5 điều cần cân nhắc trước khi nâng cấp RAM

Có một thời điểm mọi người đổ xô đi nâng cấp RAM để PC chạy nhanh hơn. Hiện tại, đây có lẽ không phải lựa chọn tốt nhất nữa.

Có cần update RAM không?

Có một vài trường hợp update RAM là điều cần thiết. Máy tính sử dụng với các tác vụ thông thường như lướt web, stream video, chạy Microsoft Office, chơi một vài tựa game nên có ít nhất 8GB RAM.

Các PC ở mức trung bình hiện tại chỉ có bộ RAM khoảng 4GB. Tuy nhiên, không phải tất cả chúng đều nhanh và thường có xu hướng bị chậm lại ngay khi có quy trình hoặc một vài ứng dụng nào đó đang chạy ngầm.

Các game thủ muốn chơi những tựa game AAA mới nhất thì cần có ít nhất RAM 16GB. Bộ nhớ RAM phụ thuộc vào việc bạn sử dụng máy cho mục đích gì. Ví dụ, PC chuyên để chỉnh sửa những video 4K cần có bộ RAM vào khoảng 32GB.

1. Kiểm tra các lỗi

Nếu thiếu RAM là nguồn gốc của mọi vấn đề, bạn nên tìm ra các lỗi này bằng cách kiểm tra hệ thống. Bấm tổ hợp phím Ctrl + Shift + Esc để mở Task Manager trên Windows, sau đó bấm vào More details để xem thêm nhiều thông tin hơn. Chọn tab Performance sau đó bấm vào Memory.

Task Manager trên Windows 10
Task Manager trên Windows 10

Tiếp theo, dùng PC của bạn như bình thường, tuy nhiên hãy để ý đến Task Manager.

Nếu máy có biểu hiện chạy chậm, kiểm tra phần In UseAvailable trong biểu đồ hiển thị lượng RAM sử dụng. Nếu bộ nhớ RAM của bạn vẫn còn nhiều, vậy chắc chắn nó không phải nguyên nhân gây ra những vấn đề trên máy.

2. Đã kích hoạt XMP chưa?

Những PC tự dựng thường không được tối ưu hóa khả năng của RAM. Trong cài đặt BIOS bo mạch chủ, bạn có thể kích hoạt một thứ gọi là eXtreme Memory Profile (XMP). Nếu PC của bạn chạy vi xử lý AMD, bạn sẽ thấy DOCP thay vì XMP.

Kiểm tra XMP
Kiểm tra XMP

XMP là công nghệ của Intel, bên ngoài chính là một công cụ ép xung. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ bật nó trong BIOS mà không điều chỉnh bất kỳ cài đặt thủ công nào, nó sẽ cho phép RAM chạy ở tốc độ theo mức đánh giá chứ không phải tốc độ mặc định.

3. Kiểm tra tốc độ

Nâng cấp RAM của PC không hề đơn giản như thay ổ cứng hay card đồ họa. Bạn phải chọn đúng loại (phiên bản cho bo mạch chủ hiện đại là DDR4) và nó phải có tốc độ tương thích với bo mạch chủ của máy tính.

Thêm vào đó, nếu bạn giữ lại một mô đun RAM và thêm một cái khác thì chúng nhất định phải có cùng tốc độ. Kể cả như vậy, một vài người vẫn thích sử dụng 2 RAM giống hệt nhau để cho chắc. Đảm bảo hãy kiểm tra tốc độ của RAM trước khi quyết định nâng cấp lên nhé.

4. Thay vì nâng cấp RAM, hãy nâng cấp ổ cứng lên SSD

Nếu máy chạy chậm không phải do RAM, vậy nên có thêm nhiều hướng giải quyết khác. Lựa chọn số một đó là nâng cấp lên SSD nếu PC của bạn vẫn sử dụng ổ cứng.

Kể cả những ổ cứng SATA III SSD cũ như Samsung 860 Evo cũng có thể mang đến một sự cải thiện về thời gian và hiệu năng chung đáng kể. Nếu bo mạch chủ của máy chấp nhận drive NVM2, những cải thiện về hiệu năng sẽ rất dễ nhận biết.

Đừng vứt ổ cứng cũ đi, bạn có thể sử dụng nó như ổ cứng thứ hai nếu PC của bạn vẫn còn chỗ chứa. Bạn có thể biến nó thành ổ cứng ngoài để sử dụng (sau khi copy hết các file cá nhân và format lại ổ cứng, tất nhiên rồi).

5. Xem xét CPU và GPU

Nếu RAM thực sự không phải là vấn đề, ổ SSD cũng đã được nâng cấp, có lẽ đến lúc bạn cần để ý đến CPU hoặc GPU của máy.

Để xem CPU đang hoạt động thế nào, bạn có thể làm theo các bước tương tự như trên để kiểm tra. Bây giờ, xem mục hoạt động CPU trong Task Manager.

Nếu CPU không gặp vấn đề gì, hãy chuyển qua theo dõi hiệu suất GPU. Tất nhiên, khi bạn có GPU mới, nó có thể sẽ ảnh hưởng đến CPU và bạn lại cần phải kiểm tra lại lần nữa.

Nếu bạn đang dùng một chiếc máy tính quá cũ rồi thì có lẽ mua máy mới vẫn là một lựa chọn tốt nhất, hơn là thay thế các loại linh kiện trong máy.

Chủ Nhật, 04/10/2020 08:10
53 👨 10.363
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ RAM, Card