Những ứng dụng nghe nhạc Hi-res
Như chúng ta biết, ứng dụng nghe nhạc mặc định trên hệ điều hành iOS không cho phép chơi file Hi-res. Ngược lại, Android dù có thể chơi tốt nhạc Hi-res nhưng lại không được hỗ trợ các tính năng nâng cao. Đó chính là lý do những phần mềm nghe nhạc Hi-res trên điện thoại lần lượt ra đời.
Không chỉ hỗ trợ việc chơi được các định dạng nhạc từ thấp cho đến cao, những phần mềm nghe nhạc Hi-res còn giúp kết nối ổn định hơn nếu bạn sử dụng với DAC/Amp rời. Vậy nếu bạn muốn trải nghiệm âm thanh chất lượng cao thì hãy bổ sung ngay cho thiết bị của mình một trong những cái tên dưới đây nhé.
9 ứng dụng nghe nhạc Hi-res tốt nhất
1. VOX
Ở VOX có một điểm mà các phần mềm nghe nhạc khác vẫn chưa làm được đó chính là khả năng hỗ trợ chơi phần lớn các định dạng nhạc phổ biến trên thị trường, hỗ trợ stream nhạc trực tiếp từ 2 dịch vụ lớn nahtas Spotify và Apple Music, đồng thời còn có cả Soundcloud.
Phần mềm nghe nhạc này là hoàn toàn miễn phí, nhưng nếu bạn muốn sử dụng thêm dịch vụ đám mây để lưu nhạc và chia sẻ giữa các thiết bị thì phải lựa chọn bản trả phí theo tháng hoặc theo năm.
- Tải VOX cho iOS
2. Onkyo HF Player
HF Player được phát triển bởi hãng âm thanh Onkyo, đây là một trong những phần mềm nghe nhạc Hi-res được rất nhiều người yêu thích vì chất lượng âm thanh tuyệt vời cùng vô vàn các tính năng hữu ích khác. Về cơ bản, nó chơi tốt trên các file DSD với 2 chế độ DSD native và DOF. Ngoài ra, HF Player cũng khai thác tốt sức mạnh của các CPU 64bit trên các thiết bi di động.
HF Player hiện nay có 2 phiên bản là miễn phí và trả phí, để có thể chơi nhạc Hi-res, các bạn phải mua phiên bản đầy đủ các tính năng của ứng dụng với giá khoảng 10$.
3. NePLAYER
Ra mắt sau HF Player nhưng NePLAYER vẫn cho thấy độ hot của mình và được khá nhiều người tải về sử dụng. Nếu bạn đã từng dùng HF Player trước đó thì sẽ dễ dàng nhận thấy một điều là NePLAYER có giao diện trực quan hơn. Bên cạnh đó, nó cũng tích hợp đầy đủ các tính năng mà HF Player đang có, đặc biệt phần mềm này còn hỗ trợ đồng bộ với một số dịch vụ stream nhạc như Mora, e-onkyo music và OTOTOY. Thêm một điểm cộng cho NePLAYER đó chính là khả năng truy suất nhạc từ các NAS thông qua giao thức DLNA.
- Tải NePLAYER cho iOS
4. Fiio Music
FiiO Music có mặt trên cả hai nền tảng iOS và Android, nó không có quá nhiều những tính năng đầy đủ để tinh chỉnh như các phần mềm nghe nhạc Hi-res ở trên. FiiO Music sẽ phù hợp với những bạn cần một phần mềm có giao diện thân thiện, kết nối DAC/Amp ổn định và tốc độ xử lý nhanh.
5. USB Player Pro
USB Player Pro là ứng dụng nghe nhạc trên Android tốt nhất khi sử dụng để kết nối với DAC/Amp rời. Ưu điểm của phần mềm này chính là bybass qua các giới hạn phần mềm của Android để khai thác tối đa sức mạnh phần cứng của thiết bị. Tất cả các dịch vụ stream nhạc phổ biến như Tidal, Google Music hay Qobuz đều được phần mềm hỗ trợ, thậm chí USB Player Pro còn hỗ trợ Bit perfect playback, Gapless playback.
