“Một chuyên gia Windows của chúng tôi gần đây đã chuyển sang dùng Mac. Và trong một “cuộc săn tìm”, anh phát hiện ra một phần mềm Mac đáng để nói đến. Bước chuyển đổi của anh là một lựa chọn sáng suốt?”
Chuyên gia Windows Scot Finnie gần đây đã sử dụng máy tính Mac thử nghiệm trong 3 tháng, cả trong công việc lẫn khi ở nhà. Và giờ, anh cho chúng ta biết đôi điều dưới góc độ của một chuyên gia. |
Trước khi mua một máy mini vào năm 2005, chuyên gia này đã từng dùng Mac năm 1996. Thời kỳ đó, do vị trí công việc, anh được sở hữu một số máy Mac và Windows. Năm năm giữa thập kỷ 90 của thế kỷ 20 là thời kỳ thoái trào của Apple và Mac. Windows 95 bắt kịp và lên ngôi, vượt qua phần mềm hệ thống Macintosh. Apple xuống dốc, Macintosh được tạo ra lúc đó hoàn toàn chậm chạp và không đáp ứng được yêu cầu.
Nhưng sự trở lại của Steve Job vào năm 1997, nhiều đổi mới bắt đầu xuất hiện, đặc biệt là sự ra đời của thế hệ OS X năm 2001 khiến Mac khơi gợi lại được niềm hứng thú đã đánh mất trước kia cho người dùng. Khi Apple cung cấp dòng Mac sử dụng chip Intel từ đầu năm 2006, chuyên gia Windows Scot Finnie phải thú nhận là anh không thể cưỡng lại được ham muốn mua bằng được một máy tính xách tay mini lõi kép Core Duo MacBook Pro 15.
Điều đầu tiên anh nhận thấy khi bắt đầu khám phá thế giới Mac với thái độ nghiêm chỉnh nhất là, có thêm rất nhiều phần mềm mới kể từ lần cuối cùng sử dụng Mac đến nay. Thị trường phần mềm chia sẻ, phần mềm miễn phí của Mac tuy không khổng lồ như Windows, nhưng cũng hết sức phong phú với một loạt sản phẩm không tệ chút nào. Có rất nhiều công ty thương mại nhỏ chuyên cung cấp và phân phối phần mềm Mac.
Vào thời điểm các công ty phát triển Windows rầm rộ sát nhập lại với nhau thì “thời kỳ phục hưng” của thị trường Mac cũng bắt đầu. Thị trường Mac chính thức được khai sinh trở lại với hệ điều hành OS X.
Giới thiệu về danh sách phần mềm Mac
Công việc đầu tiên trong quá trình thử nghiệm là ghi lại một danh sách các ứng dụng tốt nhất của Mac, gọi là A-List of Mac Software. Đó là Macintosh và nhiều phần mềm khác, tham khảo từ Internet, e-mail và các bình luận của người đọc.
Danh sách liên tục được cập nhật, và tất nhiên sẽ có sự thay đổi khi một phần mềm mới thú vị nào đấy được tìm thấy. Từ danh sách sản phẩm này, chúng ta sẽ biết và hiểu hơn về thế giới Mac, cho cả người dùng chuyên nghiệp cũng như các vị khách ghé thăm.
Các tuỳ chọn trình duyệt
Tháng trước, vị chuyên gia của chúng ta sử dụng Safari làm trình duyệt mặc định. Mặc dù không thích thú lắm, nhưng anh không có lựa chọn nào khác khá khẩm hơn. Chuyên gia này hy vọng trong tương lai gần trình duyệt sẽ được nâng cao cùng với sự ra đời của OS X 10.5.
Saft cung cấp một số tuỳ chọn mở rộng cho Safari |
Ngoài Safira còn có Shiira, một trình duyệt dựa trên cùng một kiểu cơ chế rendering-Web nguồn mở như của Safari: WebKit. (Rendering là thuật ngữ xuất phát từ lĩnh vực đồ hoạ, là kỹ thuật biến đổi một hình vẽ phác hoạ thành hình ba chiều, dạng đầy đủ). Shiira cung cấp giao diện người dùng thanh nhã và hấp dẫn với nhiều chi tiết nhỏ đẹp. Nhưng quá nhiều chức năng trong Shiira không tương thích với phiên bản beta 2 của Tiger, nên không phù hợp trở thành trình duyệt mặc định trong quá trình thử nghiệm này.
