Bounce rate là gì và làm sao để cải thiện chúng?

Bounce rate là tỉ lệ visitor đến với website của bạn sau đó thoát ngay mà không xem thêm bất cứ trang nào khác. Nếu bạn nhìn vào Google Analytic, bạn sẽ nhìn thấy tỉ lệ phần trăm này. Nếu có tỉ lệ Bouce rate trung bình 75% có nghĩa là 75% lượng visitor đã đến website và bỏ đi sau khi chỉ xem duy nhất một trang mà họ tiếp xúc đầu tiên cho dù đó là trang chủ hay trang con.

Từ đó ta rút ra một thực tế là website bạn không giữ chân được visitor. Visitor đến với website có 2 khả năng:

  • Một là, tìm thấy những gì họ muốn ngoài ra không có bất cứ thứ gì làm họ lưu luyến.
  • Hai là, họ không tìm thấy gì mình cần trên website của bạn.

Vấn đề bạn cần quan tâm là đảm bảo một visitor khi đến với một Landing Page nào đó sẽ bị lôi kéo và ghé thăm nhiều trang hơn.

Bouce rate cao có thực sự là điều xấu

Trước khi bắt đầu bạn hãy dành một chút thời gian suy nghĩ xem nếu website của bạn có tỉ lệ Bounce rate cao thì sẽ ra sao? Đó có phải là một điều tồi tệ hay không?

Những website có mục đích không phải là muốn visitor duyệt hết trang này đến trang khác, thay vì đó muốn họ tương tác với các nút bấm kêu gọi hành động (calls to action). Calls to action có thể sẽ làm một visitor thoát khỏi website khi thực hiện:

  • Gọi số 1-800 (số tư vấn chăm sóc khách hàng) của bạn để hỏi về sản phẩm dịch vụ.
  • Dẫn khách hàng tới một trang bán sản phẩm trên một domain khác hoặc mạng lưới khác giống như khi bạn bán trên Ebay.
  • Click trên banner quảng cáo PPC để dẫn tới một site làm tiếp thị liên kết.
  • Điền vào một form mà không dẫn visitor tới một trang khác để xác nhận.

Về cơ bản nếu mục tiêu của bạn chỉ cần mọi người ghé thăm một trang nào đó trên website thì bạn không phải lo lắng về Bounce rate trừ khi những mục tiêu hoàn thành kém xa so với số người rời bỏ website sau khi xem một trang.

Có thể nói Bounce Rate là thước đo để nói lên chất lượng của một website. Một website có tỉ lệ Bounce Rate thấp, chứng tỏ website đó là hữu ích với đa số khách truy cập. Và vì vậy, các nhà quảng cáo thường chọn những website có tỉ lệ Bounce Rate thấp để thực hiện những chiến dịch quảng cáo của mình, điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ có thêm một nguồn thu nhập từ việc cho phép quảng cáo trên site của mình.

Cải thiện Bounce rate với Google Analytics

Điểm dừng chân đầu tiên trong việc tìm hiểu làm thế nào để giảm tỉ lệ Bounce rate là trong Google Analytic. Khi bạn đăng nhập vào tài khoản GA của website, ngay trước mắt bạn là một tỉ lệ Bounce rate trung bình. Hãy tìm hiểu xem nguyên nhân từ đâu sinh ra con số tỉ lệ trung bình này. Dưới đây là vài điều bạn có thể học từ Bounce rate thông qua Analytics.

Trước hết bạn sẽ đi sâu vào Content -> Site content -> All page.

Bounce rate là gì và làm sao để cải thiện chúng?

Ở đây bạn sẽ thấy các trang trên website nhận được nhiều lượt view nhất trong 30 ngày qua với tỉ lệ Bounce rate tương ứng. Ở đây bạn có thể thấy rằng:

Bounce rate của trang chủ ít hơn 50% một chút. Có nghĩa là ít nhất một nửa khách truy cập vào trang chủ đã chuyển sang bài viết khác hoặc các trang khác trên website.

