AnTuTu là một trong những ứng dụng benchmark phổ biến nhất dành cho các thiết bị Android. AnTuTu sẽ kiểm tra các phần trên thiết bị của bạn và chỉ định mức điểm tổng quan.
Nếu thiết bị Android của bạn chưa có AnTuTu, bạn có thể tải ứng dụng về thiết bị và cài đặt tại đây.
1. Tổng quan
Cũng giống như các ứng dụng benchmark khác, AnTuTu cung cấp cho bạn điểm số tổng quan về thiết bị của bạn cũng như điểm số từng mục mà ứng dụng đã test. Điểm số tổng quan được tạo ra bằng cách cộng các điểm số từng mục với nhau.
Điểm số chỉ là công cụ hữu ích để bạn so sánh với các thiết bị khác. Chẳng hạn, nếu điểm số thiết bị của bạn là 1000, và điểm số của một thiết bị khác là 2000, đồng nghĩa với việc thiết bị của bạn nhanh hơn thiết bị kia gấp 2 lần.
Điểm số từng phần test được sử dụng để so sánh hiệu suất tương đối giữa các phần khác nhau của thiết bị, chẳng hạn như để so sánh tốc độ lưu trữ trên điện thoại của bạn với một điện thoại khác.
2. UX (User Experience)
Có một số lý do mà điểm số trải nghiệm người dùng (User Experience – UX) được xếp đầu tiên trong list danh sách này. Điểm số này được coi là một điểm số tổng quan đại diện cho “trải nghiệm người dùng” về thiết bị trong thực tế. Nó là đánh giá, cảm nhận về hiệu suất thiết bị của người dùng mà không cần đào quá sâu vào các tiêu chuẩn benchmark khác hoặc phụ thuộc quá nhiều vào số điểm tổng quan.
UX được chia thành 2 điểm số nhỏ: Multitask và Runtime. Điểm số Multitask đại diện cho mức độ đa nhiệm (multitask) của thiết bị, do đó một CPU đa lõi sẽ hỗ trợ điểm số này. Điểm số Runtime đại diệm cho thời gian chạy các ứng dụng trên trình biên dịch Dalvik của Android.
Nếu đào sâu vào các tùy chọn của nhà phát triển Android và chuyển đổi sang thời gian chạy thử nghiệm ART, số điểm thực thi của bạn sẽ được cải thiện. Điều này là bởi vì thời gian chạy ART mới hoạt động tốt hơn so với thời gian chạy trên trình biên dịch Dalvik, và điểm số này là hiệu suất thực.
3. RAM
Thiết bị của bạn sử dụng Radom Access Memory (RAM) hoạt động như bộ nhớ, trong khi Flash Storage hoặc bộ nhớ trong được sử dụng để lưu trữ lâu dài. RAM có thể ghi và đọc dữ liệu nhanh hơn, do đó hiệu suất thiết bị của bạn sẽ nhanh hơn. RAM đươc sử dụng “vĩnh viễn” trên thiết bị của bạn.
AnTuTu chia điểm số RAM thành RAM Operation và RAM Speed. Giữa RAM Operation và RAM Speed không có sự khác nhau cụ thể. AnTuTu cũng không có tài liệu nào giải thích các điểm số này là gì. Điểm số tổng quan sẽ chỉ ra tốc độ hiệu suất của RAM nhanh như thế nào.
4. CPU
Đơn vị xử lý trung tâm thiết bị của bạn (CPU) thực hiện xử lý các chương trình và dữ liệu siêu tốc. CPU càng nhanh thì các ứng dụng chạy càng nhanh, do đó tất cả mọi thứ trên thiết bị của bạn sẽ hoạt động nhanh hơn. Tất nhiên khi đến một mức nào đó, CPU có nhanh đến mấy thì cũng không ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất.
Ngoài ra một CPU nhanh sẽ hỗ trợ thiết bị chạy các ứng dụng yêu cầu cao, chẳng hạn như các game high-end (game cao cấp).
AnTuTu chia CPU benchmark thành 2 điểm số nhỏ: CPU interger và CPU float-point. Nếu là một người dùng thông thường, bạn không cần quan tâm đến sự khác nhau giữa CPU interger và CPU float-point.
Nếu thực sự muốn biết sự khác nhau giữa CPU interger và CPU float-point, có 2 kiểu số nguyên khác nhau trong lập trình là interger và floating point.
Interger chỉ chứa giá trị tích phân hoặc giá trị nguyên. Nói cách khác, một interger (số nguyên) có thể là 2, hoặc 4 hoặc 34343422352349 nhưng không thể là 3.14.
Một giá trị floating point có thể là các chữ số thập phân. Chẳng hạn, một giá trị floating point có thể là 3.14 hoặc 53.2342, 6. 342352236236236 hoặc thậm chí là 1.
5. GPU
GPU là viết tắt của Graphics Processing Unit là một bộ vi xử lý chuyên dụng nhận nhiệm vụ tăng tốc, xử lý đồ họa cho bộ vi xử lý trung tâm CPU. Khi bạn chơi bất kỳ một game nào đó, GPU của bạn sẽ “kick” vào biểu tượng bánh răng cưa và render đồ họa 3D hoặc tăng tốc đồ họa 2D.
Nhiều giao diện animation và các hiệu ứng tiếp khác cũng sử dụng GPU. GPU được tối ưu hóa cho graphics operations – GPU có thể thực hiện nhưng quá trình tốn nhiều thời gian và sử dụng nhiều pin.
CPU không được sử dụng cho tất cả number- crunching trên thiết bị của bạn - GPU được sử dụng trong graphics number- crunching.
Benchmark này được chia thành 2 phần nhỏ là 2D graphics và 3D graphics. Bạn sẽ thấy AnTuTu thực hiện cả phần test 2D và test 3D trong quá trình benchmark. 2D graphics được sử dụng khi bạn chơi Angry Bird cổ điển để di chuyển chim và một số yếu tố khác trên màn hình.
3D graphics được sử dụng khi bạn chơi Angry Bird Go! Để render cảnh 3D.
6. IO
Điểm số Input/Output – IO (đầu vào/đầu ra) phản ánh tốc độ bộ nhớ trong của thiết bị, chẳng hạn như Flash Memory hoặc bộ nhớ trong. Đây là nơi mà các ứng dụng, cài đặt, các tập tin,… trên thiết bị của bạn được lưu trữ lâu dài. Thiết bị của bạn thường xuyên load dữ liệu tại đây và lưu trữ dữ liệu vào bộ nhớ trong.
Bộ nhớ trong càng nhanh đồng nghĩa với việc các ứng dụng sẽ được load nhanh hơn, các tập tin sẽ được lưu trữ nhanh hơn và bạn sẽ thấy rằng giao diện ít gặp trục trặc hơn khi lưu trữ dữ liệu một ứng dụng hoặc load dữ liệu trên nền background.
AnTuTu hiển thị cả điểm số benchmark của Storage I/O (bộ nhớ đầu vào/ra) và Database I/O (dữ liệu đầu vào/ra).
Storage I/O đại diện cho tốc độ đầu vào/đầu ra bộ nhớ trong trên thiết bị của bạn. Database I/O đại diện cho tốc độ khi đọc và ghi vào cơ sở dữ liệu.
Tham khảo thêm một số bài viết dưới đây:
Chúc các bạn có những phút giây vui vẻ!