Cách viết file README tốt nhất

README có thể trông giống như một file nhỏ, dùng một lần nhưng nó có thể tạo hoặc phá hỏng dự án của bạn.

File README

Viết file README có thể là một nhiệm vụ khó. Bạn đã “bù đầu” viết code, gỡ lỗi và thấy rằng viết thêm tài liệu thật sự quá sức.

Công việc này tốn thời gian nhưng không nhất thiết cần phải làm như vậy. Biết cách viết file README tốt sẽ hợp lý hóa quy trình và cho phép bạn tập trung vào viết code.

Bằng cách hiểu tầm quan trọng của file README, nắm được các nhân tố chính, làm theo những phương thức thực hành tốt nhất, dùng công cụ và template, viết tài liệu sẽ đi từ buồn chán tới thú vị nhanh chóng.

File README là gì?

Repository mẫu Readme

File README là một tài liệu văn bản dùng làm phần giới thiệu và giải thích cho một dự án. Nó thường bao gồm trong một thư mục phần mềm hoặc bản lưu trữ để cung cấp thông tin cần thiết về mục tiêu, tính năng và cách sử dụng dự án. File README thường là tệp đầu tiên mà khách truy cập nhìn thấy khi khám phá repository của dự án.

Bạn có thể truyền đạt dự án hiệu quả bằng cách dùng file README. Những file này cho phép bạn cung cấp thông tin cần thiết mà không khiến người đọc choáng ngợp bởi các chi tiết kỹ thuật. Nó cho phép mọi người dễ dàng hiểu và tham gia vào dự án.

Bạn có thể viết file README ở những định dạng khác nhau, bao gồm văn bản thuần túy và HTML, trình chỉnh sửa & chuyển đổi Markdown online phổ biến vì một lí do. Đó là Markdown được dùng rộng rãi trên các nền tảng khác nhau, như GitHub, GitLab và Bitbucket…

Tại sao file README quan trọng?

Tầm quan trọng của file README

Hãy tưởng tượng bạn tình cờ thấy và quan tâm tới một dự án trên GitHub. Bạn háo hức tìm hiểu sâu hơn, hi vọng tìm thấy hướng dẫn hữu ích để điều hướng qua nó. Tuy nhiên, không tìm thấy gì làm bạn thất vọng. Nếu không có sẵn tài liệu hướng dẫn, bạn sẽ phải đi sâu vào mã nguồn để hiểu dự án này.

Hiện có một số lí do tại sao file README quan trọng:

  • Chúng đóng vai trò như phần giới thiệu dự án, cung cấp mô tả rõ ràng chủ đề, mục tiêu và đặc điểm chính. README cho phép người dùng & cộng tác viên tiềm năng dễ dàng tìm ra các nguyên tắc cơ bản của dự án.
  • File README rất cần thiết trong việc thu hút người đóng góp mới cho dự án mã nguồn mở hoặc phát triển hợp tác. Chúng giúp người mới bắt đầu hiểu cấu trúc của dự án, thực hành code và yêu cầu đóng góp.
  • Chúng thường bao gồm mẹo khắc phục sự cố, những câu hỏi thường gặp, giúp người dùng giải quyết các lỗi phổ biến mà không cần tìm kiếm hỗ trợ trực tiếp.

Biên soạn tài liệu bằng file README cũng có thể mang lại lợi ích cho các dự án đơn lẻ vì sau này, bạn dễ quên thông tin chi tiết.

Những nhân tố chính của file README

Bạn nên đảm bảo file README bao gồm thông tin cần thiết về dự án, cung cấp đủ ngữ cảnh cho mọi người dùng thiết lập và chạy, không có bất kỳ quy tắc nghiêm ngặt nào phải tuân theo nhưng dưới đây là một số thành phần chính bạn nên bao gồm:

  • Tên dự án rõ nghĩa ở phía trên đầu của README.
  • Mô tả dự án tóm tắt nội dung về mục tiêu và đặc điểm chính.
  • Trợ giúp trực quan bằng ảnh chụp màn hình, video, thậm chí cả GIF.
  • Hướng dẫn cài đặt.
  • Cách dùng và ví dụ.
  • Phần đóng góp bao gồm điều kiện được chấp nhận.
  • Giải pháp khắc phục lỗi phổ biến và trả lời những câu hỏi thường gặp.
  • Phần phụ thuộc, bao gồm danh sách thư viện, package cần để chạy dự án.
  • Phần hỗ trợ bao gồm thông tin liên lạc của đội ngũ hỗ trợ.
  • Công nhận các cá nhân, tổ chức đã đóng góp cho dự án của bạn.
  • Tài liệu tham khảo, bổ sung và URL liên quan.
  • Giấy phép.
  • Lịch sử thay đổi.
  • Những lỗi đã biết
  • Huy hiệu (tùy chọn) thể hiện trạng thái bản dựng và các chỉ số liên quan khác.

Cách viết file README tốt nhất

  • Viết nó thật chính xác, đi thẳng vào ý chính, tránh thông tin dư thừa.
  • Dùng header và section để sắp xếp README gọn gàng.
  • Cập nhật README thường xuyên với những thay đổi mới nhất và cải thiện dự án của bạn.
  • Thiết kế README dễ truy cập cho cả người mới bắt đầu và người dùng nâng cao bằng cách đa dạng hóa ngôn ngữ và phong cách.
  • Dùng Markdown để định dạng và hỗ trợ văn bản dễ đọc hơn.
  • Liên tục tìm kiếm phản hồi từ người dùng và các nhà đóng góp để cải thiện README.

Công cụ và mẫu tạo file README

Bạn có thể giảm tải khối lượng công việc bằng cách kết hợp tạo file README bằng cách dùng công cụ hỗ trợ làm nhiệm vụ dễ dàng hơn. Dưới đây là một số công cụ bạn có thể thử:

Readme.so: Trình chỉnh sửa cơ bản cho phép bạn nhanh chóng thêm và chỉnh sửa toàn bộ các phần của README cho dự án.

READMESO

Make a ReadMe: Trang này cung cấp một mẫu có thể chỉnh sửa và hiển thị Markdown trực tiếp.

Make a README

Viết file README không còn đáng sợ nếu bạn triển khai tất cả theo hướng dẫn trên. Giờ bạn có thể biến đổi file từ ít hoặc không có nội dung sang cấu trúc tốt nhất.

Thứ Tư, 23/08/2023 14:11
51 👨 7.004
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Cấu trúc dữ liệu và giải thuật