7 cách kiểm tra iPhone cũ cẩn thận để mua được chiếc iPhone cũ tốt nhất

Khi mua iPhone cũ thì việc kiểm tra máy cẩn thận là điều mà bất kỳ ai cũng phải làm. Bạn sẽ cần kiểm tra xem iPhone cũ đã qua sửa chữa gì hay chưa, có gặp lỗi iPhone nghiêm trọng nào hay không. Dưới đây là những cách test iPhone cũ mà bạn cần thực hiện trước khi mua máy.

1. Kiểm tra dữ liệu iPhone cũ

Đầu tiên bạn truy cập vào Cài đặt và sau đó nhấn vào mục quản lý Quyền riêng tư. Tiếp đến người dùng nhấn vào mục Phân tích & Cải tiến.

Tiếp đến chuyển sang giao diện mới người dùng nhấn vào Dữ liệu phân tích để kiểm tra những dữ liệu chẩn đoán hàng ngày.

Dữ liệu phân tích iPhone

Tại đây bạn sẽ thấy toàn bộ dữ liệu phân tích của máy. Chúng ta sẽ phải kiểm tra xem có tệp log ghi Panic full hoặc Reset Counter hay không.

Phân tích tệp log iPhone

Nếu bạn kiểm tra có dòng ghi Panic full hoặc Reset Counter thì iPhone cũ có thể đã qua sửa chữa, hay đã gặp lỗi nghiêm trọng nào đó ảnh hưởng tới máy. Vậy 2 thông tin Panic full và Reset Counter là gì?

Panic full là lỗi liên quan tới phần cứng của iPhone xuất phát từ lỗi linh kiện khác nhau.

Lỗi báo Panic full

Reset Counter là lỗi liên quan tới vấn đề nâng cấp iOS lên phiên bản mới nhất, liên tục khởi động lại thiết bị để tránh hiện tượng xung đột phần mềm. Ngoài ra cũng có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới lỗi Reset Counter như sử dụng bản iOS quá cũ, dùng ứng dụng gây xung đột, máy bị rơi hay ngấm nước,...

2. Kiểm tra IMEI/ số Serial của iPhone cũ

Kiểm tra số IMEI và Serial giúp người dùng nắm được thông tin sơ bộ về ngày kích hoạt, hạn bảo hành. Đối với máy cũ, hạn bảo hành iPhone có thể không còn. Do đó, người mua cần kiểm tra xem số IMEI/Serial in trên hộp có trùng với số ghi trên máy hay không. Để xem số IMEI/Serial trên máy, người dùng có thể vào mục Cài đặt > Cài đặt chung > Giới thiệu. Nếu kết quả đối chiếu không trùng khớp, người mua nên yêu cầu đổi một thiết bị khác.

Số Model Number sẽ có hai thành phần chính, bao gồm 5 chữ số đầu và 2 chữ số cuối. 5 chữ số đầu là mã riêng của máy, 2 chữ số cuối là quy định về mã sản phẩm cho từng thị trường được bán ra, chẳng hạn ZA (Singapore), ZP (Hong Kong), TH (Thái Lan), HK (Hàn Quốc), VN (Việt nam), LL (Mỹ), EU, F (Pháp), XA (Úc), TU (Thổ nhĩ kỳ), TA (Đài Loan), C (Canada), B (Anh), T (Ý), J (Nhật),...

Lưu ý chú ý tới chữ cái đầu tiên bắt đầu của dãy số.

  • Nếu số máy bắt đầu bằng chữ M, iPhone là hàng mua mới hoàn toàn từ Apple.
  • Nếu bắt đầu bằng chữ F, đây là hàng Refurbished (hay CPO) đã được Apple sửa chữa, tân trang lại.
  • Nếu bắt đầu bằng chữ P, iPhone được bán dưới dạng cá nhân hóa.
  • Nếu số máy bắt đầu bằng N, iPhone là hàng đổi trả bảo hành.
  • Bắt đầu bằng Số, ví dụ số 3 thì máy là hàng demo trưng bay tại showroom Apple.

3. Kiểm tra ngoại hình iPhone cũ và phụ kiện

Đây là bước khá khó khăn đối với người lần đầu mua iPhone. Những chiếc iPhone cũ được dựng lại trông khá mới. Nếu người bán quảng cáo là phụ kiện "zin", dây cáp và cục sạc sẽ trông hơi cũ và ngả màu. Nếu phụ kiện mới tinh, chỉ có hai khả năng: người dùng trước không dùng đến phụ kiện (khó xảy ra), hoặc toàn bộ phụ kiện là hàng nhái. Cách phân biệt cáp sạc iPhone thật giả.

