Color profile xác định màu sắc chúng ta chụp bằng máy ảnh và nhìn thấy trên màn hình. Nó kiểm soát màu sắc được sử dụng và giúp đem đến sự nhất quán giữa các thiết bị.
Màu sắc là một chủ đề khá phức tạp khi nói đến nhiếp ảnh. Mắt của bạn có thể nhìn thấy nhiều màu sắc hơn so với máy ảnh có thể chụp được hoặc màn hình (hoặc thậm chí một mảnh giấy in) có thể hiển thị. Điều này có nghĩa là chúng ta cần một số cách để xác định tập hợp các màu mà máy ảnh có thể chụp và màn hình có thể hiển thị. Và chúng ta cũng cần một cách để giữ cho màu sắc nhất quán giữa camera và màn hình. Một sắc thái đỏ nhất định mà camera chụp được sẽ trông giống như sắc thái đỏ hiển thị trên màn hình. Dó đó chúng ta cần color space (hệ màu) và color profile.
Cách hiển thị màu kỹ thuật số
Mặc dù về cơ bản có vô số màu sắc, nhưng camrea và màn hình không thể phân biệt những màu đó với nhau. Thay vào đó, chúng sử dụng mô hình màu RGB. Chúng có thể thể hiện bất kỳ màu sắc nào chỉ bằng cách kết hợp các giá trị khác nhau của màu đỏ, xanh lá cây và màu xanh lam, do đó có tên là RGB.
Trong hình trên, bạn có thể thấy màu tím, ngọc lam, màu đỏ nhạt và vàng được tạo ra bằng cách kết hợp các giá trị khác nhau của màu đỏ, xanh lá cây và xanh lam. Ngoài việc sử dụng cho mục đích chuyên nghiệp, hầu hết các màu RGB được cung cấp theo 8-bit cho mỗi định dạng kênh. Điều này có nghĩa là có 256 giá trị màu (0 đến 255) cho mỗi kênh màu đỏ, xanh lục và xanh lam, cung cấp tổng cộng 16.777.216 màu có thể.
RGB không phải là hệ màu duy nhất, nhưng nó là một trong những hệ màu được sử dụng cho các ứng dụng kỹ thuật số. Nếu bạn có một máy in cao cấp, hoặc làm việc với các nhà thiết kế, đôi khi bạn cũng thấy mô hình màu CMYK (Cyan, Magenta, Yellow, Keyline). Không gian màu của hai hệ này hoạt động như nhau, nhưng CMYK là sự kết hợp bốn màu.
Color profile là gì?
Với mô hình màu RGB, chúng ta có thể hiển thị (hoặc chụp) 16,7 triệu màu. Nhưng câu hỏi là, 16,7 triệu màu nào được sử dụng? Đó là lý do chúng ta cần color profile. Màn hình vẫn cần một thời gian phát triển nữa để có thể hiển thị quang phổ đầy đủ (mặc dù các máy ảnh hiện đại gần như có thể chụp được quang phổ đầy đủ).
sRGB
sRGB là color profile được sử dụng trong 99% hình ảnh bạn thấy. Hầu hết các màn hình đều được thiết kế để hiển thị color profile này. Đây cũng là profile tiêu chuẩn được sử dụng trên web. Nói cách khác, trừ khi bạn sử dụng với mục đích đặc biệt, sRGB có thể là color profile duy nhất bạn bạn sử dụng.
DCI-P3
Color profile DCI-P3 đã được ngành công nghiệp điện ảnh sử dụng trong nhiều thập kỷ qua và đang bắt đầu xuất hiện trong các sản phẩm tiêu dùng. DCI-P3 có gam màu rộng hơn (có nghĩa là nó có thể hiển thị nhiều màu sắc hơn) so với sRGB. Điện thoại iPhone 7, 8 và X đều có màn hình hỗ trợ phạm vi màu DCI-P3. Đây cũng là profile được sử dụng trong nhiều TV HDR 4K.
Adobe RGB
Color profile Adobe RGB được thiết kế để hiển thị một phạm vi quang phổ rộng hơn sRGB. Nó chủ yếu được sử dụng bởi các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và videographer. Trong khi hầu hết các máy ảnh cao cấp có thể chụp Adobe RGB, chỉ có những màn hình đắt tiền mới có thể hiển thị một phần lớn màu sắc của nó.
ProPhoto RGB
ProPhoto RGB là một color profile gam màu rộng khác. Nó chứa nhiều màu sắc hơn Adobe RGB. Tuy nhiên, ProPhoto RGB được giới hạn trong sử dụng cho mục đích chuyên nghiệp và khoa học. Nó thực sự lớn đến nỗi bạn cần phải sử dụng 16 bit cho mỗi kênh hoặc 65.536 giá trị khác nhau cho mỗi kênh để hoạt động bình thường.
Color profile là một trong những thứ hoạt động ở chế độ nền và hầu hết mọi người không bao giờ phải suy nghĩ về nó. Tuy nhiên, nên hiểu về nó đặc biệt nếu bạn quan tâm đến nhiếp ảnh hoặc videography.
Xem thêm: