Những thông số màn hình nào hoàn toàn vô nghĩa?

Bài viết này không định nói cho bạn biết trên thị trường bây giờ điện thoại nào có màn hình sáng nhất hay công nghệ hiện đại nhất. Hãy cùng nhìn kĩ vào bản thân các thông số này để xem ý nghĩa của chúng.

Nhìn vào một dãy các thông số màn hình, bạn có biết được đâu là thông số quan trọng? Đâu là thông số thực tế chẳng có nhiều ý nghĩa? Dù bạn có tin hay không, một vài thông số thực sự chẳng quan trọng và cũng chẳng quyết định được màn hình đó có tốt hay không.

Tỉ lệ tương phản

Con số này đo tỉ lệ độ sáng của màn hình giữa hai màu trắng và đen. Hiển nhiên ai cũng nghĩ là số càng cao thì càng tốt.

Màu trắng hiển thị trên màn hình được dùng để đo, nhưng trên thực tế chẳng có màn hình nào hiển thị màu trắng tới lóa mắt nên tỉ lệ này quyết định bởi màu đen. Với màn hình OLED thì màu sẽ khá tối.

OLED phát ánh sáng dựa vào lượng điện đi qua thiết bị, nếu hoàn toàn không có điện thì sẽ không có ánh sáng. Phát sáng ở mức 0 hoặc gần 0 ở trạng thái màu đen tạo nên tỉ lệ tương phản cao. Một số điện thoại màn hình OLED có tỉ lệ tương phản lên tới 100.000 : 1 hoặc thậm chí là 1 triệu :1. Một số còn nói rằng màn hình của họ có độ tương phản “vô cực”.

Thực tế thì những con số này được đo trong điều kiện không có phản chiếu, đen hoàn toàn (để đo được ở mức thấp như vậy cũng cần thiết bị phức tạp) còn trong điều kiện bình thường (ngay cả phòng tối) tỉ số này còn phụ thuộc vào ánh sáng xung quanh (gồm ánh sáng tự nhiên và cả ánh sáng màn hình phản chiếu từ khu vực xung quanh viền).

Hầu hết điện thoại có độ tương phản từ 50 : 1 tới 100 : 1 trong điều kiện bình thường.

Kết luận là tỉ số này hầu như hoàn toàn vô nghĩa, trừ phi bạn dùng điện thoại trong phòng rất tối. Thay vào đó nên quan tâm tới độ phản chiếu của màn hình (càng thấp càng tốt) và độ tương phản thực sự trong điều kiện thực.

Dải màu (color gamut)

Một thông số nữa vốn được cho là “càng cao càng tốt” là dải màu (hay một vùng trong hệ màu (color space) nhìn thấy được). Thông số này thường được đo bằng số phần trăm trên một dải màu tham chiếu nào đó, thường là chuẩn màu TV của Mỹ gọi là NTSC Gamut. Ví dụ màn hình nói có dải màu 105% NTSC khiến chúng ta nghĩ nó tốt hơn.

Thực tế, dải màu lớn chẳng liên quan gì tới chất lượng hay độ chính xác của hình ảnh. Ảnh và video được tạo thành bởi một nhóm các thông số về hệ màu, trong đó có dải màu. Nếu màn hình không đáp ứng được các thông số này thì sẽ hiển thị màu không chính xác.

Hình ảnh trên dải màu lớn hơn sẽ cho ra ảnh sáng hơn thực tế.

Quan trọng là nó nằm trong hệ màu của ảnh mà bạn xem
Quan trọng là nó nằm trong hệ màu của ảnh mà bạn xem

Điều quan trọng không phải là phần trăm dải màu lớn mà là màn hình nào có dải màu phù hợp với hệ màu của ảnh mà bạn sẽ xem. Hầu hết các chương trình TV hay ảnh chụp kỹ thuật số ngày nay đều dùng dải màu sRGB/”Rec.709”, chỉ chiếm 72% của chuẩn NTSC.

Các chuẩn mới hơn như DCI-P3 của điện ảnh kỹ thuật số hay “Rec.2020” của TV thì lớn hơn nhưng quan trọng vẫn là hợp với dải màu chuẩn chứ không phải là càng lớn càng tốt.

Độ sâu màu

Nói đến màu sắc còn có một thông số rất hay bị lạm dụng và dễ bị hiểu lầm. Nó có nhiều cách gọi nhưng phổ biến là độ sâu màu (color bit depth) hay số lượng màu. Ví dụ màn hình có thể xử lý 8 bit dữ liệu cho từng kênh màu đỏ, xanh lá, xanh dương tức là tạo ra 256 sắc độ xám cho mỗi màu (2 mũ 8). Nghĩa là màn hình đó sẽ tạo được

256 (xanh dương) x 256 (đỏ) x 256 (xanh lá) = 16,78 triệu màu.

Nghĩa là con số cứ càng lớn thì càng tốt, càng hiển thị nhiều màu. Nhưng không phải vậy. Màu sắc chỉ là khả năng nhận biết của con người chứ thực tế không hề tồn tại hay có ý nghĩa gì. Mắt bạn có thể phân biệt được bao nhiêu màu?

Nhiều bit hơn cho mỗi màu có thể hữu ích trong một vài tình huống, chỉ không đơn giản theo kiểu chỉ nhìn vào là thấy. Việc màn hình có hiển thị được số màu khác biệt đó hay không còn phụ thuộc vào cả số bit và việc nó có hợp với vòng cung gamma hay không.

Đây là bảng tóm tắt một vài thông số màn hình mà bạn nên hiểu khi xem xét, đánh giá màn hình của thiết bị.

Đừng quan tâm tới... Thay vào đó, hãy xem…
Độ tương phản (2.000 : 1 hay 3000 : 1)Tương phản dưới ánh sáng tự nhiên và độ phản chiếu màn hình thấp
Số phần trăm dải màu lớnDải màu hợp với hệ màu của ảnh
Số lượng màu nhiềuĐộ chính xác của màu (đo bằng sai số ΔE*, càng thấp càng tốt, nhỏ hơn hoặc bằng 1.0 là tốt nhất) và hiệu chỉnh gamma
Thời gian phản hồi tổng/GtGThời gian phản hồi hình chuyển động MPRT và các thông số phản hồi theo chuyển động tương tự (như mờ viền khi chuyển động…)

Xem thêm:

Thứ Bảy, 10/03/2018 08:45
54 👨 16.415
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Bình luận công nghệ