/giây (với Bluetooth 5)Cho phép truyền dữ liệu nhanh chóng với tốc độ tối đa 424 Kb/s
Bảo mậtCó lỗ hổngBảo mật cao
Số lượng thiết bịCó thể kết nối tối đa 8 thiết bị cùng một lúcKết nối 2 thiết bị

NFC là gì?

NFC là từ viết tắt của Near Field Communication. Đây là một công nghệ cảm ứng không dây kết nối hai thiết bị một cách nhanh chóng mà không cần quá trình ghép nối vật lý. Để kết nối không dây các loại thiết bị này, tất cả những gì bạn cần làm là mang chúng đặt ở một khoảng cách đủ gần để đọc được thiết bị khác.

NFC là gì?

Có hai loại thiết bị NFC khác nhau: Thụ động và chủ động. Thiết bị thụ động không xử lý dữ liệu từ các nguồn NFC khác và chỉ có thể kết nối với thiết bị chủ động. Thiết bị thụ động bao gồm thẻ ra vào ở các tòa nhà văn phòng và ký túc xá, chip ID cho thú cưng và nhiều thẻ ưu đãi cho khách hàng mua sắm thường xuyên.

Các thiết bị chủ động có thể gửi và nhận dữ liệu. Đó là những gì bạn tìm thấy trong các thiết bị đầu cuối thanh toán cảm ứng, điện thoại và đồng hồ thông minh. Chúng được truy cập bởi các ứng dụng, chẳng hạn như ứng dụng thanh toán, trên điện thoại của bạn.

NFC là công nghệ mới hơn Bluetooth. Nó gửi sóng vô tuyến bằng cách sử dụng RFID (Radio-frequency Identification). NFC cải thiện điều này bằng cách gửi dữ liệu theo cả hai hướng thay vì chỉ một chiều như công nghệ ban đầu.

Một nhược điểm của NFC là bạn chỉ có thể sử dụng nó khi các thiết bị cách nhau 10cm. Khoảng cách gần giữa các thiết bị làm cho việc truyền tín hiệu ít bị nhiễu hơn.

NFC hoạt động ở tần số 13,5MHz. Tốc độ truyền chậm hơn so với Bluetooth (tốc độ tối đa chỉ 425 kbit/giây). Tuy nhiên, NFC kết nối nhanh chóng với siêu tốc độ chỉ trong khoảng 1/10 giây. Kết nối ở khoảng cách gần và nhanh chóng này làm cho NFC lý tưởng để xử lý những khoản thanh toán và giúp các giao dịch bảo mật.

Công nghệ này cũng sử dụng rất ít năng lượng, ít hơn nhiều so với Bluetooth. Lần duy nhất nó sử dụng nhiều năng lượng hơn Bluetooth là khi ghép nối với một thiết bị thụ động.

Bluetooth là gì?

Bluetooth thực sự là công nghệ truyền dữ liệu không dây đầu tiên. Đây là một phương pháp truyền tín hiệu vô tuyến trực tiếp được phát triển vào năm 1989. Để sử dụng Bluetooth, bạn phải ghép nối hai thiết bị không dây trước khi có thể chuyển bất kỳ dữ liệu nào. Đây là cách đơn giản nhất để truyền dữ liệu giữa hai thiết bị, nhưng dễ gặp trục trặc do quá trình ghép nối.

Bluetooth là gì?

Công nghệ không dây này, hiện đã có phiên bản Bluetooth 5.1, xuất hiện trong hầu hết các thiết bị điện tử như máy tính xách tay, điện thoại thông minh, loa, thiết bị chơi game và tai nghe không dây. Một thiết bị có thể đóng vai trò thiết bị chính và ghép với tối đa 7 thiết bị khác nhau cùng một lúc.

Bluetooth không thể thực hiện các kết nối tầm xa. Nó chỉ có thể kết nối các thiết bị cách nhau dưới 10m. Mặc dù không phải là một giải pháp kết nối tầm xa, nhưng khoảng cách giữa các thiết bị sử dụng Bluetooth đã lớn hơn gấp trăm lần so với những gì NFC có thể làm.