Đóng gói ảnh màn hình: SnapNDrag
Trong lần cài đặt cuối, Scot đã tham khảo danh sách 10 tiện ích screenshot nâng cao với lời khuyên từ một số bạn đọc. Một trong số các tiện ích thú vị đó là SnapNDrag do Yellow Mug Software phát triển và cung cấp miễn phí.
SnapNDrag 2.1.3 được thiết kế tốt với giao diện đơn giản đáng ngạc nhiên, đáp ứng được các yêu cầu cũng như hấp dẫn người dùng với cảm giác trực quan tốt.
SnapNDrag hỗ trợ hầu như đầy đủ tất cả các thành phần quan trọng nhất cho một chương trình đóng gói ảnh màn hình |
Yellow Mug cũng cung cấp một số chương trình khác, có thể tích hợp được với SnapNDrag với tính năng mở rộng về tác động của phạm vi và đường biên.
Nhưng Yellow Mug không cung cấp chức năng chuyển đổi file ảnh, hay khả năng ẩn tạm thời tất cả biểu tượng trên nền desktop (các phần miềm miễn phí khác đều có). Họ cũng không cung cấp cửa sổ capture-preview cho phép lấy ra một số màn hình nhỏ, khả năng ghi nhóm tên các thiết lập cho hoạt động đóng gói màn hình và huỷ bỏ chúng về sau.
Điểm quan trọng: là SnapNDrag có tất cả các thành phần cần thiết nhất, đủ đáp ứng được yêu cầu cơ bản của bạn.
SnapNDrag miễn phí trong sử dụng, nhưng nếu bỏ ra 4,95 đô la, bạn sẽ được cấp quyền truy cập một số thành phần khác, nhiều khi khá hữu ích (như thêm quy tắc cơ bản cho một ảnh chẳng hạn). Có thể bạn sẽ phân vân cân nhắc xem liệu có nên mua EasyCrop với giá 11,95 đô la (được tặng kèm SnapNDrag Pro miễn phí) hay bộ 8 chương trình Yellow Mug giá 40 đô la (một số không liên quan đến chức năng quản lý ảnh). Bốn trong số tám chương trình này khá thú vị.
Kiểm tra cái tưởng chừng đã quên: phần mềm diệt virus
Rất nhiều người khẳng định rằng, không cần bất kỳ chương trình diệt virus nào cho máy tính Mac. Nhưng thực tế trong thời gian sử dụng, Scot nhận được nhiều e-mail rác có chứa file ngầm nguy hiểm. Nếu “vô tư” gửi chúng cho người dùng Windows, chắc hẳn chuyên gia này đã trở thành “kẻ tội đồ”. Mac không phải là hệ điều hành bất khả xâm phạm như nhiều người vẫn nghĩ. Nếu trở nên phổ biến như Windows, chắc hẳn sẽ có không ít vấn đề được phát hiện.
VirusBarrier của Intego với chức năng dễ truy cập, các thành phần sửa chữa và tuỳ chọn cấu hình tốt |
Phần mềm diệt virus đầu tiên được xem xét đến là ClamXay. Nhưng sau khi thử nghiệm hai tháng, Scot phát hiện ra là tiện ích này có thể phát hiện ra vấn đề, nhưng không có công cụ thực sự để sửa chữa hay giải quyết chúng. Sau đó anh chuyển sang dùng VirusBarrier X4. Chức năng, công cụ quả nhiên tuyệt vời hơn nhiều ClamXav, nhưng với giá 70 đô la thì quả là không nhẹ nhàng cho ngân quỹ của chúng ta.
Intego cung cấp một bộ phần mềm khá thú vị cho người dùng Parallels. Trong đó có VirusBarrier cho Mac và BitDefender cho cài đặt Windows dựa trên nền Parallels. Nhưng bạn sẽ phải trả thêm 10 đô la so với bản VirusBarrier đơn.
Norton AntiVirus cũng phát triển một phiên bản dành cho Mac.
Trình soạn thảo HTML Editor
Chương trình Parallel cho máy để bàn vẫn hoạt động tốt trên máy Mac. Phần mềm Dreamwaver cho hệ điều hành Mac hoàn toàn có thể kết hợp chặt chẽ trong tất cả các phần của chương trình soạn thảo HTML Editor.
Ở đây, môi trường “mã hoá” Dreamweaver được xem trọng, đó là HomeSite. Macromedia có một số thành phần của HomeSite, như chức năng tìm kiếm và thay thế thông minh. Nó cho phép bạn tìm đa dòng văn bản, không phân biệt dấu kết thúc dòng như trong Dreamweaver. Khá phức tạp!
