Khắc phục sự cố các vấn đề kết nối trong mạng (Phần 2)

Khắc phục sự cố các vấn đề kết nối trong mạng (Phần 1)

Brien M. Posey

Quản Trị Mạng - Trong phần thứ nhất, chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn cách sử dụng lệnh PING để thực hiện những bài test cơ bản cho kết nối, bên cạnh đó là giới thiệu về cách làm sáng tỏ các kết quả. Trong phần hai, chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu cho các bạn một số bài test đơn giản hơn để bạn có thể sử dụng nhằm chuẩn đoán trạng thái của kết nối hiện hành.

Trước khi bắt đầu

Như đã giải thích trong phần thứ nhất của loạt bài này, mục đích của loạt bài này là tạo một hướng dẫn khắc phục sự cố cho những người mới có các kỹ năng cơ bản. Chính vì vậy chúng tôi sẽ bắt đầu bằng các kỹ thuật khắc phục sự cố cơ bản và dần dần sẽ chuyển sang các kỹ thuật cao hơn.

Xác nhận kết nối

Trong phần trước, chúng tôi đã giới thiệu một số vấn đề cơ bản trong sử dụng lệnh PING để test kết nối mạng. Mặc dù vậy, nếu bạn gặp phải vấn đề truyền thông với các host khác trong mạng , hoặc các host trong mạng từ xa thì vẫn còn đó một số kiểu PING khác để bạn có thể phát hiện được những gì đang xảy ra với mạng của mình.

Trước khi giới thiệu những kỹ thuật này, các bạn cần phải hiểu về cách cấu hình của các host đang gặp phải vấn đề về truyền thông như thế nào. Thủ tục test ở đây khác nhau đối với các phiên bản Windows khác nhau, chính vì vậy chúng tôi sẽ giới thiệu cách kiểm tra cấu hình mạng trên một máy tính đang chạy hệ điều hành Windows Server 2003.Thứ đầu tiên mà bạn phải thực hiện là phải xác định xem máy tính hiện đang chạy một cấu hình địa chỉ IP tĩnh hay động. Để thực hiện điều đó, bạn hãy mở Control Panel, sau đó chọn tùy chọn Network Connections. Kích chuột phải vào kết nối mà bạn muốn chuẩn đoán, chọn lệnh Properties. Bằng cách thực hiện các thao tác đó, bạn sẽ thấy một trang thuộc tính của kết nối xuất hiện như thể hiện trong hình A.


Hình A: Trang thuộc tính của kết nối mạng

Lúc này, hãy cuộn thanh danh sách các mục mà kết nối sử dụng cho tới khi tìm được mụcTCP/IP protocol (đã được chọn trong hình A). Chọn giao thức này, sau đó kích nút Properties để xuất hiện trang thuộc tính Internet Protocol (TCP/IP) Properties, xem thể hiện trong hình B.


Hình B: Trang Internet Protocol (TCP/IP) Properties được sử dụng để cấu hình giao thức TCP/IP

Khi bạn gặp màn hình này, hãy để ý đến cấu hình địa chỉ IP của máy tính. Đặc biệt bạn cần phải lưu ý đến một số mục sau:

  • Máy tính sử dụng cấu hình động hay tĩnh?

  • Nếu cấu hình tĩnh đang được sử dụng thì địa chỉ IP, subnet mask, và default gateway là gì?

  • Máy tính có nhận địa chỉ máy chủ DNS tự động hay không?

  • Nếu địa chỉ máy chủ DNS đang được chỉ định bằng một địa chỉ cụ thể thì địa chỉ đang được sử dụng là gì?

Trước khi đi tiếp, chúng tôi muốn đề cập đến một vấn đề đó là, nếu một máy tính có nhiều adapter mạng được cài đặt, khi đó sẽ có nhiều kết nối mạng được liệt kê trong Control Panel. Chính vì vậy bạn cần biết đượckết nối nào tương ứng với adapter mạng nào.

Nếu bạn nghi ngờ về sự tương ứng giữa một kết nối nào đó với adapter mạng, hãy kiểm tra kiểu của adapter đó. Nếu quan sát trong hình A, bạn sẽ thấy kiểu adapter mạng được liệt kê ở phần đỉnh của màn hình. Nếu cần, bạn có thể mở case của máy tính để xem adapter mạng nào mà cáp mạng của bạn được kết nối đến, làm như vậy bạn có thể chắc chắn về kết nối mạng đúng của mình.

