Cách tháo, sửa chữa iPhone bị dính nước và chất lỏng

Nếu vô tình iPhone bị rơi vào nước hay chất lỏng nào đó

Nếu vô tình bạn làm rơi chiếc điện thoại iPhone của mình vào nước hay rơi vào loại chất lỏng nào đó. Bạn không biết phải xử lý tình huống này như thế nào. Bài viết dưới đây Quản trị mạng sẽ hướng dẫn bạn cách tháo và sửa chữa iPhone khi bị dính nước hay chất lỏng nào đó.

Bước 1: Xác định loại chất lỏng

Xác định loại chất lỏng

Việc đầu tiên bạn cần làm trước khi tiến hành tháo và sửa chữa iPhone của bạn là xác định xem loại chất lỏng mà iPhone bị dính là loại nào bởi có rất nhiều loại chất lỏng có độ ăn mòn khá cao có thể làm hỏng các thiết bị điện tử trong máy.

Đồng thời kiểm tra xem lượng chất lỏng mà iPhone bị dính nhiều hay ít. Lượng chất lỏng bị dính không chỉ ở trên màn hình cảm ứng mà còn có thể ngấm vào bên trong điện thoại.

Bước 2: Tiến hành tháo máy

tháo máy

Nếu phần bên trong iPhone bị ngấm nước hay chất lỏng, cần tiến hành tháo máy ra. Lưu ý, khi tháo máy cần chú ý các loại dây cáp và bộ kết nối các dây cáp khác trong máy để tránh bị hư hại.

Nâng nhẹ tấm mặt trước iPhone, cáp kết nối dock flex dính ở mặt sau của Midframe.

Tham khảo thêm: 4 cách tự sửa chữa nút Home của iPhone

Bước 3: Kiểm tra phần hư hại bằng mắt thường

Kiểm tra phần hư hại

Nếu phần Water damage sticker chuyển sang màu hồng có nghĩa là phần bên trong điện thoại của bạn đã bị ngấm nước.

Các phần bị ăn mòn, rỉ có thể nhìn thấy rõ ràng trên đầu kết nối màn hình, bộ cảm biến, carmera và khe sim.

Bước 4:

Dock connector water sensor sticker chuyển sang màu hồng

Nếu phần Dock connector water sensor sticker cũng chuyển sang màu hồng có nghĩa là chất lỏng đã ngấm hết vào điện thoại của bạn.

Phần đầu của bộ kết nối dock khá sạch, chỉ có một phần bị rỉ chuyển sang màu xanh ở bộ kết nối 4.

Bước 5:

Mặt sau phần cài đặt màn hình xuất hiện nhiều phần bị ăn mòn hơn

Mặt sau phần cài đặt màn hình xuất hiện nhiều phần bị ăn mòn hơn.

Tháo màn hình, vỏ mặt sau của loa và bộ cảm biến gần đó để kiểm tra xem loa có bị hư hại hay không.

Bước 6:

Quan sát bộ cảm biến

Quan sát gần và kỹ hơn bộ cảm biến/ kết nối Flex với tai nghe để xem độ ăn mòn nhiều hay ít.

Bước 7:

Sau khi gỡ bảng Logic ra bạn sẽ nhìn thấy được nhiều phần hư hại khác.

Sau khi gỡ bảng Logic ra bạn sẽ nhìn thấy được nhiều phần hư hại khác.

  • Phần moto rung sẽ có một số chỗ bị rỉ.
  • Phần chân tiếp xúc với Pin cũng bị ăn mòn.

Bước 8:

Bộ kết nối jack tai nghe số 5 bị ăn mòn

Bộ kết nối jack tai nghe số 5, moto rung và phần điều chỉnh âm lượng cũng bị ăn mòn một số chỗ.

Bước 9:

phần chân tiếp xúc với Pin bị ăn mòn

Mặt sau bo mạch chủ (motherboard ) bạn sẽ thấy phần chân tiếp xúc với Pin bị ăn mòn.

Bước 10: Gỡ màn chắn bảng logic

gỡ màn chắn bảng logic

Tuy thuộc vào mức độ hư hại do chất lỏng gây ra, bạn có thể gỡ tấm màn chắn này hoặc không cần gỡ . Việc gỡ màn chắn này có thể làm hư hại các thành phần khác được gắn trên bảng logic. Vì thế nếu muốn gỡ tấm màn chắn ra thì nên hết sức thận trọng và nên sử dụng Spudger để bẩy tấm màn chắn lên.

Tìm các mấu lõm ở màn chắn trên bo mạch chủ và tháo ra một cách cẩn thận.

Bước 11: Làm sạch bảng logic

Làm sạch bảng logic

Nhúng bảng logic vào cồn Insopropyl Alcohol trong một khoảng thời gian đủ dài để làm mất phần chất cặn bám chặt vào đó, ngoài ra bạn có thể sử dụng nước hoặc bất kỳ chất cồn nào để thay thế cồn isopropyl alcohol. Dùng bàn chải để đánh hết phần bị ăn mòn và chất cặn.

Lượng chất cặn sau khi được loại bỏ trên bomạch chủ sẽ rơi ra.

Dùng một bàn chải mềm để làm sạch Flex, phần chân tiếp xúc PIN, bộ kết nối, chip và bộ tự ngắt mạch trên bo mạch chủ.

Làm khô toàn bộ các bộ phận này trước khi cài đặt lại.

Bước 12: Làm sạch màn hình

Làm sạch màn hình

Dùng miếng vải mềm đổ một ít cồn Isopropyl Alcohol để lau sạch, sau đó lau dùng miếng vải mềm sạch lau khô lại.

Nếu bạn chưa biết cách làm sạch màn hình cảm ứng điện thoại, máy tính bảng thì tham khảo tại đây.

Chúc các bạn thành công!

Thứ Sáu, 27/11/2015 07:15
3,26 👨 5.871
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Thủ thuật ứng dụng