Tai nghe là vật dụng vô cùng quen thuộc, nó giúp bạn tập trung tận hưởng những bản nhạc du dương và có những giây phút nghỉ ngơi hiệu quả. Tuy nhiên, sử dụng tai nghe như thế nào cho đúng cách để không làm ảnh hưởng tới thính lực? Hãy cùng Quantrimang tham khảo một vài lưu ý dưới đây.
I. Những lưu ý khi dùng tai nghe
1. Chọn tai nghe hiệu quả, thiết kế vừa vặn, cách âm
Thông thường khi dùng tai nghe nếu vô tình để lọt tạp âm bạn sẽ thường tăng âm lượng nhằm lấn át tiếng tạp âm đó. Tuy nhiên, cách làm này lại vô tình khiến cho tai dễ bị tổn thương.
Để ngăn cản việc tạp âm từ bên ngoài lọt vào tai khi đang nghe bạn có thể tham khảo 2 cách sau đây:
- Chọn tai nghe có công nghệ khử âm chủ động: Đây là loại tai nghe cao cấp, có 1 microphone để thu lại âm thanh của môi trường ngoài cùng lúc đang phát nhạc. Qua quá trình xử lý, nó sẽ phát ra một loại tần số khử song song với nhạc, triệt tiêu tạp âm lọt vào.
- Chọn tai nghe vừa vặn với tai: Nếu có thể, bạn nên thử tai trước khi mua, vì một chiếc tai nghe có khung vừa vặn với vành/lỗ tai sẽ giúp hạn chế tối đa tạp âm lọt qua. Đây là cách ngăn tạp âm thụ động, không phải chủ động như cách trên.
2. Không nên dùng tai nghe trong thời gian quá lâu
Đeo tai nghe liên tục trong nhiều giờ, nhiều ngày sẽ dẫn đến việc tế bào thần kinh trong ốc tai làm việc quá sức, ảnh hưởng không tốt đến tai, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Theo các chuyên gia, 60 phút là khoảng thời gian thích hợp nhất để cho tai "nghỉ ngơi" để không có tổn thương nào xuất hiện.
3. Không nên để âm lượng vượt quá ngưỡng cho phép
Cường độ âm thanh được khuyến nghị là an toàn cho tai khi dùng tai nghe nhạc là 85dB, nhưng kể cả khi biết rõ con số đó, chúng ta cũng chẳng thể lúc nào cũng có khả năng tự đo đạc chúng rồi mới nghe.
Vậy làm sao để biết khi nào chúng ta lỡ vượt qua mức khuyến nghị này và cần giảm âm lượng xuống?
Rất dễ dàng, hãy đảm bảo mức âm lượng đang nghe không quá 2/3 vạch tối đa, bạn có thể chỉnh dao động thêm chút tùy tai nhạy cảm hay không. Đây là mức được cho là gần với điểm an toàn, có thể chấp nhận được.
II. Tác hại của đeo tai nghe liên tục và không đúng cách
Dưới đây là một số tác hại đối với tai nếu bạn sử dụng tai nghe liên tục và không khoa học:
- Nghe nhạc bằng tai nghe liên tục trong nhiều giờ, nhiều ngày, tế bào thần kinh trong ốc tai làm việc quá sức sẽ gây mệt mỏi dẫn đến lùng bùng tai, nghe mà không hiểu, khả năng cảm nhận tiếng nói kém hơn.
- Giảm thính lực: Nghe âm thanh trên 85db liên tục trên 2 giờ một ngày và kéo dài nhiều tháng sẽ gây giảm thính lực.
- Âm thanh, tiếng ồn quá mạnh, kéo dài sẽ gây ra trạng thái kích thích liên tục, hậu quả là làm mệt thính giác. Nghe nhạc với cường độ lớn, hoặc nghe trước khi ngủ rồi ngủ quên luôn không những làm tổn thương cơ quan thính giác mà còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.
- Nút tai nghe thường gây ẩm, dễ sang chấn da cửa tai làm vi trùng, vi nấm phát triển, gây viêm ống tai ngoài do vi trùng, chàm ống tai, nhiễm nấm.
- Nếu đeo tai nghe không vừa vặn sẽ khiến cho ống tai và cửa tai bị ê nhức, đau đầu.
