Loài cây ăn thịt nhanh nhất thế giới, tạo ra lực hút mạnh gấp 600 lần trọng lực
Cây rong bắt mồi (Bladderwort), một loại thực vật trôi nổi tự do ở các vùng đầm lầy được mệnh danh là loài cây ăn thịt nhanh nhất thế giới, khi có thể "ngấu nghiến" con mồi chưa đầy một mili giây.
Cây rong bắt mồi có thể dài tới 2m, sinh sống ở môi trường nghèo dinh dưỡng. Những chiếc bẫy nhỏ xíu của chúng giống như bong bóng nhỏ được gắn vào những nhánh dài mỏng.
Để sẵn sàng tấn công con mồi, cây rong bắt mồi sẽ bơm nước ra khỏi bẫy. Điều này khiến áp suất bên trong bong bóng với nước ở bên ngoài có sự chênh lệch lớn. Chỉ cần có vật gì đó va chạm vào sợi lông gần bong bóng đó như mảnh vỡ trong gió, côn trùng vô tình bay qua hay giọt mưa cũng sẽ kích thích cơ học chuyển đổi thành tín hiệu trong tế bào ở gốc lông và được lan truyền trên lá. Chiếc bẫy ngay lập tức hoạt động. Áp suất chênh lệch sẽ khiến nước xung quanh bẫy bị hút vào với tốc độ cao kéo theo cả con mồi. Dù những chiếc bẫy này rất nhỏ nhưng theo tính toán của các chuyên gia phản ứng này mạnh tới mức lớn hơn 600 lần trọng lực.
Loài cây bắt mồi này sau đó sẽ tiết ra các chất như men tiêu hóa để hòa tan xác con mồi. Chỉ trong vòng vài giờ, chúng đã có thể tiêu thụ chất dinh dưỡng lấy được. Kết thúc quá trình, nó lại mở ra, bơm nước ra để đặt bẫy con mồi.
Loài thực vật này có thể bắt tới 1.000 con mồi mỗi ngày. Con mồi của chúng gồm các động vật giáp xác nhỏ, côn trùng, ấu trùng.
Bạn nên đọc
-
Cận cảnh cá sấu khổng lồ săn mồi trông như quái vật trong phim 'Công viên kỷ Jura'
-
Bị nuốt chửng, sóc chuột giãy giụa trong cổ chim diệc khổng lồ
-
Video: Sứa ma khổng lồ, xúc tu dài 10m săn mồi ở độ sâu gần 1.000 m
-
Ai mà ngờ quy trình sản xuất ra sợi dây chun quen thuộc lại phức tạp và kỳ công như vậy chứ
-
Sinh vật khổng lồ và sống lâu nhất hành tinh, nặng tới 6.600 tấn và đã 14.000 năm tuổi
-
Video: Cận cảnh sức công phá của máy bắn đá thế kỷ 12
-
Hệ Mặt Trời rộng lớn như thế nào?
-
Phòng thí nghiệm dưới lòng đất sâu nhất thế giới, sâu 2.400m bên dưới đỉnh núi