Đánh giá Lenovo ThinkPad E520

ThinkPad E520 có lớp vỏ kim loại chắc chắn hơn và cấu hình sử dụng chip Core i 2011 nhưng hệ thống loa cho âm thanh không tốt.

Lenovo ThinkPad Edge E520 là một trong các model mới đáng chú ý nhất của dòng Edge năm 2011 từ Lenovo với nhiều nâng cấp đáng kể. Mẫu máy này có lớp vỏ khung kim loại chắc chắn và phủ lớp nhựa sần sang trọng thay vì đơn thuần bằng nhựa như dòng Edge trong năm 2010. Ngoài ra, máy cũng trang bị cấu hình mạnh mẽ hơn với vi xử lý Intel Core i thế hệ hai.

Đánh giá Lenovo ThinkPad E520
Lenovo ThinkPad Edge E520.

Lenovo ThinkPad E520 chưa được phân phối và bán chính thức tại Việt Nam. Nhưng trên thị trường xách tay tay, máy xuất hiện với hai cầu hình tùy chọn sử dụng vi xử lý Core i3 hoặc i5 với giá tham khảo khoảng 14,85 và 16,85 triệu đồng tương ứng.

Cả hai phiên bản đều trang bị màn hình chống lóa kích thước 15,4 inch độ phân giải 1.366 x 768 pixel, bộ nhớ RAM dung lượng 4 GB, chip đồ họa Intel HD Graphics, nhận dạng vân tay, cân nặng 2,5 kg, pin 6 cell đi kèm và cài đặt sẵn hệ điều hành Windows 7 Professional 64 bit.

Phiên bản giá rẻ hơn trang bị chip Core i3-2310M tốc độ 2,1 GHz, ổ cứng dung lượng 320 GB trong khi bản đắt hơn là Core i5-2410M tốc độ 2,3 GHz và ổ cứng dung lượng 500 GB.

Phiên bản được Số Hóa thử nghiệm đánh giá trong bài sử dụng vi xử lý Core i5.

Dưới đây là một số tổng hợp, đánh giá chi tiết về mẫu này (nhấp vào từng phần để xem chi tiết).

Phần 1: Thiết kế, bàn phím, touchpad
Phần 2: Màn hình, hiệu suất hoạt động.
Phần 3: Âm thanh, tản nhiệt, thời lượng pin.
Phần 4: So sánh với một số model khác.

Đánh giá chung.

* Ưu điểm:

- Vỏ kim loại chắc chắn

- Cấu hình tốt và nhiều tính năng so với các model cùng tầm tiền

- Touchpad có chất lượng tốt

- Màn hình chống lóa

* Nhược điểm:

- Loa có chất lượng kém

- Bàn phím chưa tốt

- Máy hơi nặng


Phần 1: Thiết kế, bàn phím, touchpad

Thiết kế.

Đánh giá Lenovo ThinkPad E520
Lớp vỏ thay nhựa bằng kim loại chắc chắn. (Ảnh: Tuấn Hưng).

Thuộc dòng Edge nhưng E520 có rất nhiều thay đổi so với các model đời trước. Thay vì sử dụng nhựa, phiên bản này đã sử dụng lớp vỏ bằng hợp kim và phủ lớp nhựa sần tương tự như các dòng ThinkPad X hay T. Mặc dù vậy, E520 vẫn mang các đường nét khá hiện đại với phần mặt trên hơi vuốt cong lên trên thay vì phẳng như những đàn anh của mình.

Viền ngoài của máy được phủ lớp nhựa trắng và cạnh trướt vuốt chéo cách điệu. Edge E520 pha trộn cả nét hiện đại và doanh nhân cổ điển nên đối tượng người dùng sẽ rộng hơn chính dòng Edge cũ năm ngoái cũng như các dòng ThinkPad trước đây.

Edge E520 cũng có phần để tay khá lớn do thiết kế có tới 4 phím chuột (hai trong số này sử dụng cho trackpoit đặc trưng màu đỏ giữa bàn phím). Hệ thống loa của máy cũng được đặt ở cạnh trước thay vì phía trên bàn phím gần bản lề như đa số các model phổ thông khác.

Đánh giá Lenovo ThinkPad E520
Cạnh phải máy với ổ quang.

Đánh giá Lenovo ThinkPad E520
Cạnh trái với các kết nối USB, eSata, HDMI...

E520 trang bị khá đẩy đủ cổng kết nối, từ USB 2.0, USB 3.0 (với màu vàng nổi bật thay vì màu xanh ở đa số các dòng laptop khác), cổng HDMI, eSATA, VGA. Riêng cổng LAN được thiết kế ra cạnh sau. E520 cũng sử dụng tới hai khe thoát nhiệt, một ở cạnh phải, khe còn lại ở cạnh sau máy.

Riêng cổng VGA của máy được bố trí khá tốt khi có khoảng cách nhất định sang hai bên do các chân kết nối loại này có kích thước lớn dễ bị chiếm chỗ khi sử dụng. Đây là một ưu điểm nhỏ nhưng rất cần thiết mà khá nhiều các model hiện nay thường "quên" đưa vào.