Bài phổ biến nhất trong tháng này là về Facebook Timeline có Bounce rate 91% sau khi mọi người đọc bài post này họ thấy hài lòng và thoát luôn.

Sau đó bạn có thể sắp xếp tỉ lệ Bounce rate từ cao tới thấp bằng cách click chuột vào cột đó. Thông tin này có thể giúp bạn xác định:

  • Nội dung nào dẫn visitor tới nhiều trang hơn trên website, nội dung nào là nơi đầu tiên và cuối cùng mà visitor xem.
  • Trang nào trên website cần cải thiện đầu tiên, thông thường bạn muốn cải thiện Bounce rate của những trang có lượng pageview cao. Nếu giảm được Bounce rate ở những trang có traffic nhiều nhất nó sẽ chuyển được tối đa lượng visitor qua các trang khác trên website của bạn.
  • Trang nào bạn nên tìm hiểu cách để giữ chân visitor lâu hơn. Những trang có tỉ lệ Bounce rate thấp hầu như chắc chắn sẽ có khả năng dẫn visitor tới khu vực khác trên website tốt nhất.

Tiếp theo bạn sẽ đến Traffic source -> All traffic

Bounce rate là gì và làm sao để cải thiện chúng?

Ở đây bạn sẽ thấy những nguồn truy cập nào đã mang lại hầu hết khách truy cập tới trang web của bạn cùng với tỉ lệ Bounce rate tương ứng. Những gì chúng ta có thể nhanh chóng thấy được đó là:

  • Geeks4share.com và TrafficGennerationcafe.com đứng đầu với tỉ lệ Bounce rate thấp nhất. Visitor đến từ những site này có khả năng đào sâu hơn vào website.
  • Stumbleupon là mạng xã hội mạnh nhất trỏ tới website có tỉ lệ bounce rate thấp nhất so với Facebook và Twitter.
  • Facebook đáng ngạc nhiên là nguồn traffic có tỉ lệ Bounce rate cao nhất.

Phần này có thể cho bạn biết nguồn traffic nào mang lại visitor gắn bó với website của bạn. Nó có thể cho bạn biết liệu bạn có đang làm thỏa mãn một đối tượng visitor ở kênh này so với kênh khác hay không. Trong trường hợp này, website trên cung cấp nội dung mà người dùng Stumbleupon được hưởng lợi nhiều hơn so với người dùng Facebook. Và nó có thể cho bạn biết nguồn lưu lượng nào nên tập trung vào nếu mục tiêu của bạn là giữ vững và phát triển thêm visitor ở trên website của mình.

Từ khóa tốt nhất

Đi sâu hơn vào Traffic Source, phía dưới phần Search -> Organic bạn có thể nhìn thấy keyword nào mang lại nhiều visitor nhất tới website thông qua tìm kiếm tự nhiên với tỉ lệ Bounce rate tương ứng. Bạn thậm chí có thể thấy trang Landing Page mà keywords dẫn visitor tới bằng cách click lên menu Landing Page phía trên sau đó chọn keyword (dưới phần Traffic Source) trong menu Secondary Dimension kết quả là:

Bounce rate là gì và làm sao để cải thiện chúng?

Bằng cách này, nếu bạn có các từ khóa khác nhau dẫn đến cùng một trang, bạn có thể thấy người tìm kiếm có đang nhận được những thông tin mà họ muốn trên những Landing Page có liên quan hay không, và những từ khóa nào làm cho họ muốn tiếp tục duyệt website dựa trên nội dung của Landing Page đó.

Những dữ liệu khác liên quan tới Bounce rate

Từ đầu đến cuối Google Analytic, hầu như các thông tin dữ liệu đều có liên quan tới Bounce rate. Tiếp tục nghiên cứu kĩ Google Analytic để tìm ra các yếu tố nhân khẩu học như vị trí, loại trình duyệt, loại mạng xã hội tham gia liên quan tới Bounce rate của website như thế nào.

Làm thế nào cải thiện Bounce rate?

