Cách dùng thử, test Windows 10 ngay trên máy tính thật, dùng file VHD có sẵn của Microsoft

Bạn muốn thử nghiệm các tính năng của Windows mà không muốn cài hẳn lên máy tính thật, hoặc đơn giản chỉ là để thử thôi. Ví dụ rằng bạn muốn biết bản Windows 10 có tương thích với chiếc máy tính hiện tại của bạn hay không? Các phần mềm bạn đang làm việc, học tập có thể chạy được trên Windows 10 hay không? Hãy cùng Quản Trị Mạng tìm hiểu về cách dùng thử Windows 10 trên máy tính thật nhé!

Không biết nhiều người có để ý hay không, nhưng Microsoft đã cung cấp các file ảo hóa chuẩn của các hệ điều hành để người dùng tải về, sử dụng trên máy thật để kiểm tra độ tương thích. Đó chính là các file VHD - Virtual Hard Disk được chính Microsoft tạo ra, tất cả những gì bạn cần làm là tải file VHD đúng với yêu cầu, giải nén, cài đặt và chạy thử. Chi tiết thế nào mời anh em đọc hết phần tiếp theo của bài viết.

Xem video hướng dẫn:

Bước 01: download file VHD

Tại đây, các bạn cần truy cập vào đường dẫn cung cấp file VHD đã được chuẩn bị sẵn của Microsoft:

Chọn bản Windows 10 với Build bạn muốn test, chọn platform - nền tảng ảo hóa ở đây là VirualBox chẳng hạn:

Chọn bản build và platform ảo hóa

Rồi tải file VHD dưới dạng file nén về máy tính. Lưu ý là file ổ cứng của hệ điều hành ảo hóa nên dung lượng khá lớn, khoảng 5GB, bạn cần đảm bảo đang dùng đường Internet có tốc độ ổn định.

Xem thêm:

Bước 02: giải nén file VHD

Sau khi download thành công file nén ở bước 1 về máy tính, các bạn dùng WinRAR hoặc 7-zip để giải nén file:

Giải nén file

Sau khi giải nén, chúng ta sẽ tiếp tục làm thao tác đó thêm 1 lần nữa. Đó là vào thư mục vừa giải nén xong, nhấn chuột phải vào file OVA (OVA = Open Virtualization Format Archive) MSEdge - Win10_XXXXX.ova, chọn 7-ZipExtract files như hình dưới:

Giải nén 1 lần nữa

Chúng ta sẽ có thư mục sau khi giải nén hoàn tất như thế này:

Tại đây, các bạn sẽ thấy có file *.VMDK (Virtual Machine Disk Format) với dung lượng khoảng 4GB, có tên là MSEdge - Win10_XXXXX-disk1.vmdk. Trong bài này, tác giả copy file *.VMDK này ra Desktop và đổi tên thành W10, còn các bạn để đâu cũng được:

Bước 03: convert file VMDK thành file VHD (Virtual Hard Disk):

Tiếp theo, mở command - cmd dưới quyền Admin và di chuyển vị trí con trỏ về Desktop, sau đó gõ chính xác dòng lệnh dưới đây:

  • "C:\Program Files\Oracle\Virtualbox\VBoxManage" clonehd --format VHD SourceFileName.vmdk TargetFileName.vhd

Với file W10.VMDK trên của tác giả thì câu lệnh chính xác sẽ là:

  • "C:\Program Files\Oracle\Virtualbox\VBoxManage" clonehd --format vhd W10.vmdk W10.vhd

Gõ lệnh convert

Và khi quá trình convert file thành công, ta sẽ có 2 file như thế này:

Bước 04: thêm VHD vào menu Boot

Vì file VHD này thuộc dạng dynamically expanding disk, nên khi cài đặt yêu cầu bạn nên để dung lượng trống của ổ cài đặt trống ít nhất 40GB. Tiếp tục bằng các thao tác như dưới đây.

Mở tính năng Disk Management, chọn Action rồi Attach VHD như hình dưới. và trỏ đến file VHD trên Desktop:

thêm file VHD vào menuboot

Chúng ta sẽ có thêm 1 phân vùng ổ cứng khác như thế này:

Như ở đây, ta sẽ có thêm phân vùng E. Các bạn cần nhớ ký tự đại diện, tiếp theo mở command dưới quyền Admin và dùng lệnh:

  • bcdboot X:Windows

Thay X bằng ký tự phân vùng mới, đó là E:

áp dụng lệnh bcdboot

Khi hệ thống hiển thị thông báo như trên, nghĩa là quá trình tạo thêm thành phần boot vào menu đã thành công. Khởi động lại, và thử nghiệm Windows 10 thôi.

Bước 05: thử nghiệm Windows 10

Sau khi khởi động lại, chúng ta sẽ thấy menu dual boot của Windows 7 và Windows 10 như ảnh:

menu boot sau khi chỉnh sửa thành công

Tài khoản Local User ở đây là IEUser và mật khẩu là Passw0rd!

đăng nhập vào tài khoản Local

Đây thực chất là bản dùng thử, giống như Windows 7 Enterprise vậy, nên các bạn sẽ có thời hạn test là 90 ngày:

thông báo kích hoạt bản quyền 90 ngày

Mặc dù chỉ là trial nhưng bản Windows 10 vẫn có khá đầy đủ những tính năng mới nhất. Còn nếu muốn quay về Windows 7 thì chỉ cần Restart máy tính, và chọn Windows 7 từ menu boot.

Lưu ý:

Trong trường hợp bạn tạo menu không thành công, hoặc vì lý do nào đó mà không thể thực hiện dualboot được, hãy dùng Macrium Recovery. Link tải Macrium Recovery tại đây:

Sau khi tải và cài đặt thành công Macrium Reflect Free, chương trình sẽ có giao diện như dưới đây:

Mở Macrium Reflect Free

Chọn menu Other Tasks và Add Recovery Boot Menu Option. Chọn Windows PE 5 hoặc10 cũng được, rồi bấm OK để Macrium tải các file cần thiết về:

Trong trường hợp lỗi boot, hãy khởi động lại và chọn Macrium Reflect System Recovery từ menu boot:

Và chọn tiếp Fix Windows boot problems:

Cứ chọn các tùy chọn mặc định, rồi OK > Finish:

Khởi động lại, và menuboot bình thường của Windows 7 sẽ xuất hiện như trước kia.

Thứ Năm, 09/03/2017 11:18
52 👨 5.733
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Windows 10