Bàn phím, touchpad.

Đánh giá Lenovo ThinkPad E520
Trackpoint màu đỏ, điểm nổi bật qua tất cả các đời máy ThinkPad.

Đánh giá Lenovo ThinkPad E520
Với màn hình lớn 15,4 inch, E520 có bàn phím với các phím số phụ đầy đủ.

Thay đổi nhiều về kiểu dáng và chất liệu sử dụng nhưng bàn phím E520 không có thay đổi so với các dòng Edge trước. Tuy nhiên, dễ nhận thấy là loại bàn phím này khá khó để làm quen. Khi sử dụng bàn phím thường trên máy để bàn quen như các loại của Misumi hay HP, bàn phím trên E520 cho cảm giác khá vướng. Cảm giác gõ không thực sự "thật tay" dù hành trính phím vừa phải và độ nảy tốt. Đây có thể là do hiệu ứng từ thiết kế phím cách điệu tròn ở dưới mang lại.

Cũng giống như các dòng ThinkPad truyền thống, E520 sử dụng phím chức năng Fn ở bên ngoài cùng, bên ngoài của nút Ctrl. Đây cũng là một thiết kế rất khó làm quen với người dùng thông thường. Việc ấn nhầm thường xuyên xảy ra trong thời gian đầu sử dụng. Ngoài ra, các phím chức năng như F1, F2, F3.... cũng trở thành phím thứ cấp, tức là nếu người dùng muốn ấn các phím này phải ấn đồng thời cùng với phím Fn. Các phím tùy chỉnh mặc định dành cho các chức năng như tăng giảm âm lượng, độ sáng màn hình...

Đánh giá Lenovo ThinkPad E520
Touchpad có chất lượng tốt.

Bù lại so với bàn phím, chất lượng của touchpad khá tốt. Độ nhám vừa phải đã giúp người dùng rê tay không bị trơn trượt và khá chính xác. Trackpoint cũng dễ dàng sử dụng và điều khiển tốc độ chuột tốt. Cả 4 phím chuột đều rất nhạy nhưng khi ấn cảm giác hơi nhẹ một chút.

Phần 2: Màn hình, hiệu suất hoạt động.
Phần 3: Âm thanh, tản nhiệt, thời lượng pin.
Phần 4: So sánh với một số model khác.

Phần 2: Màn hình, hiệu suất hoạt động

Màn hình.

Đánh giá Lenovo ThinkPad E520
Màn hình chống lóa trên E520.

Một điểm thú vị là màn hình của E520 có thể lật góc 180 độ, phù hợp với nhiều người dùng cần sử dụng trong các trường hợp đặc biệt như thuyết trình hay hội thảo giới thiệu. E520 sử dụng màn hình 15,4 inch độ phân giải 1.366 x 768 pixel chống lóa. Màn hình này có thể sử dụng tốt dưới ánh sáng mặt trời khi tăng độ sáng tối đa. Tuy nhiên, độ sắc nét của hình ảnh lại thua chút ít so với màn hình gương có ưu điểm bị lóa khi có nguồn sáng phía sau.

Góc nhìn máy cho hình ảnh tốt vào khoảng 30 độ so với phương vuông góc màn hình. Khi góc nhìn lớn hơn, phía xa màn hình sẽ bị tối đi. Nếu có nguồn sáng ngược thì phía xa này sẽ vẫn sẽ bị hơi lóa.

Hiệu suất hoạt động.

Phiên bản ThinkPad E520 được sử dụng để thử nghiệm trang bị cấu hình bao gồm vi xử lý Core i5-2410M tốc độ 2,3 GHz, bộ nhớ RAM 4 GB, chip đồ họa Intel HD Graphic và ổ cứng dung lượng 500 GB.

Đánh giá Lenovo ThinkPad E520
Chấm điểm bằng PC Mark Vantage.

Với phần cứng như trên, model này đạt 4,7 điểm (lấy điểm thấp nhấp là do khả năng đồ họa) khi chấm bằng hệ thống Windows Experience Index trên hệ điều hành Windows 7 Professional 64 bit cài đặt sẵn theo máy. Ở thang điểm chi tiết, vi xử lý đạt 6,9 điểm, bộ nhớ RAM là 5,9 điểm trong khi khả năng đồ họa là 4,7 điểm và đồ họa cho game đạt mức 6,1 điểm. Tốc độ ổ cứng đạt 5,7 điểm.

Đánh giá Lenovo ThinkPad E520
Đánh giá bằng chương trình PC MarkVantage.

Sử dụng chương trình PCMark Vantage để đánh giá tổng thể sức mạnh, Sony ThinkPad Edge E520 đạt 6.228 điểm, mức điểm trung bình so với các dòng laptop 15 inch có cùng giá tiền khác trên thị trường. Điểm cho bộ nhớ đạt 3/752, điểm số cho game là 4.029 và ổ cứng là 3.912.

Đánh giá Lenovo ThinkPad E520
Chấm điểm bằng 3D Mark 06.