Bây giờ bạn đã nghiên cứu về Content, Traffic Source, Keywords, dữ liệu nhân khẩu học và sự liên quan của các yếu tố tới Bounce rate. Câu hỏi tiếp theo chắc chắn sẽ là làm thế nào để cải thiện Bounce rate?

Đây là gợi ý dành cho bạn:

Tối ưu tốc độ load

Người dùng thời nay không đủ kiên nhẫn để chờ truy cập vào webstie bạn đọc thông tin bởi họ có quá nhiều lựa chọn giữa biển thông tin mà Google cung cấp. Nếu website load quá lâu chắc chắn họ sẽ thoát ngay để sang những website đối thủ của bạn.

Thiết kế web tương thích các thiết bị di động

Tỉ lệ người dùng các thiết bị di động để truy cập Internet đang tăng lên hàng ngày, nếu website bạn không hiển thị đúng kích thước với điện thoại, máy tính bảng… họ cũng sẽ thoát luôn khi lướt được vài thông tin chính mà không muốn bận tâm ngó tới những thông tin thú vị khác trên website.

Add link tới nhiều trang hơn trong nội dung của website.

Hãy nghĩ tới các trang liên quan trong website mà bạn nghĩ visitor sẽ quan tâm, liên kết tới những bài đó bằng những từ khóa theo ngữ cảnh hoặc ở cuối mỗi bài dùng câu chuyển tiếp “nếu bạn thích bài viết này có thể bạn cũng quan tâm tới bài…”

Cải tiến nội dung

Nếu bạn nhận thấy vấn đề trên nội dung không chỉ là có Bounce rate cao nhưng đồng thời cũng có “time on site” thấp (có nghĩa là mọi người thoát rất nhanh) thì có thể vấn đề là nội dung của bạn không cung cấp được những gì mà visitor muốn. Hãy xem xét lại những trang Bounce rate cao + time on site thấp và tìm cách cung cấp nhiều thông tin giá trị hơn để giữ visitor trên page (giống như video) đủ lâu để họ nhận ra rằng website bạn có nhiều thứ hấp dẫn mà không nên thoát ngay lập tức.

Hãy cung cấp nội dung thực sự có liên quan đến những gì người dùng đang tìm kiếm
Hãy cung cấp nội dung thực sự có liên quan đến những gì người dùng đang tìm kiếm

Bounce rate lý tưởng có thể sẽ dao động đáng kể theo trang truy cập cũng như nguồn traffic. Ví dụ, khách truy cập mới bắt gốc từ tìm kiếm organic (không phải trả tiền) có thể không quen thuộc với thương hiệu của bạn như khách hàng từ các kênh tiếp thị kỹ thuật số khác (chẳng hạn như adwords và email).

Vì khách truy cập mới có thể không biết những gì bạn cung cấp, nên bạn sẽ phải làm việc chăm chỉ hơn một chút để giữ đối tượng này trên trang web. Cách tốt nhất để làm điều này là đảm bảo mỗi landing page thỏa mãn mục đích tìm kiếm.

Nói cách khác, hãy cung cấp nội dung có liên quan. Khi bạn thực hiện nghiên cứu từ khóa và ánh xạ chúng đến từng trang, hãy xem xét: Trang của bạn có phù hợp hoàn hảo cho từng từ khóa không? Đừng rơi vào cái bẫy tối ưu hóa các trang cho những từ có cơ hội cao, khi nội dung thực sự nhắm mục tiêu vào long-tail keyword (từ khóa đuôi dài).

Khi bạn thực hiện nghiên cứu từ khóa, hãy kiểm tra trang kết quả của công cụ tìm kiếm cho từ khóa đó. Nhấp vào từng trang xếp hạng và đánh giá nội dung của nó. Nội dung của bạn có phù hợp với những gì bạn nhìn thấy không?

Nếu bạn đã đăng nội dung của mình và đang kiểm tra kết quả, hãy dùng Search Console và lưu ý các truy vấn đang đưa mọi người đến những trang có Bounce rate xấu. Trang có phù hợp với những truy vấn đó không? Làm thế nào bạn có thể điều chỉnh nội dung để làm cho nó phù hợp hơn? Một lần nữa, hãy kiểm tra trang kết quả của công cụ tìm kiếm cho mỗi truy vấn và xem các trang web xếp hạng hàng đầu khác đang giải quyết truy vấn như thế nào.