Mặc dù Bluetooth kết nối chậm hơn NFC, nhưng tốc độ gửi dữ liệu của nó lại nhanh hơn NFC. Tốc độ truyền dữ liệu cho các kết nối Bluetooth nằm trong khoảng từ 2 đến 3 Mbit/giây. Bluetooth sử dụng bước sóng ngắn, sóng vô tuyến tần số cực cao trong băng tần 2.4GHz ISM.

Mức tiêu thụ điện năng của Bluetooth là khoảng một milliwatt. Công suất thấp này ngăn chặn hiện tượng nhiễu gây ra bởi các thiết bị không dây khác trong cùng khu vực. Tuy nhiên, Bluetooth làm cạn kiệt pin khi quét các kết nối khả dụng. Vì vậy, nếu bạn không cần sử dụng tính năng này và muốn tiết kiệm pin, hãy tắt Bluetooth đi.

Bluetooth co thể làm cạn pin nhanh chóng

Sự khác biệt chính giữa NFC và Bluetooth

Mặc dù NFC và Bluetooth đều là phương thức truyền không dây nhưng chúng có mục đích khác nhau.

Trường hợp sử dụng

Trước hết, điều quan trọng cần lưu ý là hai công nghệ này có các trường hợp sử dụng khác nhau. Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của NFC là thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại thông minh. Tuy nhiên, NFC cũng có thể được sử dụng trong kiểm soát truy cập (cấp quyền vào tòa nhà, phòng khách sạn, v.v...), xác thực người dùng/thiết bị, theo dõi đối tượng/tài sản và truyền dữ liệu nhỏ hơn (chẳng hạn như danh bạ hoặc một vài bức ảnh).

Bluetooth là lựa chọn tốt hơn khi truyền lượng dữ liệu lớn. Nó thường được sử dụng để kết nối các thiết bị, cho phép mọi thứ từ truyền phát âm thanh liền mạch, chia sẻ file và đồng bộ thiết bị.

Tần số

NFC và Bluetooth được thiết kế để cùng tồn tại hòa bình. Mỗi loại đều sử dụng dải tần số cụ thể – 13,56 MHz cho NFC và 2,4 GHz cho Bluetooth – để truyền dữ liệu. Điều này ngăn tín hiệu của chúng xung đột và đảm bảo cả hai công nghệ đều hoạt động bình thường trên thiết bị. Ngoài ra, Bluetooth còn có cơ chế gọi là nhảy tần, giúp thay đổi kênh tần số một cách ngẫu nhiên và nhanh chóng.

Khoảng cách

Hai công nghệ không dây này khác nhau về phạm vi kết nối. Cụ thể, NFC có phạm vi cực kỳ hạn chế, thường chỉ kéo dài vài cm. Ngược lại, Bluetooth cung cấp phạm vi rộng hơn đáng kể, ngay cả khi nó không thể tạo kết nối tầm xa, thường kéo dài từ 10 đến 20 mét. Điều này có nghĩa là người dùng có thể dễ dàng liên kết điện thoại với loa Bluetooth, thậm chí nếu chúng ở trong các phòng riêng biệt.

Tốc độ

Tốc độ truyền của NFC chậm so với Bluetooth, tối đa chỉ 424 Kbit/s. Tuy nhiên, NFC kết nối nhanh chóng, với tốc độ cực nhanh chỉ khoảng 1/10 giây. Khả năng kết nối chặt chẽ và nhanh chóng này khiến nó trở nên lý tưởng để xử lý các khoản thanh toán và giữ chúng an toàn.

Công nghệ này cũng sử dụng rất ít điện năng, ít hơn nhiều so với Bluetooth. Lần duy nhất nó sử dụng nhiều năng lượng hơn là khi được ghép nối với một thiết bị thụ động, không có nguồn điện như thẻ NFC.

