Đánh giá Lenovo Duet Chromebook

Nhẹ, rẻ và bất ngờ. Có quá nhiều thứ để yêu mến chiếc chromebook 2 trong 1 này.

Đánh giá: 8/10

Điểm mạnh

  • Nhỏ, nhẹ, nhiều cổng kết nối
  • Giá rẻ nhưng hoàn thiện tốt
  • Bàn phím phù hợp bất ngờ với kích cỡ máy
  • Pin dài
  • Màn hình hiển thị sáng và sắc nét
  • Chức năng tablet lướt web hoàn hảo

Điểm yếu

  • Bản lề phím với màn hình không chắc chắn
  • Không hỗ trợ thẻ SD ngoài
  • Màn hình nhỏ và hệ điều hành Chrome OS khiến thao tác gặp một số khó khăn
  • Không có jack cắm tai nghe

Đa số những laptop hiện nay đều chỉ là mấy miếng nhựa hay kim loại nhạt nhẽo, Duet Chromebook của Lenovo chứng minh được bản thân là một cỗ máy tân tiến và thú vị. Thực tế giá của thiết bị này tương đối rẻ so với chất lượng mà nó đem lại.

Không phải ai cũng thích chiếc Lenovo Duet này. Đây là thiết bị Chromebook, điều này có nghĩa sẽ có một số hạn chế nhất định về phần mềm. Nhưng nó không đến nỗi quá tệ đâu. Đối với những ai có thể làm việc được trên Chromebook, và muốn một thiết bị mỏng nhẹ cùng với lượng pin tốt, chiếc máy tính Lenovo này sinh ra để dành cho họ.

Thiết bị tablet đầy hứa hẹn

Lenovo Duet nhỏ hơn một chút so với iPad thế hệ đầu, trong khi đó trải nghiệm của nó gần giống với Microsoft Surface Go. Chiếc máy này có màn hình 10 inch và bàn phím có thể tháo rời cộng thêm với một chiếc ốp lưng.

Bạn rất dễ cầm nắm Duet như mọi máy tính bảng Lenovo thông thường. Nó có kích cỡ hoàn hảo để cầm khi nằm trên giường hoặc trên ghế. Tuy nhiên, việc tắt chức năng tự động xoay màn hình trên Duet gặp chút khó khăn, không giống như trên các tablet của Android hay iPad thông thường. Đây không phải lỗi của Lenovo, vì Chrome OS vẫn còn “non tay” trên các thiết bị máy tính bảng.

Cận cảnh Lenovo Duet Chromebook
Cận cảnh Lenovo Duet Chromebook

Tin tốt là Google đã bắt tay vào cải tiến Chrome OS thân thiện với tablet hơn. Đầu năm nay, đã có cải tiến mới được hỗ trợ cho chế độ tablet, đó là cho phép người dùng thực hiện một số thao tác cơ bản như trên điện thoại Android.

Vuốt từ bên dưới màn hình bạn sẽ có tổ hợp các ứng dụng hay dùng. Cùng thao tác đó, nhưng kéo dài và nhanh hơn sẽ giúp bạn quay trở về với màn hình chính. Vẫn tiếp tục thao tác đó, nhưng dừng lại ở cuối bạn sẽ thấy các ứng dụng vừa được sử dụng. Khi đang dùng Chrome Web, bạn có thể vuốt sang trái để quay về trang trước (mặc dù nó hoạt động chưa được hoàn hảo).

Lenovo Duet sẽ tự động chuyển sang chế độ tablet mới khi bạn gắn bàn phím vào, và đây là một cách lướt web tuyệt vời. Kích thước màn hình là 1920x1200, tỉ lệ 16:10, đây là kích cỡ phù hợp với việc đọc văn bản trên máy tính. Độ sáng 400 nit vừa đủ khi sử dụng ngoài trời nắng to, cho dù đôi khi có hơi chói mắt. Tuy nhiên, chiếc máy này vẫn phù hợp cho hoạt động ngoài trời mà không gây ảnh hưởng nhiều đến mắt.

