Khám phá VDI trong Server 2008 R2 Hyper-V

Quản trị mạng - Ban đầu những công cụ ảo hóa được sử dụng để khắc phục những vấn đề như sập máy chủ, khả năng sử dụng máy chủ thấp, lưu lượng truy cập trung tâm dữ liệu, những vấn đề về điện năng, và giảm chi phí IT.

Trong vài năm trước, Virtual Desktop Infrustructure (VDI) là một lĩnh vực được quan tâm, kể từ đó nhiều công cụ ảo hóa mới bắt đầu được thử nghiệm và triển khai để giải quyết những vấn đề về quản lý và cung cấp desktop cho người dùng cuối. Ngoài ra, VDI còn là một biện pháp cắt giảm chi phí hoạt động IT.

VDI cho phép một tổ chức triển khai những máy tính ảo trên máy chủ trong trung tâm dữ liệu và cung cấp những kết nối trực tiếp cho người dùng tới một máy tính ảo khác qua nhiều máy trạm phân bố từ những terminal đơn giản đến những máy laptop hay desktop vật lý. Kết quả là máy tính ảo được thực thi trên những máy chủ trung tâm dữ liệu, trong khi đó giao tiếp người dùng được xuất hiện trên các máy trạm sử dụng ứng dụng khách của desktop từ xa. Một VDI không phải là một công cụ riêng lẻ mà nó còn bao gồm một hệ thống phần cứng, phần mềm ảo hóa và các công cụ quản lý để cung cấp một công cụ toàn diện để triển khai, cấu hình và quản lý các desktop ảo hóa.

Microsoft VDI

Microsoft VDI chia sẻ nhiều thành phần với những hệ thống được sử dụng để triển khai cấu trúc ảo hóa của máy chủ. Cơ bản, công cụ Microsoft VDI được phát triển trên nền tảng quản lý và ảo hóa máy chủ có bổ sung thêm một số thành phần giúp quản lý máy desktop ảo. Microsoft, cộng tác với Citrix và nhiều đối tác khác, đã cung cấp một nhóm thành phần cho phép người dùng triển khai cả các công cụ Static Virtual Desktop (desktop ảo) và Dynamic Virtual Desktop (desktop ảo động).

Static Virtual Desktop

Một Static Virtual Desktop sẽ thay thế trực tiếp một desktop vật lý trong một máy ảo ổn định dành riêng cho một người dùng cụ thể. Người dùng này sẽ kết nối trực tiếp tới máy ảo bằng ứng dụng kết nối máy ảo từ xa. Một Static Virtual Desktop có thể gồm có một hệ điều hành khách và một số ứng dụng đã được cài đặt, hay nó có thể tận dụng Terminal Server, khả năng ảo hóa ứng dụng và ứng dụng truyền dữ liệu cho việc cách ly và phân phát động của các ứng dụng.

Dynamic Virtual Desktop

Một Dynamic Virtual Desktop thường được cung cấp và kết hợp từ một Image chủ duy nhất, và nó sử dụng Terminal Server, ứng dụng ảo và ứng dụng truyền dữ liệu cũng như những cài đặt cụ thể của người dùng để chuyển một desktop ảo riêng những không ổn định tới một người dùng. Vùng lưu trữ dữ liệu người dùng có thể ổn định bằng cách lưu trữ trong một đĩa cứng ảo sẽ được kết nối khi máy ảo được khởi chạy và ngắt kết nối khi tắt.

Microsoft Windows Server 2008 Hyper-V

Microsoft Windows Server 2008 Hyper-V là một phân lớp ảo hóa trong công cụ Microsoft VDI. Với công nghệ nền tảng Hypervisor, Hyper-V hỗ trợ những phân vùng bảo mật riêng biệt và đồng thời trong đó người dùng có thể chạy những máy ảo riêng biệt. Dựa trên khả năng tương thích với Windows Server 2008, Hyper-V cung cấp khả năng di chuyển các máy ảo giữa những máy chủ Hyper-V sử dụng Clustering chuyển đổi tích hợp giúp giảm thiểu thời gian tạm dừng. Tính năng này cũng như Quick Migration. Với Quick Migration, những máy ảo được chuyển sang trạng thái lưu trữ trước khi được di chuyển và khởi động lại trên Cluster Node Hyper-V khác. Tính năng này chỉ hữu dụng khi một máy chủ Hyper-V yêu cầu bảo trì định kỳ hay người dùng cần cân bằng lại tải cho máy ảo Hyper-V. Hỗ trợ chuyển tiếp Cluster cũng cung cấp khả năng khởi động lại máy ảo trên một cluster node Hyper-V mới trong tình huống phát sinh, như lỗi phần cứng. Vì Hyper-V có thể hỗ trợ nhiều thiết bị, gồm: SAN, NAS, DAS và iSCSI nên người dùng có thể lựa chọn cấu hình tối ưu để hỗ trợ cho quá trình triển khai VDI quy mô lớn và nhỏ. Dưới dạng những kết nối khách tới máy ảo, Hyper-V sẽ cung cấp truy cập qua giao thức desktop từ xa (RDP).