III. Hướng dẫn đeo tai nghe đúng cách
Đeo tai nghe vòng qua tai mới là cách đeo được các hãng sản xuất, các chuyên gia công nghệ khuyến cáo người dùng nên thực hiện. Với cách này bạn chỉ cần nhét tai nghe vào trong tai, vòng dây qua vành tai và ra sau lưng.
- Cách đeo này sẽ giúp tai nghe được cố định trong tai chắc chắn hơn và bạn không phải lo lắng về việc tai sẽ bị rơi ra. Đồng thời, bạn cũng có thể hoàn toàn thoải mái cử động tay mà không sợ bị vướng những sợi dây tai nghe trước cổ.
- Khi bạn đeo tai nghe đúng cách, âm thanh khi truyền từ tai nghe đến tai sẽ rõ hơn, âm thanh không bị phát ra ngoài cho phép bạn có thể thưởng thức những bản nhạc có chất lượng âm thanh tốt nhất.
- Tuy vậy, tối đa bạn chỉ nên sử dụng tai nghe 2 tiếng/ngày để bảo vệ sức khỏe cũng như thính giác.
Đồng thời, bạn hãy chọn loại tai nghe phù hợp với mình, không chọn loại quá lớn vì sẽ gây đau tai, cũng không chọn loại quá nhỏ vì sẽ làm lọt âm ra ngoài.
IV. Top tai nghe được người dùng ưa chuộng nhất hiện nay
1. Tai nghe Sennheiser MX400 II - Giá tham khảo: 219.000vnđ
Tai nghe nhét tai Sennheiser MX400 II có hệ thống loa chất lượng cao tạo ra âm thanh trong trẻo, hiệu ứng bass mạnh mẽ. Sản phẩm thích hợp với các dòng máy nghe nhạc mp3, Ipod hay điện thoại Iphone,... cho bạn hòa cùng âm thanh sống động nhất.
Khả năng thể hiện rất tốt với âm trầm (bass) mạnh mẽ. Thiết kế sử dụng cùng máy nghe nhạc mp3, IPod, các loại smartphone, điện thoại... phù hợp với các dòng nhạc trẻ sôi động như pop, hip hop...
Sản phẩm được bảo hành 24 tháng.
2. Tai nghe bluetooth Plantronics ML15 - Giá tham khảo: 450.000vnđ
Là sản phẩm tai nghe bluetooth không dây được thiết kế trẻ trung cá tính và thoải mái với vòng tai của người Việt. Bạn sẽ không có cảm giác nhức hay mỏi tai khi đang đeo, vì trọng lượng của nó khá nhẹ và mút đệm tai khá êm ái đã giúp cảm giác khó chịu không tồn tại. Plantronics ML15 là một trong những tai nghe bluetooth có khả năng kết nối với các hệ điều hành Android, iOS và Windows Phone.
Tai nghe Plantronics ML15 có khả năng giảm tiếng ồn khá hiệu quả, giúp bạn thoải mái nói chuyện khi đi xe máy hoặc đang ở những nơi công cộng có nhiều tiếng ồn, từ đó đảm bảo cho bạn có những cuộc gọi với chất lượng tốt nhất và âm thanh rõ ràng nhất.
Sản phẩm sử dụng pin sạc thông qua cổng Micro USB tiện lợi cùng với dung lượng pin lớn cho phép thời gian đàm thoại liên tục lên đến 6 giờ và chế độ chờ duy trì đến cả tuần.
3. Tai nghe Microlab K290 - Giá tham khảo: 270.000vnđ
Tai nghe có mic chụp tai Microlab K290 trang bị bọc đệm tai nghe dày, êm ái tạo cảm giác dễ chịu cho người dùng khi nghe trong thời gian dài. Microlab K290 có trở kháng 32Ω, đáp ứng dài tần số rộng từ 20Hz - 20.000Hz giúp bạn thưởng thức âm nhạc với nhiều thể loại hơn.
Microlab K290 trang bị vành tai nghe được chế tác từ nam châm Neodymium mang đến âm thanh chuyên nghiệp, chất lượng. Jack cắm 3.5mm giúp bạn kết nối được với các nguồn phát nhạc khác nhau: Máy nghe nhạc Mp3, máy nghe nhạc Mp4, đầu đĩa CD/DVD, tablet, smartphone, PC/notebook.
Hi vọng qua bài viết này, các bạn sẽ biết cách sử dụng tai nghe đúng cách nhằm giảm thiểu những tác động xấu tới tai giúp đảm bảo sức khỏe và duy trì tốt thính lực.