Điều đáng nói ở đây là trải nghiệm các ứng dụng Android qua Chrome OS vẫn chưa thực sự tốt, dù đang ở chế độ tablet hay không. Đặc biệt là ứng dụng Slack, hoạt động vô cùng tệ. Nó liên tục bị đẩy ra ngoài, khiến cho máy Duet bị khóa, và từ chối gửi tin nhắn. Ứng dụng Android Zoom cũng không khá hơn, tuy nhiên nó có thể hoạt động bình thường trên bản web.

Bàn phím siêu mỏng

Bàn phím của Lenovo Duet cực kỳ mỏng và nhẹ, dễ dàng bỏ túi mang đi bất cứ đâu.

Bàn phím này của Duet khớp với màn hình nhờ có hệ thống nam châm hút mạnh, cho dù vẫn có cảm giác hơi lỏng lẻo vì miếng kim loại nối giữa hai phần có đôi chút mỏng manh. May mắn thay, phần vỏ đằng sau (cũng được gắn bằng nam châm) giúp thiết bị đứng vững trên bề mặt phẳng, ví dụ như mặt bàn. Miếng kim loại mỏng kia là vấn đề duy nhất nếu bạn muốn đặt chiếc máy tính lên đùi.

Bàn phím tháo rời được của Lenovo Duet Chromebook
Bàn phím tháo rời được của Lenovo Duet Chromebook

Bàn phím kết hợp chuẩn xác với kích cỡ của chiếc Duet. Để giữ được hết các phím tiêu chuẩn, Lenovo lược đi bàn phím số phía bên tay phải. Điều này không gây ảnh hưởng nhiều trừ khi bạn có thói quen sử dụng những phím đó. Sẽ mất một khoảng thời gian ngắn để bạn quen với bàn phím mới này, nhất là với những người chuyển từ bàn phím truyền thống sang. Trackpad cũng được thiết kế rất thuận tay, khi gõ phím không bao giờ bị vướng.

Một vấn đề nhỏ đó là về các cổng kết nối trên thiết bị này. Máy chỉ có 1 cổng USB-C duy nhất dùng để sạc hoặc khi bạn muốn kết nối Chromebook với một thiết bị ngoài. Hoặc bạn phải trang bị bộ các cổng kết nối khác nếu muốn làm việc dễ dàng. Chiếc tablet này cũng không có jack cắm tai nghe, giống như trên Surface Go hay iPad. Việc này thực sự bất tiện, bạn phải phụ thuộc vào cổng chuyển đổi hoặc sử dụng các loại tai nghe không dây.

Cổng kết nối USB-C duy nhất của thiết bị
Cổng kết nối USB-C duy nhất của thiết bị

Sức mạnh vừa đủ

Một vài hoạt động sẽ rất khó để thực hiện trên màn hình 10 inch của Duet, nhưng với hầu hết các ứng dụng cơ bản thì không có vấn đề gì. Một lần sạc có thể làm việc được cả ngày. Tất cả sự tuyệt vời đó là nhờ có bộ xử lý mạnh mẽ bên trong - MediaTek Helio P60T và 4GB RAM.

Khi làm việc trên các website như gửi email, nhắn tin, thiết bị cho tốc độ phản ứng nhanh, kể cả khi mở những trình chỉnh sửa ảnh nhẹ ví dụ như Gimp chạy thông qua hệ điều hành Linux và các tác vụ cơ bản khác. Chỉ khi mở khoảng 15-20 tab Chrome cùng lúc với nửa tá ứng dụng Android, thiết bị mới bắt đầu có dấu hiệu chậm lại.

Màn hình hiển thị của Lenovo Duet Chromebook
Màn hình hiển thị của Lenovo Duet Chromebook

Nếu có ý định mua chiếc Chromebook này, phiên bản 128GB là sự lựa chọn sáng suốt hơn bản 64GB nhiều, vì như đã nói ở trên, Lenovo Duet không có cổng SD hỗ trợ thẻ nhớ ngoài.

Tựu chung lại, đó là tất cả những gì Duet đã làm được - và đó có thể là $300 xứng đáng nhất bạn từng bỏ ra.

Chủ Nhật, 24/05/2020 08:18
51 👨 1.699
0 Bình luận
Sắp xếp theo