Centralized Desktop trong Windows Vista Enterprise

Centralized Desktop trong Windows Vista Enterprise (VECD) bao gồm những tùy chọn giấy phép hiện có để triển khai máy tính ảo Windows trong một môi trường VDI. VECD định nghĩa các mẫu giấy phép cho những máy tính ảo được truy cập qua máy tính thông thường hoặc thin client (một thiết bị mạng có khả năng xử lý dữ liệu độc lập nhưng lại phải dựa vào máy chủ về chương trình, lưu trữ dữ liệu và quản trị). Các giấy phép được phân bổ trên một thiết bị cơ sở. Một giấy phép desktop thông thường cần được xác nhận định kỳ ngoài Windows Software Assurance, trong khi đó giấy phép của một thin client chỉ là một bản xác nhận định kỳ kèm Windows Software Assurance. Trong trường hợp nào người dùng cũng có thể cài đặt vô số bản copy của hệ điều hành Windows Vista Enterprise hay những hệ điều hành trước đó, và người dùng có thể đồng thời truy cập vào tối đa 4 hệ điều hành từ một thiết bị đã được cấp phép. Những giấy phép này sẽ được áp dụng cho cả cấu trúc Static Virtual Desktop và Dynamic Virtual Desktop. Do những tùy chọn cấp phép thường rất phức tạp nên chúng ta cần kiểm tra lại những tùy chọn cấp phép VECD dựa trên những kế hoạch cấu trúc VDI.

Citrix XenDesktop

Nếu muốn triển khai một công cụ Dynamic Virtual Desktop, Citrix, đối tác của Microsoft, đã cung cấp XenDesktop để quản lý quá trình triển khai trong doanh nghiệp. XenDesktop làm việc với Hyper-V và bao gồm một số thành phần vận hành theo cơ chế tiếp nối để chuyển desktop ảo riêng cần thiết tới người dùng. Cần lưu ý rằng Desktop Delivery Controller (DDC) là trình chuyển tiếp kết nối của XenDesktop giúp xác định người dùng và kết hợp các máy ảo của người dùng đó. Sau khi người dùng đã được xác định, XenDesktop có thể chuyển hệ điều hành này lên môi trường ảo hóa chủ, đưa profile của người dùng này vào hệ điều hành và cung cấp các ứng dụng của người dùng qua một công cụ chuyển ứng dụng tương thích nền tảng policy như Microsoft Application Virtualization hay Windows Terminal Services.






Microsoft Application Virtualization 4.5

Microsoft Application Virtualization 4.5 (App-V) cung cấp một số thành phần nền tảng máy chủ cho vùng lưu trữ trung tâm và khả năng quản lý ứng dụng, và khi cần thiết sẽ phân phát ứng dụng cho các máy ảo. Với các thành phần máy chủ của App-V, App-V yêu cầu một thành phâng nền tảng máy trạm giúp tạo một môi trường riêng biệt trên máy ảo, trong đó một ứng dụng sẽ vận hành độc lập, loại bỏ những vấn đề về sự ổn định của hệ thống gây ra do xung đột cài đặt registr hay các phiên bản file. App-V còn có khả năng chỉ gửi đi những phần mã cần thiết để khởi động một ứng dụng trên máy ảo, cung cấp những phần cần thiết dựa trên nhu cầu thực tế của người dùng. App-V có thể bảo tồn tham chiếu ứng dụng trong bộ nhớ đệm nền tảng file trên máy ảo để tăng tốc quá trình khởi chạy ứng dụng sau đó, một tính năng khá hữu dụng trong quá trình triển khai Static Virtual Desktop. Trong một môi trường động thuần, các tham chiếu người dùng và ứng dụng được sử dụng lại mỗi khi Dynamic Virtual Desktop được kết hợp và chuyển tớii người dùng cuối.


Terminal Services RemoteApp trong Microsoft Windows Server 2008


Terminal Services RemoteApp trong Microsoft Windows Server 2008 cũng có thể được tích hợp trong một công cụ VDI để cung cấp khả năng truy cập vào ứng dụng cho người dùng máy ảo mà không cần phải đưa hay vận hành chúng trên một máy ảo. Ngoài ra, RemoteApp cong cung cấp một công cụ cho những người dùng cần vận hành một số ứng dụng không tương thích với hệ điều hành của máy ảo. Với RemoteApp, ứng dụng sẽ được cài đặt và vận hành từ xa trên Windows Terminal Services. Người dùng có thể khởi chạy một ứng dụng nền tảng RemoteApp bằng cách click vào biểu tượng của ứng dụng đó trong máy ảo hay trên menu Start. Biểu tượng này liên kết tới gói MSI hay RDP có chứa chỉ dẫn và các tham số để bắt đầu một phiên RDP tới Terminal Server và chạy ứng dụng này. Khi kết nối đã được thiết lập, ứng dụng này sẽ vận hành trong một cửa sổ có thể thay đổi kích thước riêng trên máy ảo cùng với các ứng dụng cục bộ. Những phần mở rộng file liêm quan tới RemoteApp sẽ tự động khởi chạy ứng dụng, giống như khi người dùng khởi chạy ứng dụng một cách cục bộ.