Mặc dù Bluetooth ghép nối chậm hơn NFC nhưng nó sẽ gửi dữ liệu nhanh hơn. Tốc độ truyền dữ liệu cho kết nối Bluetooth trung bình khoảng 2 Mb/s.

Cài đặt Bluetooth trên điện thoại thông minh
Cài đặt Bluetooth trên điện thoại thông minh

Điện năng tiêu thụ là khoảng một miliwatt. Mức tiêu thụ điện năng thấp hơn này rất phù hợp cho các thiết bị chạy bằng pin. Công nghệ này sử dụng một ít pin khi quét các kết nối khả dụng, vì vậy nếu không tích cực sử dụng Bluetooth và muốn tiết kiệm pin, nên tắt Bluetooth.

Bảo mật

Khi nói đến bảo mật, NFC rõ ràng là tùy chọn chiến thắng. NFC là công nghệ có độ bảo mật cao giúp bảo vệ thông tin của bạn trong quá trình truyền bằng cách sử dụng nhiều giao thức mã hóa.

Mặc dù hỗ trợ một số biện pháp bảo mật, chẳng hạn như mã ghép nối và cơ chế xác thực, Bluetooth kém an toàn hơn và có thể dễ bị tấn công nếu người dùng không cẩn thận.

Số lượng thiết bị

Công nghệ NFC cho phép ghép nối tự động chỉ hai thiết bị tương thích trong phạm vi đọc có thể chấp nhận được.

Khi nói đến Bluetooth, một thiết bị sẽ đóng vai trò là thiết bị chính và ghép nối tối đa 7 thiết bị khác nhau cùng một lúc, đóng vai trò là thiết bị phụ cho thiết bị chính. Thiết lập này được gọi là piconet. Nó cho phép thiết lập kết nối không dây tầm ngắn giữa các thiết bị Bluetooth, chẳng hạn như điện thoại thông minh [master] và nhiều thiết bị ngoại vi (tai nghe, bàn phím và loa) [slave].

Nên chọn Bluetooth hay NFC?

NFC và Bluetooth là hai phương thức truyền không dây rất khác nhau về bản chất và mục đích. NFC rất tốt để truyền một lượng nhỏ dữ liệu trong một khoảng cách rất ngắn, được sử dụng chủ yếu cho việc thanh toán không dây và các thẻ ra vào. Bluetooth cho phép phạm vi kết nối và thiết bị rộng hơn. Các thiết bị như điện thoại di động, loa và tai nghe thường sử dụng Bluetooth.

Hai công nghệ này có thể làm việc cùng nhau để tạo ra kết nối tốt hơn giữa các thiết bị không dây. NFC kết nối thiết bị nhanh chóng và sau đó gửi tín hiệu đến Bluetooth, cho phép các thiết bị di chuyển xa hơn, trong khi vẫn duy trì kết nối và tránh làm thông báo “Searching for a device” xuất hiện.

Sự kết hợp hoàn hảo giữa hai công nghệ này sẽ mang lại cho người dùng tốc độ truyền không dây nhanh và ổn định hơn trong tương lai.

Việc lựa chọn NFC hay Bluetooth tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của bạn và cách bạn dự định sử dụng nó. Tuy nhiên, hai công nghệ này có thể hoạt động song song để tạo ra kết nối tốt hơn nữa giữa các thiết bị không dây.

Nếu bạn muốn bắt đầu thực hiện thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại thông minh của mình, hãy đọc về các tùy chọn ví kỹ thuật số NFC tốt nhất để xem mỗi tùy chọn mang lại lợi ích gì. Nếu tình huống của bạn yêu cầu kết nối Bluetooth, bạn có thể muốn tìm hiểu cách thiết lập và quản lý thiết bị Bluetooth trong Windows.

Thứ Ba, 16/07/2019 09:49
4,85 👨 4.357
0 Bình luận
Sắp xếp theo