Kiểm tra ngoại hình của iPhone cũ

Trong nhiều trường hợp, ngoại hình của một chiếc iPhone cũ sẽ " tố cáo" người dùng trước có dùng cẩn thận hay không. Hãy nhìn vào các con ốc trên thân máy, các cạnh viền xem có vết trầy xước hay không, nếu có nhiều khả năng máy đã được tháo ra để sửa chữa. Đôi khi, với những chiếc iPhone "siêu dựng", vẻ bề ngoài được tân trang hoàn hảo, người mua cần nhờ một người am hiểu đi theo để có thể "bung máy", kiểm tra các linh kiện bên trong.

4. Kiểm tra các tính năng cơ bản

iPhone cũ bán ở cửa hàng thường đã được kiểm tra kỹ lưỡng các tính năng cơ bản. Tuy nhiên, để chắc ăn, người mua vẫn nên kiểm tra tất cả các tính năng cơ bản như nghe, gọi, nhắn tin, chụp ảnh, quay video, kiểm tra camera, loa (nghe nhạc, xem video) xem loa có bị rè không, cắm tai nghe xem có nhận không hoặc kết nối thử các thiết bị bluetooth, phát wifi... Đôi khi, một chiếc iPhone trông như mới nhưng lại "đổ bệnh" khó hiểu ngay cả khi chạy các tính năng cơ bản.

Kiểm tra các tính năng cơ bản trên iPhone cũ

Với thao tác kiểm tra màn hình iPhone, Quantrimang.com đã có một bài viết rất chi tiết rồi, bạn có thể tham khảo để kiểm tra kỹ hơn nhé. Để kiểm tra cảm ứng, bạn chỉ cần nhấp vào một biểu tượng ứng dụng và kéo rê nó khắp màn hình, nếu bỗng nhiên icon bị "rơi" ra trong quá trình rê ngón tay, màn hình của máy chắc chắn bị liệt cảm ứng. Nút Home cũng là một bộ phận cần kiểm tra kỹ đối với những chiếc iPhone cũ. Nút home tốt sẽ có độ nẩy nhẹ, bấm êm, không có cảm giác vướng víu.

5. Restore máy để kiểm tra iCloud

iCloud là "cơn ác mộng" của những người mua lẫn người bán iPhone cũ, thường xuất hiện trên những chiếc iPhone bị đánh cắp hoặc vì lý do nào đó người dùng trước chưa thoát iCloud. Khi mua iPhone cũ tại cửa hàng, chủ cửa hàng thường sẽ nói rõ về tình trạng iCloud của máy để tránh gặp rắc rối với khách hàng.

6 bước không thể bỏ qua khi chọn mua iPhone cũ

Với các máy dính iCloud ẩn, người dùng có thể sử dụng bình thường nhưng không được phép restore máy hoặc reset all settings. Nếu không muốn mua phải một chiếc iPhone dính iCloud, hãy restore iPhone. Nếu xuất hiện màn hình đăng nhập tài khoản iCloud, hãy trả lại máy và ngừng giao dịch.

6. Kiểm tra pin iPhone

Vấn đề lớn của iPhone là thời lượng pin. Với các iPhone đời cũ, bạn thường phải dùng máy tính có cài phần mềm iBackup, cắm cáp nối iPhone với máy tính để kiểm tra số lần sạc và dung lượng pin.

Tuy nhiên, từ iOS 11.3 trở đi, người dùng có thể dễ dàng kiểm tra pin iPhone ngay trên máy, bằng cách vào Cài đặt > Pin > Tình trạng pin và xem phần Dung lượng tối đa (đây là số đo dung lượng pin hiện tại so với khi pin còn mới, mức này không nên dưới 80%) và Dung lượng hiệu năng đỉnh (nếu báo Pin đang hỗ trợ hiệu năng đỉnh thông thường thì pin vẫn còn tốt).

Kiểm tra tình trạng pin iPhone cũ trong cài đặt

7. Tìm hiểu uy tín người bán, chế độ bảo hành tại cửa hàng

Không khó để Google ra danh tính của người bán hoặc cửa hàng bán iPhone cũ. Những phản hồi tốt hoặc xấu sẽ là cơ sở để người dùng chọn mua iPhone cũ tại nơi đó. Bên cạnh các thao tác kiểm tra máy, chế độ bảo hành của cửa hàng sẽ nói lên độ bền của thiết bị. Với những cửa hàng bán hàng cũ chất lượng tốt, thời gian bảo hành một đổi một có thể lên đến 6 tháng. Với những cửa hàng chuyên bán hàng dỏm, thời gian bảo hành có thể chỉ từ vài tuần đến một tháng.

Thứ Bảy, 29/01/2022 11:34
3,523 👨 92.805
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Thiết lập cơ bản