Ngoài khả năng chơi nhạc qua NAS thông qua giao thức DLNA, USB Player Pro còn cho phép bạn chơi nhạc trực tiếp từ các USB hoặc ổ cứng di động theo kiểu plug n play.
6. Audirvana+
Trên trang web của mình, Audirvana+ được mô tả đơn giản là một trình phát nhạc audiophile (thuật ngữ chỉ quá trình tái tạo âm thanh trung thực nhất có thể). Việc sử dụng thuật ngữ này có thể kích thích hoặc khiến bạn thấy phiền. Nếu bạn nghĩ rằng âm thanh hi-res là trò lừa đảo, Audirvana+ có thể không dành cho bạn. Đặc biệt là khi bạn xem xét yếu tố giá cả.
Mặc dù không phải là trình phát nhạc đắt nhất trong danh sách này, nhưng Audirvana+ vẫn không hề rẻ. Bạn nhận được một số lượng lớn các tính năng tương xứng với số tiền bỏ ra. Một số tính năng trong đó thậm chí không thể tìm thấy ở bất ký tùy chọn nào khác trong danh sách này. Bạn cũng nhận được bản dùng thử 3 tháng của Tidal, cộng với bản dùng thử 3 tháng của Qobuz nếu không ở Hoa Kỳ.
Tính năng Audirvana+ hỗ trợ cho các định dạng hi-res chính, bao gồm MQA (Master Quality Authenticated). Ứng dụng này là phần mềm đầu tiên tích hợp MQA Core Decoder, mang đến chất lượng nhạc đầy đủ, ngay cả khi bạn không phát qua thiết bị âm thanh có khả năng MQA.
Ứng dụng này cũng hỗ trợ các định dạng như FLAC, ALAC, DSD và thậm chí SACD ISO. Audirvana+ cũng có các tính năng mở rộng để lập danh mục thư viện, bao gồm các tag mở rộng cho nhạc cổ điển và nhạc jazz. Tính năng tìm kiếm toàn văn giúp bạn dễ dàng tìm thấy bài nhạc của mình.
- Tải Audirvana+ ($74/1.702.000VND, với bản dùng thử miễn phí 15 ngày).
7. Colibri
Trình phát rẻ nhất trong danh sách này không phải là tùy chọn miễn phí, Colibri cung cấp nhiều tính năng cho mức giá tương đối thấp. Trang web thậm chí còn chỉ ra rằng đây là giao dịch mua một lần và đảm bảo nâng cấp miễn phí. Điều này không được đề cập đến trên các trang web của ngay cả những trình phát đắt tiền hơn.
Colibri cung cấp tính năng phát không có khoảng trống (gapless playback) hoàn hảo cho các định dạng âm thanh lossless và cũng hỗ trợ những file có định dạng lossy. Các định dạng lossless được hỗ trợ bao gồm FLAC, ALAC, WAV, AIFF, APE, TTA, DSD và WavPack. Khi nói đến các định dạng lossy, Ogg Vorbis, MP3 và AAC/M4A được hỗ trợ. Ứng dụng này bao gồm hỗ trợ cho các Cue sheet (Bản đảm bảo tính độc quyền của một sản phẩm âm nhạc).
Nếu thích vẻ đẹp của các ứng dụng Mac, bạn sẽ yêu Colibri. Trang web này tuyên bố rằng một trong những mục tiêu của dự án là trở nên giống ứng dụng gốc của macOS nhất có thể. Colibri cũng tiêu thụ ít bộ nhớ và tác động tối thiểu đến pin. Thật tuyệt nếu bạn muốn nghe nhạc khi làm việc ở quán cà phê mà không cần phải cắm điện.
- Tải Colibri ($4,99/ 115.000VND).
8. Amarra Luxe
Với mức giá $99 (2.300.000VND), Amarra Luxe là ứng dụng đắt nhất trong danh sách này. Đây cũng là một trong một vài sản phẩm mang thương hiệu Amarra của nhà phát triển Sonic Studio. Amarra Luxe có giá không hề rẻ, nhưng ứng dụng này sở hữu một số tính năng độc đáo.
