Xem bàn tay robot khéo léo bắt một con sứa mà không làm nó bị thương
Đang có một cuộc cách mạng trong lĩnh vực chế tạo robot với những thay đổi toàn diện về vật liệu. Nhiều mẫu robot hiện đại ngày nay được thiết kế và chế tạo bằng cách sử dụng các loại vật liệu mềm, an toàn, giúp nó có thể dễ dàng thực hiện những công việc đòi hỏi mức độ nhẹ nhàng, khéo léo cao.
Nhưng như thế nào là đủ mềm? Theo một thử nghiệm mới được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ, Đại học New York và Đại học Harvard, một cách tay robot khéo léo làm bằng loại vật liệu đủ mềm sẽ có thể giữ chặt một chú sứa mà không gây ra bất cứ tổn thương nào cho nó.
Tại sao lại là sứa chứ không phải bất cứ loại động vật nào khác? Từ trước đến nay, sứa luôn là đối tượng thử nghiệm tuyệt vời bởi vì chúng rất mỏng manh và dễ bị tổn thương trước tác động từ ngoại lực dù là nhỏ. Trong thí nghiệm mới nhất, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một cánh tay robot mềm với những ngón tay nhẹ nhàng, trông như những “sợi mì” để bắt giữ loài sinh vật biển trơn tuột và mỏng manh này. Kết quả là con sứa đã bị “tóm” gọn dễ dàng mà không phải chịu bất cứ tổn thương vật lý nào.
“Thành công này mở ra triển vọng rất lớn trong việc ứng dụng những cánh tay, bàn tay robot tinh xảo làm từ vật liệu mềm trong những công việc đòi hỏi sự khéo léo cao như hỗ trợ phẫu thuật, nghiên cứu những đối tượng dễ bị tổn thương vật lý”, tiến sĩ Michael Tessler, nghiên cứu sinh tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ, cho biết.
Tuy không gây ra tổn thương trên cơ thể, nhưng điều này chưa thể kết luận rằng còn vật có cảm thấy khó chịu hay không. Sứa không có thụ thể đau hoặc hệ thần kinh trung ương, có nghĩa là chúng sẽ không thể có cảm giác gì, nhưng với đa số các loài khác thì có. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích bộ gen để xem có những biến đổi như thế nào trong cơ thể của con vật khi nó bị bàn tay robot này bắt giữ. Quá trình phân tích cho thấy con vật cảm thấy ít căng thẳng hơn so với khi bị bắt bằng những vật cứng.
Ở giai đoạn tiếp theo, nhóm nghiên cứu có kế hoạch tích hợp các ngón tay robot siêu nhẹ với nhiều công nghệ tiên tiến khác, như quét DNA, nhằm thực hiện những nhiệm vụ phức tạp hơn, chẳng hạn như “kiểm tra y tế” cho sinh vật biển ngay dưới nước mà không làm tổn thương chúng.

- iPhone có thể chụp ảnh siêu nét mà không cần tăng “chấm”
- Phát hiện mới: Cánh chuồn chuồn có thể giết chết vi khuẩn mà không cần kháng sinh
- Dùng điện thoại thông minh trước khi ngủ có thể khiến con bạn bị béo phì
- Cách kết nối trực tiếp đến một Raspberry Pi mà không cần Internet
- Nhiều ổ SSD mã hóa có thể bị giải mã mà không cần mật khẩu
- Cách để bạn vẫn có thể "Xanh" mà không cần kill nhiều trong LMHT
- Nebulus, điện thoại Windows 10 có thể chạy app Android mà không cần giả lập
-
10 giống chó cảnh được nuôi nhiều nhất ở Việt Nam
-
QoS là gì? Cách sử dụng QoS để có tốc độ Internet nhanh hơn khi cần gấp
-
Cách bí mật ghi âm trên iPhone
-
Top ứng dụng Android đang miễn phí và giảm giá 02/03/2021
-
19 thủ thuật Registry hữu ích giúp tối ưu hóa trải nghiệm Windows 10
-
Cách đưa Control Panel ra màn hình desktop
-
Chăm sóc khách hàng, sale tại nhà/từ xa vẫn hiệu quả như ở văn phòng với giải pháp tổng đài ảo sử dụng đầu số riêng
-
iPhone 12 đã có thể kết nối 5G miễn phí tại TP.HCM
-
Framework Laptop: chiếc laptop cho dân thích vọc máy tính, dễ tháo lắp, nâng cấp từng bộ phận, cấu hình ngon
-
Bạn sắp có thể kiếm tiền từ Twitter
-
Microsoft loại bỏ thư mục “vô dụng” nhất trên Windows 10 khỏi File Explorer
-
Bill Gates chính thức tiết lộ lý do thích sử dụng điện thoại Android hơn iPhone