So sánh trạm vũ trụ Trung Quốc và trạm ISS

Thiên Cung là một trạm không gian do Trung Quốc tự xây dựng hoàn toàn, được đưa vào quỹ đạo Trái Đất tầm thấp từ 340 đến 450 km so với bề mặt trái đất.

Trạm Thiên Cung sau khi hoàn thành sẽ có 3 module trên quỹ đạo và có khối lượng từ 80 đến 100 tấn, bằng 1/5 trạm vũ trụ quốc tế, và có kích thước bằng trạm không gian Mir của Nga đã ngừng hoạt động.

Hiện tại, ba người có thể sống trên trạm Vũ trụ Trung Quốc.

Dù trạm Vũ trụ Trung Quốc nhỏ hơn nhưng được trang bị những công nghệ tiên tiến hơn. Một trong số đó là hệ thống giúp cung cấp năng lượng cho Thiên Cung với các tấm pin Mặt trời. Hệ thống này có thể chuyển đổi hơn 30% năng lượng Mặt trời. Lượng điện này cũng cung cấp năng lượng cho công nghệ đẩy của trạm vũ trụ giúp tiết kiệm nhiên liệu đẩy để bay lên quỹ đạo.

Cơ quan hàng không vũ trụ Trung Quốc cho biết, hệ thống tên lửa đẩy của Thiên Cung hiệu quả và mạnh hơn khoảng 5 lần so với ISS.

Trạm vũ trụ

Trạm vũ trụ Quốc tế ISS là thành quả hợp tác của 5 cơ quan vũ trụ gồm NASA (Mỹ), RKA (Nga), JAXA (Nhật), CSA (Canada) và 10 trong 17 nước thành viên của ESA (châu Âu).

Trạm vũ trụ Quốc tế hiện có 16 module, với tổng chiều dài 109m, rộng 75m (tương đương một sân bóng đá) và nặng 420 tấn. ISS bay ở độ cao khoảng 400km phía trên Trái Đất.

ISS di chuyển với tốc độ khoảng 8km/giây. Nó quay quanh Trái đất khoảng 90 phút một vòng. Điều đó có nghĩa là mặt trời sẽ mọc và lặn trên trạm 16 lần một ngày.

Trạm vũ trụ Quốc tế thường xuyên có 6 người sống trên đó. Năm 2009, có tới 23 phi hành gia sống trên ISS, thiết lập một kỷ lục mới.

Thứ Tư, 18/05/2022 13:58
31 👨 705
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Video Khoa học