Bạn nên sử dụng phương pháp bảo mật nào cho điện thoại?

Với số lượng dữ liệu cá nhân lớn mà chúng ta cất giữ trong điện thoại, bảo mật là điều cực kì cần thiết. Các điện thoại luôn đã mã hóa mặc định, có rất nhiều cách để khóa và mở khóa chung. Một số cách thì bảo mật tốt hơn, một số lại tiện lợi hơn.

1. Mật khẩu

  • Ưu điểm: Mật khẩu mạnh bảo mật rất tốt.
  • Nhược điểm: Không tiện lợi mỗi lần gõ mật khẩu.
  • Sử dụng khi bạn muốn mức bảo mật cao nhất cho điện thoại.

Dù thế nào đi nữa, mật khẩu vẫn luôn là cách bảo mật tốt nhất cho điện thoại. Một mật khẩu mạnh rất khó bị bẻ khóa, chắc chắn điện thoại của bạn sẽ luôn được an toàn.

Phương pháp mật khẩu
Phương pháp mật khẩu

Nhược điểm của mật khẩu là bạn phải gõ đúng mỗi lần muốn mở khóa điện thoại. Việc này vô cùng mất thời gian, nhất là khi chúng ta đang vội, cần dùng ngay đến điện thoại. Vì thế, bạn có thể dùng mật khẩu kèm theo các lựa chọn bảo mật khác nhanh hơn.

2. Mã PIN

  • Ưu điểm: Dễ nhập hơn mật khẩu.
  • Nhược điểm: Mã PIN mạnh có thể rất khó nhớ.
  • Sử dụng làm phương pháp dự phòng cho các lựa chọn khác.

Mã PIN là phương pháp đơn giản hơn thay thế cho mật khẩu. Android cho phép tạo mã PIN lên đến 16 chữ số. Mã PIN 16 chữ số cực kỳ an toàn nhưng rất khó để nhớ.

Bảo mật điện thoại bằng mã PIN
Bảo mật điện thoại bằng mã PIN

Hầu hết mọi người đều hay sử dụng mã PIN 4 số, tuy nhiên bạn cũng không nên đặt mã PIN kiểu như 1234 hoặc 5555.

3. Khóa hình

  • Ưu điểm: Đơn giản và sáng tạo.
  • Nhược điểm: Nhiều người tạo hình rất đơn giản, dễ đoán.
  • Sử dụng khi không có quét vân tay và không thích mã PIN.

Khóa hình yêu cầu bạn vẽ một hình từ 9 chấm. Bạn có thể tạo hình từ các đường thẳng, ngang hoặc chéo. Khóa hình sử dụng rất dễ và tạo cảm giác tự nhiên khi muốn mở khóa màn hình nhanh.

Khóa hình
Khóa hình

Cũng giống như mật khẩu, khóa hình rất an toàn. Chỉ với 4 chấm bạn đã có 1624 cách kết hợp để tạo ra một hình. Dùng cả 9 chấm thì kết quả sẽ lên đến hàng trăm nghìn.

Nghiên cứu chỉ ra rằng khi tạo khóa hình, mọi người thường có xu hướng tạo những thứ khá dễ đoán. Người ta thường chỉ dùng 4 đến 5 chấm, xuất phát từ chấm ở các góc và vẽ những hình dáng thông thường. Tệ hơn là, người khác có thể dễ dàng nhìn thấy hình dạng mật khẩu của bạn là gì. Vì vậy khóa hình không được đánh giá cao về khả năng bảo mật.

4. Cảm biến vân tay

  • Ưu điểm: Nhanh và bảo mật khá tốt.
  • Nhược điểm: Đôi khi cảm biến hoạt động không nhạy.
  • Sử dụng với hầu hết người dùng.

Cảm biến vân tay hiện nay đã quá phổ biến trên các mẫu smartphone. Nó dần dần trở thành tính năng mở khóa bắt buộc phải có trên điện thoại. Điều này cũng không quá khó hiểu. Mở khóa bằng vân tay nhanh, nhạy và có tính bảo mật cao.

Bảo mật vân tay
Bảo mật vân tay

Một số điện thoại như dòng Pixel của Google còn có hỗ trợ cả các thao tác vân tay. Bạn có thể mở thanh thông báo bằng cách gạt cảm biến, những thao tác này hoàn hảo với các màn hình lớn, khó sử dụng được bằng một tay.

Tuy nhiên, không phải cảm biến vân tay nào cũng hoạt động giống nhau. Có cảm biến nhạy hơn và không phải nhà sản xuất nào cũng đặt chúng ở chỗ thuận tiện.

5. Nhận diện khuôn mặt

  • Ưu điểm: Nhanh, mở khóa điện thoại chỉ trong chớp mắt.
  • Nhược điểm: Tính bảo mật chưa cao.
  • Chỉ nên sử dụng để mở khóa, không nên dùng để truy cập vào các tài khoản ngân hàng hoặc ứng dụng trả phí.