Một điểm khó chịu khác là Macromedia loại bỏ khả năng phân tách cửa sổ mã nguồn thành hai khối mã lệnh để so sánh trong các phần khác nhau của file. Màn hình phân tách bây giờ chỉ cung cấp đoạn mã trong một khung. Có một ứng cử viên khác là WYSIWYG, song không được hoàn hảo lắm. Scot đã mở thử một số trang HTML quen thuộc trong WYSIWYG, nhưng kết quả không như ý. Các trang này đã từng được mở bình thường ít nhất 6 lần trong trình duyệt Windows, Linux và Mac, kết quả khá giống nhau. Còn trong Dreamweaver, trông các trang Web này giống như một HTML Frankenstein.
Nếu Dreamwear đã tệ thì Nvu của Linspire còn tệ hơn. Gói WYSIWYG HTML nhận được nhiều phản hồi khuyến khích sử dụng của bạn đọc nhất. Nvu không có các chức năng cần thiết chúng ta đang tìm kiếm, nhưng nó ghép nối được vấn đề bằng cách sắp xếp lại mã nguồn tự động mà không cần yêu cầu, khi làm việc trong mô hình “HTML” (chứ không phải WYSIWYG). Nvu có thể sẽ hữu ích với những người không biết mã nguồn HTML, cạnh tranh với FrontPage nguyên bản của Microsoft.
Một chương trình khác nhận được nhiều đề nghị khá thường xuyên là BBEdit của Bare Bones Software. BBEdit cực ký không thích hợp cho soạn thảo HTML. Mặc dù rất mạnh, nhưng người ta hay dùng dòng lệnh Unix hơn là clunky của BBEdit, vì đôi khi giao diện người dùng của nó rất tệ. BBEdit nên được dùng làm trình soạn thảo văn bản chính với nhiều tính năng mà các chương trình khác không có. Nhưng thực sự nó không hữu ích cho trình soạn thảo HTML.
Giao diện soạn thảo HTML của BBEdit. |
Một số người nói đến Pagespinner của Optima System, nhưng chúng ta chưa có dịp xem xét phần mềm này ở đây. Thay vào đó là Taco HTML của Taco Software. Taco HTML có giao diện người dùng sáng sủa, đẹp. Nhưng đáng tiếc, thành phần này cũng khá là “nhẹ cân”.
Taco HTML: giao diện đẹp nhưng hộp thoại tìm kiếm chưa hoàn chỉnh. |
Các ứng dụng Mac thường không cho phép bạn tuỳ chỉnh thanh công cụ (toolbar) nào? Vì sao toolbar lại được xem là vụng về trên Mac? Chúng hoạt động, và chỉ có một phím tắt cho nhiều chức năng được dùng thường xuyên. Ví dụ, chức năng Insert Link không có một tuỳ chọn toolbar chính. Phím tắt cho nó gồm tổ hợp ba phím, rất bất tiện và làm giảm tốc độ viết chương trình. Một chương trình tốt thường có các lệnh tắt hình thành từ tổ hợp hai phím và tuỳ chọn nút toolbar. Taco thì không có cả hai.
Nhưng điểm tệ nhất ở Taco lại là một thứ khác: hộp thoại tìm kiếm và thay thế khá khập khiễng. Các trường chỉ được hiển thị trên một dòng, thật khó khi làm việc với khối văn bản lớn. Bạn cũng không thể kiểm soát hướng tìm kiếm.
Taco HTML không có tiện ích mở đa văn bản trong cửa sổ chương trình. Nếu bạn mở 20 file, mỗi file sẽ được đưa vào một cửa sổ riêng trên màn hình.
Taco quá đơn giản, chỉ có thể sử dụng cho các hoạt động “phá hoại và sửa chữa”. Còn thực tế, trong Windows XP, người dùng thường chạy Parallels, sử dụng chương trình cũ HomeSite.
Câu trả lời về phần mềm tốt nhất trong nhóm này vẫn đang còn bỏ ngỏ. Nếu quan tâm, bạn có thể truy cập Windows, phiên bản HomeSite 5.5 cho phép sử dụng thử nghiệm trong 30 ngày. Hãy xem các thành phần đa văn bản, các tab Edit, Browse, hộp thoại tìm kiếm và thay thế của nó. Nếu có sản phẩm Mac nào khớp với các thành phần này, hãy so sánh.