Không sử dụng card đồ họa rời nhưng được thay bằng chip đồ họa tích hợp Intel HD Graphics đi kèm dòng vi xử lý Core i thế hệ hai, điểm số 3D Mark 06 vẫn khá tốt với 3.579 điểm. Cao hơn một chút so với các dòng máy sử dụng Core i3 thế hệ hai là khoảng 3.100 điểm.

Đánh giá Lenovo ThinkPad E520
Chấm điểm vi xử lý.

Tiếp tục sử dụng chương trình Cinebech 11.5 để đánh giá vi xử lý và thử OpenGl. Kết quả với vi xử lý đạt 2,55 điểm và đồ họa trung bình chỉ khoảng 8,15 khung hình mỗi giây.

Đánh giá Lenovo ThinkPad E520
Ổ cứng dung lượng lớn.

E520 sử dụng ổ cứng dung lượng 500 GB tốc độ 7.200 vòng/phút. Tốc độ của ổ cứng này khi thử nghiệm bằng HD Tune Pro 4.01 là 74,1 MB/giây. Tương đương các dòng ổ cứng khác có cùng tốc độ 7.200 vòng/phút.

Phần 1: Thiết kế, bàn phím, touchpad
Phần 3: Âm thanh, tản nhiệt, thời lượng pin.
Phần 4: So sánh với một số model khác.

Phần 3: Tản nhiệt, thời lượng pin, âm thanh

Tản nhiệt.

Đánh giá Lenovo ThinkPad E520
Nhiệt độ các thành phần của máy khi mới khởi động.

Đánh giá Lenovo ThinkPad E520
Nhiệt độ sau khi cho máy chạy full-load (sử dụng CPU 100%) sau khoảng 30 phút.

E520 sử dụng lớp vỏ kim loại tỏa nhiệt tốt, cộng với đó là thiết kế dày và có tới hai khe thoát nhiệt. Một ở cạnh trái máy và một phía sau nên khả năng tản nhiệt của model này khá tốt. Khi sử dụng văn bản và lướt web trong khoảng hơn 3 tiếng, máy chỉ hơi ấm hơn một chút ở mặt dưới khi sử dụng trong phòng có nhiệt độ trung bình 25 độ C.

Trong thử nghiệm cho CPU chạy full-load 100% trong khoảng 30 phút, nhiệt độ trung bình bên trong máy không tăng nhiều chỉ từ khoảng 33 độ C lên 37 độ C. Vi xử lý tăng từ 47 độ C lên 63 độ C.

Thời lượng pin.

Sử dụng loại pin 6 cell dung lượng 48,8 Wh. Máy mất khoảng hơn 2 tiếng để sạc đầy nếu không sử dụng và khoảng hơn 3 tiếng nếu vừa sạc vừa sử dụng.

Đánh giá Lenovo ThinkPad E520
Thử nghiệm thời gian khi lướt web.

Thử nghiệm mở Firefox load 10 trang web và cho tự động nạp lại sau mỗi 15 phút, mở thêm một trang nghe nhạc trực tuyến và cho phát lại liên tục, sử dụng tai nghe thay loa ngoài và để ở mức âm lượng 70% độ sáng 50% cho máy chạy đến khi còn khoảng 20% pin là 2 tiếng 45 phút.

Trong khi đó thử nghiệm cho máy chạy một bộ phim chuẩn HD 720p và cho phát lại liên tục cho đến khi máy tắt, tắt kết nối Wi-Fi, sử dụng tai nghe thay loa ngoài và để ở mức âm lượng 70% (âm thanh của chương trình Windows Media Player để mức 100%), độ sáng 50% cho máy chạy đến khi tự tắt (còn mức 5% pin) thì thời gian này đạt 3 tiếng 10 phút.

Thời gian sử dụng pin tương đương với các dòng laptop sử dụng chip Core i 2011 năm nay, khoảng hơn 3 tiếng.

Âm thanh.

Đánh giá Lenovo ThinkPad E520
Hệ thống loa ở cạnh trước.

Hệ thống loa của E520 được bố trí ở cạnh trước của máy. Giống như dòng Edge trước, loa là một...điểm trừ của E520. Chất lượng bộ loa này chỉ ở mức trung bình, âm thanh thiên nhiều về âm trầm với âm lượng chỉ đủ giải trí cá nhân trong phóng khoảng 15 mét vuông. Âm treble không nổi bật nên hầu như khó có thể dùng để giải trí thực thụ.

Phần 1: Thiết kế, bàn phím, touchpad
Phần 2: Màn hình, hiệu suất hoạt động.
Phần 4: So sánh với một số model khác.

Phần 4: So sánh với một số model khác

So sánh với các model cùng tầm giá.

Phần 1: Thiết kế, bàn phím, touchpad
Phần 2: Màn hình, hiệu suất hoạt động.
Phần 3: Âm thanh, tản nhiệt, thời lượng pin.

Thứ Sáu, 28/10/2011 06:40
31 👨 2.850
0 Bình luận
Sắp xếp theo