Microsoft System Center Virtual Machine Manager 2008

Microsoft System Center Virtual Machine Manager 2008 (VMM) là công cụ quản lý cung cấp cho người dùng một console để quản lý các máy chủ vật lý đang sử dụng Hyper-V và những máy ảo và chúng vận hành. VMM có thể cung cấp máy ảo và sử dụng Intelligent Placement để xác định máy chủ Hyper-V phù hợp nhất để triển khai chúng dựa trên một số đặc tính, gồm khả năng tải của máy chủ Hyper-V. Intelligent Placement dựa trên sự tương hợp giữa VMM và System Center Operations Manager (SCOM), đây là nguồn dữ liệu thực thi được lấy từ các máy chủ Hyper-V. VMM cũng cung cấp tính năng tích hợp để thực hiện quá trình di chuyển từ vật lý sang ảo của một disk image, khả năng quản lý và lưu trữ thư viện máy ảo, và khả năng tự hỗ trợ người dùng nền tảng chính sách của máy ảo.

Microsoft System Center Data Protection Manager 2007 SP1

Microsoft System Center Data Protection Manager 2007 SP1 (DPM) là công cụ quản lý cho phép người dùng hỗ trợ backup Volume Shadow Copy Services (VSS) của các hệ điều hành máy ảo đang hoạt động miễn là chúng nhận biết được VSS. Với những hệ điều hành desktop không có khả năng nhận biết VSS thì DPM sẽ cho phép bakup máy ảo offline bằng cách tắt hay lưu trạng thái của các máy ảo, sau đó bakup nhóm file cấu tạo nên một máy ảo.


Microsoft VDI in Windows Server 2008 R2 Hyper-V

Trong phiên bản Microsoft VDI in Windows Server 2008 R2 Hyper-V sắp tới, công cụ Microsoft VDI được tích hợp 3 tính năng chính: Live Migration, Cluster Shared Volumes và Remote Desktop Connection Broker. Live Migration hỗ trợ quá trình di chuyển máy ảo giữa các cluster node chuyển tiếp của Hyper-V mà không gây ra sự gián đoạn dịch vụ.

Cluster Shared Volumes (CSV) cho phép nhiều cluster node chuyển tiếp truy cập đồng thời vào một Logical Unit Number (LUN) trên một hệ thống lưu trữ chia sẻ trong khi cung cấp một vùng trống file phù hợp với mọi cluster node. Với CSV, quá trình quản lý và lưu trữ nhiều file máy ảo hay ổ đĩa ảo (VDI) đơn giản hơn nhiều, và xóa bỏ giới hạn chữ cái ổ đĩa mà người dùng có thể gặp phải trong Windows Server 2008 Hyper-V. Một VHD là định dạng file được Hyper-V sử dụng để tóm lược hệ điều hành và dữ liệu ứng dụng của máy ảo riêng.

Trong Windows Server 2008 R2, Terminal Services được đổi tên thành Remote Desktop Services. Remote Desktop Connection Broker đảm trách chức năng của Session Broker trong Windows Server 2008 giúp cung cấp kết nối tới các desktop từ xa dựa trên phiên kết nối thông thường và mở rộng nó để cung cấp kết nối cho Static và Dynamic Virtual Desktop. Mặc dù tính năng này chỉ phục vụ cho quá trình triển khai máy ảo vừa và nhỏ, nhưng nó có thể được sử dụng như một nền tảng để phát triển thành một công cụ doanh nghiệp quy mô lớn hơn.

Kết luận

Virtual Desktop Infrastructure thể hiện sự kết hợp của phần cứng, phần mềm ảo hóa và các công cụ quản lý cung cấp một công cụ toàn diện để cung cấp, cấu hình và quản lý các máy ảo. Một công cụ VDI khác một công cụ Terminal Services ở chỗ nó cung cấp cho mỗi người dùng một hệ điều hành và ngăn xếp ứng dụng bảo mật, riêng biệt thay vì một phiên làm việc tách biệt thực hiện trên một hệ điều hành riêng. Dù người dùng cần triển khai một cơ cấu Static hoặc Dynamic Virtual Desktop hay không, những thành phần cấu thành Microsoft VDI bao gồm Windows Server 2008 Hyper-V, VECD, System Center VMM 2008, System Center DPM 2007 SP1, Windows Server 2008 Terminal Services, Microsoft Application Virtualization 4.5, và Citrix XenDesktop.
Thứ Tư, 04/11/2009 16:38
31 👨 3.223
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kiến thức cơ bản