Android lần đầu tiên giới thiệu mở khóa bằng khuôn mặt vào năm 2011. Tuy nhiên, nó có tính bảo mật cực thấp. Bạn có thể mở khóa điện thoại chỉ bằng một tấm ảnh, do đó tính năng Smart Lock đã được ra đời, chúng ta sẽ nói về nó sau. Mặc dù vậy, một số nhà sản xuất vẫn kiên quyết với tính năng bảo mật bằng khuôn mặt.

Có hai loại nhận diện khuôn mặt. Face ID của Apple sử dụng cảm biến hồng ngoại để đọc 3D chi tiết về khuôn mặt của bạn. Nó vẫn có khả năng bị đánh lừa nhưng Apple tuyên bố nhận diện khuôn mặt chính xác hơn 20 lần so với cảm biến vân tay.

Face ID
Face ID

Phương pháp thứ hai được sử dụng trên các thiết bị như Galaxy S9 và OnePlus 5T: một hình ảnh 2D được ghi lại bởi camera trước. Phương pháp này nhanh nhưng tính an toàn không cao. Nó không thể nhận diện khuôn mặt bạn khi đeo kính hoặc đứng ở nơi ánh sáng không đủ.

6. Quét giác mạc/mống mắt

  • Ưu điểm: Một trong những phương pháp bảo mật sinh trắc an toàn nhất.
  • Nhược điểm: Khó hoạt động khi ở ánh sáng cường độ cao hoặc đeo kính.
  • Sử dụng nếu thích hơn quét vân tay.

Quét mống mắt là một trong những phương pháp bảo mật sinh trắc an toàn nhất, hơn cả quét vân tay. Phương pháp này sẽ quét cả hai bên mắt, nhanh và chính xác, an toàn khi sử dụng cùng các ứng dụng liên quan đến tài chính, ngân hàng.

Quét mống mắt của Samsung
Quét mống mắt của Samsung

Nhược điểm của phương pháp này đó là nó khá tốn công. Bạn phải ấn nút nguồn trước (không giống như khi sử dụng vân tay) và phải giữ cho điện thoại đúng vị trí thì mới quét được mắt bạn. Quét mống mắt cũng không thể hoạt động nếu bạn đeo kính, kính áp tròng hoặc trong điều kiện ánh sáng quá chói.

7. Quét thông minh (Intelligent Scan)

  • Ưu điểm: Kết hợp cả nhận diện khuôn mặt và quét mống mắt.
  • Nhược điểm: Không an toàn với các ứng dụng tài chính.
  • Sử dụng nếu bạn thích phương pháp nhận diện bằng khuôn mặt.

Quét thông minh (Intelligent Scan) là một hệ thống bảo mật được Samsung tạo ra và sử dụng trên chiếc Galaxy S9. Nó được kết hợp điểm mạnh của nhận diện khuôn mặt và quét mống mắt, bỏ qua những hạn chế của cả hai phương pháp bảo mật.

Intelligent Scan của Samsung
Intelligent Scan của Samsung

Đầu tiên, hệ thống sẽ quét khuôn mặt của bạn trước. Nếu thất bại (do ánh sáng hoặc bất kì lí do nào), nó sẽ chuyển sang chế độ quét mống mắt. Nếu vẫn thất bại, hệ thống sẽ quét cả hai. Nghe thì có vẻ phức tạp nhưng hoạt động của phương pháp này khá nhịp nhàng và nhanh chóng.

8. Khóa thông minh

Để thêm vào những bảo mật chính, Android còn cung cấp thêm 5 tính năng khóa thông minh để điện thoại của bạn được an toàn hơn.

  • On-Body Detection: Tính năng này giúp điện thoại của bạn luôn khóa nếu đang mang đi ở trong túi, tránh tình trạng máy bị mở và bấm lung tung.
  • Trusted Places: Tính năng này sẽ giúp mở điện thoại của bạn khi ở địa điểm nhất định. Có thể là nhà, công ty hoặc trường học, nơi mà bạn thường đến.
  • Trusted Devices: Khi tính năng này được thiết lập, điện thoại của sẽ được mở khóa trong vòng kết nối 5m với một thiết bị Bluetooth nhất định.
  • Trusted Face: Tính năng này đã phát triển rất nhiều kể từ khi được giới thiệu lần đầu tiên trên Android. Tuy nhiên, mức độ bảo mật của nó vẫn dậm chân tại chỗ. Trusted Face chỉ đủ tiện lợi nếu bạn muốn bảo vệ dữ liệu khi điện thoại bị mất thôi.
  • Voice Match: Tính năng này cho phép bạn sử dụng “OK Google” để mở khóa điện thoại. Đây là một lựa chọn hữu ích nếu bạn sử dụng nhiều Google Assistant, hoặc muốn truy cập rảnh tay khi đang lái xe chẳng hạn.
Thứ Sáu, 04/09/2020 08:16
52 👨 5.176
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Thiết lập cơ bản