Đây là cách thức các ứng dụng Android hoạt động trên Windows 11

Windows 11 đã chính thức ra mắt với hàng loạt tính năng và cải tiến mới. Một trong những nâng cấp được mong đợi nhất chính là khả năng chạy ứng dụng Android “gốc” trên nền tảng mà không cần phải thông qua phần mềm giả lập.

Đây là một bước tiến lớn mà Microsoft đã phải mất nhiều năm để nghiên cứu và phát triển. Vậy nguyên lý đằng sau khả năng chạy ứng dụng Android trên Windows 11 là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Điều kiện cần

Trước tiên, cần lưu ý rằng tính năng hỗ trợ ứng dụng Android gốc vẫn chưa chính thức được Microsoft phát hành trên Windows 11, mà mới chỉ đang trang giai đoạn thử nghiệm nội bộ. Ở thời điểm hiện tại (tháng 10 năm 2021) người dùng chỉ có thể cài đặt ứng dụng Android nếu đang sử dụng kênh Insider Preview Windows 11 beta.

Trong tương lai, tính năng này sẽ đến với tất cả các thiết bị Windows 11 sở hữu khả năng hỗ trợ ảo hóa phần cứng cần thiết. Khi đó, PC Windows 11 sẽ có thể chạy các ứng dụng Android ngay lập tức, giống như Chromebook - và tương tự như việc máy Mac M1 có thể chạy các ứng dụng iPhone và iPad.

Intel Bridge Technology

Intel Bridge Technology

Bạn có thể liên tưởng các ứng dụng giống như những mảnh ghép trong một bộ đồ chơi xếp hình — chúng chỉ phù hợp với một số vị trí nhất định. Ứng dụng Mac không thể chạy trên Windows, và tất nhiên các ứng dụng Android cũng không thể chạy trên iPhone. Do đó, để các ứng dụng Android hoạt động bên trong Windows 11, Microsoft phải cần đến sự giúp sức của một số công cụ hỗ trợ đắc lực. Một trong số đó là Intel Bridge Technology (IBT), với thuật ngữ kỹ thuật là “runtime post-compiler” (tạm dịch: trình biên dịch sau thời gian chạy).

Trình biên dịch (compiler) là công cụ giúp cho máy tính của bạn biết phải làm gì với mã bên trong ứng dụng. Nếu không có trình biên dịch, các ứng dụng về cơ bản chỉ là những gói tài liệu được viết bằng “tiếng nước ngoài” mà PC của bạn không thể hiểu và xử lý được.

Trình biên dịch sau (post-compiler) sẽ có nhiệm vụ biên dịch lại mã của ứng dụng. Trong trường hợp này, ứng dụng được biên dịch để chạy trên Android đầu tiên , sau đó Intel Bridge Technology sẽ biên dịch lại ứng dụng đó với mọi yêu cầu cần thiết để chạy trong Windows 11.

Cụ thể hơn, ông nghệ này có thể biên dịch ứng dụng sau khi chạy để mang đến khả năng tương thích với các nền tảng x86 của Intel và AMD. Ngoài ra, chiến lược XPU đa kiến trúc của Intel cũng được tận dụng để nâng cao trải nghiệm thông qua việc chia sẻ khối lượng công việc giữa các chương trình Android và Windows. Nó cũng cho phép ứng dụng tích hợp sâu hơn với đồ họa Windows và CPU. Có thể coi Intel Bridge Technology là cây cầu nối các chức năng Android gốc với các chức năng Windows gốc.

Điều quan trọng cần nói tới ở đây là các nhà phát triển ứng dụng Android hoàn toàn không phải thực hiện bất cứ can thiệp, tinh chỉnh nào để làm cho ứng dụng của mình có thể chạy trên Windows 11. Đó là việc của Microsoft.

Không phải trình giả lập

Trên thực tế, ý tưởng mang ứng dụng Android đến với môi trường Windows đã có từ lâu. Các trình giả lập như BlueStacks đã làm được điều đó trong một thời gian, nhưng đi kèm với một số hạn chế lớn. Điểm khác biệt ở chỗ Intel Bridge Technology không phải là một trình giả lập.

Trình giả lập tạo ra một môi trường ảo cho các ứng dụng chạy bên trong. Về cơ bản, nó tạo ra là một thiết bị Android ảo chạy trên PC Windows của bạn. Điều này đòi hỏi nhiều tài nguyên hệ thống, và có thể khiến mọi thứ chạy chậm đi, gây ảnh hưởng đến trải nghiệm tổng thể.

Intel Bridge Technology cho phép các ứng dụng Android chạy nguyên bản trên Windows 11, giống như các ứng dụng Windows thông thường. Điều ày đảm bảo ứng dụng chạy mượt mà, gần như không có hạn chế.

Các ứng dụng đến từ đâu?

Amazon Appstore

Microsoft đã hợp tác với Amazon để cung cấp các ứng dụng Android thông qua Amazon Appstore. Quy trình cài đặt ứng dụng Android từ Amazon Appstore cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần cài đặt Amazon Appstore từ Microsoft Store, sau đó tải xuống các ứng dụng Android như bình thường.

Thứ Bảy, 06/11/2021 21:44
4,37 👨 6.062
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Windows 11