Khi bạn đã biết được cách TCP/IP được cấu hình như thế nào cho adapter mạng, chúng ta phải xác định xem Windows có nhận biết về cấu hình đó hay không. Để thực hiện điều này, hãy mở cửa sổ lệnh và nhập vào lệnh dưới đây:

IPCONFIG /ALL

IPCONFIG thực sự có thể cho bạn biết được rất nhiều những gì đang diễn ra. Cho ví dụ, hãy để ý màn hình thể hiện trong hình C. Khi bạn nhập vào lệnh IPCONFIG /ALL, thứ đầu tiên mà bạn phải thực hiện là tìm đến đúng adapter mạng. Trong trường hợp này, việc tìm đến đúng adapter là một điều hoàn toàn dễ dàng vì chỉ có một adapter được liệt kê trong danh sách. Lưu ý rằng IPCONFIG cũng có thể cung cấp cho bạn số kết nối (trường hợp này là kết nối số 2 - Ethernet adapter Local Area Connection 2). Nếu để ý trong hình A, bạn sẽ thấy tiêu đề của trang thuộc tính thể hiện trong hình cũng có cùng tên. Kèm với mô tả của adapter mạng vật lý sẽ cho bạn biết chính xác bạn đang xem xét kết nối mạng nào.


Hình C: Lệnh IPCONFIG /ALL hiển thị cho bạn cấu hình IP của máy tính

Rõ ràng thứ đầu tiên mà bạn có thể thấy trong hình C là có rất nhiều địa chỉ IP khác nhau của kết nối. Lý do cho điều này là chúng tôi đã tạo một screenshot trên một Web server. Web server cấu hình nhiều website, mỗi một website lại có địa chỉ IP của riêng nó. Chúng tôi muốn sử dụng máy chủ này để minh chứng một điểm rằng, cấu hình địa chỉ IP mà bạn thấy khi bạn mới quan sát trên trang thuộc tính của TCP/IP không phải luôn là địa chỉ mà Windows đang sử dụng. Trong trường hợp này, thông tin cấu hình của IP được thể hiện trong hình B vẫn hợp lệ. Nó đóng vai trò như một địa chỉ IP chính của máy tính. Tuy nhiên, vẫn có nhiều địa chỉ IP khác cũng vẫn có thể sử dụng.

Bước tiếp theo trong quá trình khắc phục sự cố có nhiều thay đổi và phục thuộc vào máy tính hiện có đang sử dụng cấu hình địa chỉ động hay tĩnh. Nếu nó sử dụng cấu hình tĩnh thì lúc này bạn hãy kiểm tra để bảo đảm rằng địa chỉ IP, subnet mask, default gateway, và địa chỉ DNS server đều được liệt kê phù hợp với những gì được nhập vào trong trang thuộc tính TCP/IP.

Trong trường hợp sử dụng địa chỉ IP động mà bạn muốn xem địa chỉ IP và xem xem nó có nằm trong dải địa chỉ mong đợi hay không. Nếu phải khắc phục sự cố cho vấn đề trên một mạng không thân thuộc, trường hơp này bạn có thể sẽ không biết được dải địa chỉ của nó là gì. Nếu rơi vào tình huống này, có một số giá trị có ý nghĩa mà bạn có thể tìm kiếm ở đây.

Manh mối rõ ràng nhất một vấn đề nào đó sai lạc là một địa chỉ IP có giá trị 0.0.0.0. Sự hiện hữu của địa chỉ IP này thường chỉ thị một trong ba vấn đề sau:

Adapter mạng không được kết nối với mạng (có thể vì cáp mạng hoặc tiếp xúc ở cổng).

Địa chỉ IP bị phóng thích.

Xuất hiện hiện tượng xung đột địa chỉ IP.

Nếu bạn nhận được địa chỉ này, hãy thử nhập vào ba lệnh dưới đây:

IPCONFIG /RELEASE
IPCONFIG /RENEW
IPCONFIG /ALL

Các lệnh này cơ bản sẽ thông báo cho máy tính bỏ địa chỉ hiện hành của nó, và tìm lại một địa chỉ IP mới, sau đó sẽ hiện cho bạn các thông tin cấu hình mới. Đôi khi quá trình này cũng khắc phục được vấn đề, nhưng đôi khi cũng không khắc phục được. Tuy nhiên dẫu sao nó cũng mang lại những manh mối gây ra vấn đề kết nối mạng của bạn.

Một vấn đề khác có thể làm lỗi hệ thống của bạn là địa chỉ IP nằm trong dải 169.254.x.x nhưng lại có subnet mask là 255.255.0.0. Một số phiên bản Windows sẽ tự động sử dụng địa chỉ này nếu địa chỉ IP không thể tìm thấy từ máy chủ DHCP.

Kết luận

Trong phần này, chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn cách kiểm tra cấu hình địa chỉ IP của một máy tính để tìm ra những manh mối gây ra vấn đề. Trong phần tiếp theo của loạt bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn cách sử dụng các thông tin cấu hình để test kết nối mạng.

Thứ Hai, 25/08/2008 10:57
3,97 👨 26.823
0 Bình luận
Sắp xếp theo