E-mail tổng hợp: Lotus Notes 7.0.2 cuối cùng cũng thức tính Mac
Scot bắt đầu dùng Lotus Notes 1.1 từ năm 1990, vì khi đó phần mềm này xuất hiện trong thị trường Windows. Ba năm sau, tất cả nhân viên ở Ziff-Davis, nơi anh ta làm việc chuyển sang sử dụng nó. Lotus phát hành bản client Mac đầu tiên với Notes 3.0. Và không thể nói hết sự thất vọng của người dùng Mac khi bị buộc phải chuyển sang gói phần mềm kinh khủng này. Qua lịch sử 14 năm, Lotus Notes bây giờ thực sự là một ứng dụng tệ hại của Mac.
Đầu năm ngoái, IBM đã đưa ra một số nâng cao Notes cho người dùng Mac, và bước tiến dài đầu tiên xuất hiện trong phiên bản 7.0.2 đầu năm 2006.
Các vấn đề với Notes 6.5x gồm:
1. Font hỗ trợ rất tệ, hoặc là các font rất nhỏ, hoặc là font lớn nhưng mờ.
2. Không thể kích vào một siêu liên kết (hyperlink) trong thư điện tử và cũng không thể khởi động nó trong Safari (hay bất kỳ trình duyệt Mac khác).
3. Xuất hiện nhiều vấn đề độ ổn định.
4. Quá trình sao chép mất rất nhiều thời gian, nhất là khi thêm cơ sở dữ liệu lớn mới vào môi trường. Phiên bản Notes dành cho Windows không gặp phải vấn đề này.
Lotus Notes 7.0.2 dành cho Mac loại bỏ được bốn vấn đề nêu ở trên. Nhưng thực tế, người dùng Mac cũng cần cân nhắc khi nâng cấp Lotus Notes. Hai vấn đề đầu tiên có vẻ không quan trọng lắm. Nhưng khi bạn phải kiểm tra e-mail 12 tiếng mỗi ngày, phải copy và paste các đường dẫn URL đồng nghiệp gửi cho vào trình duyệt Web thì mọi thứ trở nên rất khó chịu. Lotus Notes 7.0.2 cho Mac có một số nâng cao riêng.
Hy vọng IBM sẽ sửa chữa một số điểm bất cập trong giao diện người dùng (UI) của Lotus Notes. Nhưng hiện nay thì phiên bản dành cho Mac cũng tốt như phiên bản dành cho Windows.
Thư điện tử cá nhân: vẫn mắc kẹt với Eudora
Apple Mail không thể áp dụng các quy tắc lọc thư điện tử đối với các thư đến từ mạng bên ngoài, vì thế bạn không thể kết xuất Eudora. Nếu bạn đọc và xoá e-mail người dùng nhiều lần, có thể sẽ gặp phải chút phiền phức. Nếu chỉ ghi lại e-mail, công cụ này rất có ích.
Nếu có thói quen xem lại e-mail sau một vài tuần hoặc vài tháng, Apple Mail rất thích hợp. Các quy tắc đặt ra cho e-mail xuất hiện một cách tự động. Thư điện tử được định hướng tự động tới thư mục phù hợp của chúng. Các thư mục mở tự động (hiển thị các thư mới nhất trên đầu), cho phép bạn biết được có thư nào đang tới hay không. Nếu không thấy thích thú, chỉ cần đóng thư mục lại.
Apple có một thành phần gọi là Smart Mailbox cũng có chức năng tương tự. Nó cho phép bạn tạo một số quy tắc, hiển thị bí danh cho e-mail trong các Smart Mailbox. Bạn có thể tạo một Smart Mailbox cho một người bạn thân nào đó. Trong hộp lưu trữ của nó, thư bạn gửi đi và nhận được từ người bạn này sẽ được đặt vào một chỗ. Nhưng các thư đó không thực sự nằm trên thư mục Smart Folder. Chúng là kiểu logic và sẽ được trỏ tới các thư thật khi bạn mở nó.
Trong Apple Mail, tất cả thư bạn đã gửi đi được lưu vào thư mục Sent. Nhưng với mức sử dụng của một chuyên gia như Scot, chỉ sau vài tháng là hòm Sent đã có hàng nghàn thư. Tin chắc là chẳng bao lâu sau thư mục này sẽ bị tràn và độ ổn định của chương trình sẽ gặp phải vấn đề. Khi đó bạn có thể nghĩ đến lựa chọn khác.