Thêm các yếu tố trực quan

Nội dung dài không có gì sai. Nhưng nếu chỉ nhìn thấy toàn chữ là chữ khi vào trang, khách truy cập sẽ chẳng mấy hào hứng mà ở lại lâu. Thêm hình ảnh bắt mắt và các yếu tố trực quan gây tò mò cho người dùng sẽ khiến họ bị cuốn hút, ngay cả trước khi bắt đầu đọc nội dung.

Tránh xa quảng cáo

Hãy nghĩ về lần cuối cùng bạn thực hiện tìm kiếm và vào một trang web chứa đầy quảng cáo. Bạn đã ở lại bao lâu?

Có rất nhiều lý do một trang web nặng vè quảng cáo có thể làm giảm lòng tin của khách truy cập. Quảng cáo có thể làm chậm tốc độ load trang và dẫn đến trải nghiệm người dùng khủng khiếp. Chúng gây ra nhiều sự lộn xộn về thị giác và làm cho trang web trông như thể nó dành cho các nhà quảng cáo, chứ không phải độc giả.

Quảng cáo không được lấn át nội dung
Quảng cáo không được lấn át nội dung

Blog và các trang web không nhất thiết phải loại bỏ hoàn toàn quảng cáo, nhưng quảng cáo không được lấn át nội dung.

Và nếu trang của bạn là một trang web thương mại điện tử, hãy cẩn thận với các thanh thông báo, cửa sổ pop-up và thậm chí là phần trò chuyện trực tiếp. Luôn cung cấp cho mọi người cách đóng cửa sổ pop-up nhanh khi cần và đừng làm nó xuất hiện đi, xuất hiện lại gây khó chịu.

Làm cho việc tìm kiếm và điều hướng dễ dàng

Giả sử người dùng truy cập vào một trang và nó không hoàn toàn là những gì họ đang tìm kiếm, nhưng người dùng vẫn sẽ ở lại nếu trang đó có đủ yếu tố để thuyết phục người dùng rằng họ đang ở rất gần thứ mình cần rồi. Liệu người dùng có cách nhanh chóng nào để tìm thấy những gì họ thực sự cần không? Hãy đảm bảo hệ thống điều hướng của trang web thật logic và được sắp xếp hợp lý, có thể hướng dẫn người dùng một cách hiệu quả cho dù họ bắt đầu trên trang nào.

Nếu người dùng đến trang có sản phẩm không chính xác, việc tìm kiếm trên trang web cho sản phẩm đúng rất có thể là bước tiếp theo họ làm. Đảm bảo tính năng tìm kiếm trên trang web được hiển thị rõ ràng và dễ sử dụng. Hãy xem xét việc tích hợp một hệ thống tìm kiếm có thể tự động hoàn thành với các sản phẩm hoặc nội dung.

Tạo UX mượt mà

Nội dung trên trang có thể hoàn hảo, nhưng một UX kém chất lượng vẫn có thể dẫn đến việc khách truy cập từ bỏ trang. Hãy xem các trang có Bounce rate cao và đánh giá chúng về các yếu tố UX cơ bản. Nhìn vào tốc độ load trang, chức năng, tính nhất quán, bố cục, hoạt ảnh hoặc chuyển động trên trang và bất kỳ mong đợi nào từ khách truy cập trang dựa trên những hành động mà họ thực hiện (cuộn, di chuột, nhấp, chụm, vuốt, v.v...).

Sau đó đào sâu hơn, xem người dùng dừng cuộn ở đâu, họ nhấp vào cái gì, họ ở lại trang này bao lâu và bị mất tập trung ở chỗ nào, rồi giải quyết những khu vực có vấn đề đó.

Thứ Sáu, 03/07/2020 15:27
52 👨 745
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kiến thức cơ bản