Amarra Luxe hỗ trợ một loạt các loại file, bao gồm DSD, MQA và FLAC. Ứng dụng có tính năng chuyển đổi DSD sang PCM thời gian thực tích hợp, nghĩa là bạn có thể nghe mà không cần bộ chuyển đổi tín hiệu digital thành analog. Bạn cũng có thể tích hợp với Tidal và Qobuz, cho phép nghe các stream từ nhiều dịch vụ ở cùng một nơi.
Một trong những tính năng quan trọng của Amarra Luxe là tích hợp iTunes. Nếu bạn yêu thích giao diện iTunes nhưng muốn hỗ trợ định dạng và chất lượng âm thanh của Amarra Luxe, thì đây là một tính năng hấp dẫn.
- Tải Amara Luxe ($99):
http://www.sonicstudio.com/amarra/amarra4luxe.php
9. Pine Player
Là trình phát duy nhất hoàn toàn miễn phí trong danh sách này, Pine Player chỉ có những điều rất cơ bản. Mặc dù trình phát này có thể không hào nhoáng như một số ứng dụng khác, nhưng nó vẫn xử lý tốt các file âm thanh hi-res. Nếu không muốn chi quá nhiều tiền vào các album kỹ thuật số, thì đó là một điều tuyệt vời.
Pine Player hỗ trợ rất nhiều định dạng, bao gồm MP3, FLAC, APE, AAC, M4A, WAV, AIFF, OGG, WMA, DSD và SACD ISO. Nó cũng hỗ trợ nghe các file BIN/CUE. Thậm chí tốt hơn, Pine Player còn hỗ trợ âm thanh hi-res lên đến 32bit/768kHz.
Nếu là một fan hâm mộ của các tính năng điều khiển bằng bàn phím, bạn sẽ tìm thấy rất nhiều điều mình yêu thích trong Pine Player. Bạn có thể kiểm soát gần như mọi khía cạnh của ứng dụng bằng một số phím tắt, bao gồm việc phát, âm lượng và chỉnh sửa danh sách phát.
Các tính năng khác bao gồm crossfading (kỹ thuật tạo ra sự chuyển đổi suôn sẻ từ âm này sang âm thanh khác) và gapless playback (phát liên tục), cũng như chức năng cách ly tự động cho những file bị hỏng.
Tải Pine Player (Miễn phí):
http://www.digipine.com/index.php?mid=pineplayer
Trên đây là top ứng dụng nghe nhạc Hi-res hay nhất mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn, hãy lựa chọn và cài đặt cho thiết bị ứng dụng phù hợp để trải nghiệm ngay hôm nay nhé!
Xem thêm:
Bạn nên đọc
-
Cách sử dụng Photographic Styles của iPhone 16
-
7 ứng dụng giáo dục miễn phí sử dụng trong lớp học giáo viên nên biết
-
Cách kết nối Wifi không cần mở Settings trên iPhone
-
Cách thiết lập trả lời vắng mặt trong iCloud Mail
-
Cách sử dụng tính năng Clean Up trên iPhone cũ
-
Fake IP Android, 17 ứng dụng VPN cho điện thoại Android tốt nhất
-
Cách sử dụng Type to Siri để loại bỏ những khó xử ở nơi công cộng
-
Cách bật Spatial Audio phát nhạc chất lượng cao trên iPhone
-
Hướng dẫn tắt ảnh liên hệ trong Mail iPhone
Cũ vẫn chất
-
Top 10 phim hay nhất về Thám Tử Lừng Danh Conan
Hôm qua -
Windows Audio Device Graph Isolation là gì và tại sao nó lại chạy trên máy tính?
Hôm qua -
Cách làm sơ đồ tư duy trên Canva
Hôm qua -
Hôm nay ăn gì? 150 thực đơn bữa ăn hàng ngày
Hôm qua 3 -
Cách sửa lỗi Bluetooth bị mất trên cài đặt Settings Windows 10
Hôm qua -
Tổng hợp các cách tắt iPhone trong iOS 18
Hôm qua -
Sui gia hay Xui gia là đúng chính tả?
Hôm qua -
Mâm cúng ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng 2024
Hôm qua -
Fake IP Android, 17 ứng dụng VPN cho điện thoại Android tốt nhất
Hôm qua 1 -
Mẫu thông báo nghỉ Tết Dương 2023
Hôm qua