Thunderbird 1.5 có thể là lựa chọn tiếp theo với cùng một vấn đề. Bạn có thể tạo bộ lọc thư, chuyển các thư đã gửi “một cách thủ công” ra ngoài thư mục Sent, đến thư mục khác. Nhưng nó không thể lọc tự động các thư nhận từ mạng ngoài khi đang được gửi.
Thunderbird 2.0 gần đây cũng được kiểm tra, và ở phiên bản mới này cũng không có chức năng lọc thư nhận từ mạng ngoài. Có thêm một chức năng mới là đặt bản copy vào thư mục của bức thư bạn đang hồi âm. Nhưng có hai điểm bất tiện: 1. Nếu bạn tạo một dòng thư, bản copy đó sẽ không được đưa vào. 2. Lượng thư trong hòm lưu trữ sẽ bị nhân lên một số lượng đáng kể.
Thực tế, không có gói e-mail Macintosh nào có thể lọc thư đến từ mạng ngoài (ngoại trừ dự án Penelope đang được triển khai khá chậm chạp của Mozilla).
Danh sách phần mềm Mac tháng 3 năm 2007
Dưới đây là danh sách một số sản phẩm đã được thử nghiệm, kiểm tra và có thể chấp nhận được cho các máy Mac. Danh sách sản phẩm này được cập nhật thường xuyên. Một trong số đó như ClamXav đã bị loại khỏi danh sách, và một số khác (như SnapNDrag) mới được bổ sung gần đây.
• Microsoft Office 2004 (bộ ứng dụng văn phòng)
• IBM Lotus Notes 7.0.2 (dành cho máy trạm chuyên dụng thư điện tử/cơ sở dữ liệu doanh nghiệp)
• Eudora do Qualcomm phát triển (gói e-mail)
• Spamnix for Eudora do Spamnix Software cung cấp (tiện ích chống thư rác)
• Apple Safari (Trình duyệt Web)
• Mozilla Firefox (Trình duyệt Web)
• Parallels Desktop (tiện ích ảo hoá)
• BBEdit do Bare Bones Software cung cấp (trình soạn thảo văn bản)
• iPartition do Coriolis Systems Ltd cung cấp ( tiện ích phân vùng đĩa không mất dữ liệu)
• Microsoft Remote Desktop Client (tiện ích truy cập từ xa từ máy Mac đến Windows)
• SuperDuper do Shirt Pocket cung cấp (tiện ích sao lưu toàn bộ đĩa)
• StuffIt Expander do Smith Micro Software cung cấp (công cụ giải nén)
• SnapNDrag Pro do Yellow Mug Software cung cấp (tiện ích đóng gói màn hình)
• Yummy FTP doYummy Software cung cấp (FTP client)
• CuteFTP Mac Pro do GlobalScape cung cấp (FTP client)
• Adobe Reader (chương trình đọc PDF)
• DoubleCommand do Michael Baltaks cung cấp (tiện ích tuỳ chỉnh bàn phím)
• OnyX do Titanium Software cung cấp (tiện ích ngắt hệ thống OS X)
• VirusBarrier X4 do Intego Software cung cấp (phần mềm diệt virus)
• ListGarden do Software Garden cung cấp (công cụ tạo chất liệu RSS)
• Apple .Mac (lưu trữ trực tuyến và dịch vụ đồng bộ)
• Apple iCal (lịch)
• Apple iChat (trình tin nhắn tức thời)
• Apple iPhoto (công cụ quản lý ảnh)
• Apple iTunes (thư viện nhạc)
Một số ứng dụng được xem xét:
• Quicksilver do Blacktree cung cấp (công cụ truy cập dữ liệu/chương trình)
• Path Finder do Cocoatech cung cấp (nâng cao quản lý file)
• Adium (trình tin nhắn tức thời)
• Apple Mail (gói e-mail)
• NetNewsWire do Newsgator Technologies cung cấp (bộ đọc RSS)
• OmniWeb do Omni Group cung cấp (trình duyệt Web)
• Camino do Camino Project của Mozilla phát triển (trình duyệt Web)
• Shiira do Shiira Project phát triển (chương trình phủ trình duyệt)
• Saft do Hao Li cung cấp (thành phần mở rộng cho Safari)
• Pagespinner do Optima System cung cấp (trình soạn thảo HTML)
• Norton AntiVirus 10.0 for Mac do Symantec phát triển (phần mềm diệt virus)