Ceramic Shield trên iPhone 12 là gì? Apple chế tạo Ceramic Shield như thế nào?

Dòng iPhone 12 mới ra mắt của Apple được trang bị lớp phủ bảo vệ kính mới có tên Ceramic Shield. Apple cho biết với Ceramic Shield, iPhone 12 có thể chịu được những cú rơi tốt hơn 4 lần so với kính thông thường trên các mẫu iPhone trước. Trước đây, Apple không nổi tiếng lắm về độ "cứng" của kính bảo vệ màn hình iPhone nhưng lần này mọi chuyện có vẻ khác.

Vậy Ceramic Shield là gì, chính xác Apple đã chế tạo Ceramic Shield như thế nào? Ceramic Shield so với các lựa chọn khác trên thị trường hiện tại tốt hơn hay tệ hơn? Mời các bạn cùng tìm hiểu.

Ceramic Shield là gì?

Ceramic Shield là lớp phủ bảo vệ màn hình mới được Apple trang bị cho các mẫu iPhone 12. Lớp phủ này sẽ giúp bảo vệ màn hình khỏi bị xước và rạn, vỡ khi va đập, rơi... Ceramic Shield được sản xuất bởi Corning, hãng chuyên sản xuất kính cường lực bảo vệ màn hình các thiết bị điện tử. Sản phẩm nổi bật nhất của Corning chính là Gorilla Glass.

Apple đã chế tạo Ceramic Shield như thế nào?

Thực tế, Apple chỉ đóng góp thiết kế và giải pháp. Corning mới là hãng chế tạo và sản xuất hàng loạt Ceramic Shield.

Chìa khóa tạo nên độ bền cho Ceramic Shield chính là các tinh thể gốm. Các tinh thể gốm với kích thước nano được nhúng vào ma trận thủy tinh bằng cách sử dụng quy trình kết tinh ở nhiệt độ cao. Cấu trúc đan xen của các tinh thể gốm giúp làm lệch các vết rạn nứt.

Hơn nữa, Corning đã tăng cường thêm sức mạnh cho Ceramic Shield bằng phương thức trao đổi ion để giúp kính kết nối tốt hơn với nhau trong trường hợp bị rơi, giảm dấu hiệu trầy xước. Trao đổi ion về cơ quản là tăng cường kích thước các ion để tạo ra cấu trúc cứng hơn.

"Ceramic Shield cứng hơn tất cả các loại kính bảo vệ smartphone trên thị trường hiện tại", Corning chia sẻ. Trong khi đó, Apple tuyên bố với Ceramic Shield, iPhone 12 có thể chịu được những cú rơi tốt hơn 4 lần so với kính thông thường trên các mẫu iPhone trước.

Lợi ích của phương pháp sử dụng vật liệu gốm là giảm thiểu lỗi và độ bền cao. Tuy nhiên, gốm thường không có độ trong suốt cao như thủy tinh thông thường. Trước đây, kính gốm đã được sử dụng ở mặt sau trên smartphone như Samsung Galaxy S10 Plus nhưng chưa được dùng để làm kính bảo vệ màn hình vì không đảm bảo độ trong suốt.

Tuy nhiên, nhờ sử dụng các tinh thể gốm cực nhỏ, nhỏ hơn cả bước sóng ánh sáng, Ceramic Shield có độ trong suốt rất cao, phù hợp để làm kính bảo vệ màn hình cho iPhone 12.

So sánh Ceramic Shield và Gorilla Glass Victus

Hồi giữa năm Corning đã trình làng Gorilla Glass Victus, phiên bản mới nhất, tuyệt vời nhất của dòng kính bảo vệ màn hình Gorilla Glass. Khác biệt lớn nhất giữa Victus và Ceramic Shield nằm ở vật liệu chế tạo. Victus sử dụng kính được cường lực bằng nhôm và silicat chứ không phải tích hợp tinh thể gốm như Ceramic Shield.

Kính nhôm silicat có trọng lượng thấp, khả năng chống xước và độ cứng cực cao. Những đặc tính này khiến nó trở thành lựa chọn lý tưởng để làm kính bảo vệ màn hình smartphone. Loại kính này còn có khả năng chịu nhiệt độ cao và chống phân hủy bởi hóa chất.

Victus có thể chịu được những cú rơi ở độ cao 2 mét lên những bề mặt cứng như bê tông. Victus cũng có khả năng chống xước cao gấp hai lần so với kính Gorilla Glass 6 và gấp 4 lần so với kính cường lực nhôm silicat của các đối thủ cạnh tranh. So với các thế hệ trước, Victus không dày hơn chút nào.

Corning không thể đưa ra bình luận về sự khác biệt giữa độ bền và khả năng chống xước của Victus và Ceramic Shield. Hãng này chỉ phát biểu chung chung là: "Kính Gorilla Glass Victus là mẫu kính Gorilla Glass cứng nhất mà chúng tôi từng chế tạo từ trước đến nay". Hiện tại chỉ có Galaxy Note 20 Ultra và Galaxy Z Fold 2 được trang bị kính Gorilla Glass Victus.

Nếu không so sánh trực tiếp, thật khó để nói Victus hay Ceramic Shield có khả năng chống rơi vỡ tốt hơn. Thử nghiệm gần đây cho thấy iPhone 12 có độ bền tuyệt vời với Ceramic Shield, bạn có thể xem chi tiết thử nghiệm ở bài viết dưới đây:

Thứ Tư, 28/10/2020 16:36
51 👨 552
0 Bình luận
Sắp xếp theo