Nên nâng cấp PSU bao lâu một lần?

Chúng ta thường bỏ bê nguồn điện máy tính. Trên thực tế, hầu hết mọi người có thể sử dụng phần cứng PC mới nhất trong nhiều năm mà không cần động tới nó. Nhưng cho dù bạn hiện đang build một PC mới, dự định sớm nâng cấp máy tính của mình hay đã có một máy tính đáng tin cậy đáp ứng mọi nhu cầu, vẫn nên biết khi nào nên thay PSU.

Nên nâng cấp PSU....

Cứ sau 5 đến 10 năm, tùy thuộc vào chế độ bảo hành

Bộ nguồn thường được thiết kế để có tuổi thọ cao hơn các thành phần PC khác, đó là lý do tại sao chúng thường có thời gian bảo hành lâu hơn. Ví dụ, Seasonic cung cấp bảo hành 12 năm đáng kinh ngạc với bộ nguồn dòng PRIME. Vì vậy, ngay cả khi nó bị hỏng sau một thập kỷ sử dụng, bạn vẫn có thể trả hàng cho nhà sản xuất và nhận một thiết bị thay thế.

Tuy nhiên, không phải tất cả các PSU đều có chất lượng và chế độ bảo hành như nhau, vì vậy một số mẫu có thể có thời gian bảo hành ngắn hơn. Hầu hết các nhà sản xuất đều đã kiểm tra bộ nguồn mà họ cung cấp để đảm bảo rằng sản phẩm có tuổi thọ lâu hơn thời gian bảo hành. Vì vậy, bạn có thể yên tâm rằng nguồn điện sẽ tồn tại lâu như những gì nhà sản xuất đảm bảo.

Bộ nguồn Corsair 750
Bộ nguồn Corsair 750

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là nên thay thế PSU ngay khi hết hạn bảo hành. Nếu bảo quản tốt (bằng cách giữ thiết bị sạch sẽ, tránh quá tải), PSU có thể tồn tại thêm vài năm nữa sau ngày bảo hành.

Một nguyên tắc nhỏ là bạn nên xem xét PSU của mình khoảng một hoặc hai năm sau khi hết bảo hành. Mặc dù PSU có thể trông vẫn đẹp ở bên ngoài sau khoảng thời gian đó, nhưng không nên mạo hiểm mua các thành phần đắt tiền hơn khác trên máy tính khi vẫn sử dụng PSU cũ.

Khi thực hiện một nâng cấp đáng kể

Card đồ họa GeForce RTX 4090 làm mát bằng chất lỏng 
Card đồ họa GeForce RTX 4090 làm mát bằng chất lỏng

Bạn có nên sử dụng lại bộ nguồn của PC cũ nếu định nâng cấp nó không? Không có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi này vì phải xem xét một số yếu tố. Nhưng nếu đang muốn thay đổi một thông số kỹ thuật lớn thì nên mua một bộ cấp nguồn mới đi kèm với card đồ họa "vừa bóc tem".

Đó là vì các thành phần có thông số kỹ thuật cao hơn thường có yêu cầu về năng lượng cao hơn. Ví dụ, RTX 2080 Ti có TDP 250 watt. Nếu bạn ghép nối thiết bị này với Intel Core i7-12700K có TDP 190 watt thì PSU 600 watt sẽ là quá đủ cho nhu cầu. Nhưng nếu nâng cấp GPU lên RTX 4090, yêu cầu công suất 450 watt, thì bạn cần nâng cấp bộ nguồn để đáp ứng nhu cầu này.

Nếu bắt đầu nhận được những dấu hiệu này

Cho dù có một chiếc máy tính hoàn toàn mới hay vẫn giữ một chiếc máy tính để bàn cũ đáng tin cậy sau vài năm, bạn nên luôn chú ý xem nó hoạt động như thế nào. Đó là bởi vì PSU, bất kể độ tuổi nào, đều có thể bị hỏng vì nhiều lý do. Vì vậy, nếu bắt đầu thấy một số triệu chứng này trên máy tính của mình, nên thay thế hoặc nâng cấp PSU(hoặc RMA cho nhà sản xuất nếu nó vẫn còn được bảo hành).

  • Màn hình xanh chết chóc với các lỗi sau:
    • 0x00000080: NMI_HARDWARE_FAILURE
    • 0x00000122: WHEA_INTERNAL_ERROR
    • 0x00000124: WHEA_UNCORRECTABLE_ERROR
    • 0x00000127: PAGE_NOT_ZERO
    • 0x0000012B: FAULTY_HARDWARE_CORRUPTED_PAGE
  • Âm thanh lạch cạch nhỏ
  • Sự cố về hiệu suất CPU hoặc GPU không giải thích được
  • Mất ổn định điện

Những dấu hiệu và triệu chứng này có thể cho thấy PSU đang bắt đầu xuống cấp và nên sớm nâng cấp hoặc thay thế nó. Bạn không muốn sự cố PSU vượt quá tầm kiểm soát, khiến PC ngừng hoạt động khi bạn đang sử dụng hoặc tệ hơn là làm hỏng các thành phần khác đắt tiền hơn như bộ xử lý hoặc GPU.

Giống như bất kỳ bộ phận máy tính nào khác, bạn phải bảo trì PSU của mình để kéo dài tuổi thọ hữu ích của nó. Nhưng dù có chăm sóc nó tốt đến đâu thì cũng sẽ có lúc nó cần được thay thế. Vì vậy, tốt hơn hết nên chủ động thay thế nó trước khi nó ngừng hoạt động giữa lúc bạn làm việc hoặc vui chơi, thay vì đợi nó chết và có khả năng ảnh hưởng đến các bộ phận khác.

Thứ Năm, 30/05/2024 11:40
31 👨 286
0 Bình luận
Sắp xếp theo