Video: Sứa ma khổng lồ, xúc tu dài 10m săn mồi ở độ sâu gần 1.000 m
Video trên ghi lại cảnh sứa ma khổng lồ (Stygiomedusa gigantea) với cánh tay miệng dài hơn 10m trôi nổi ở vùng biển sâu 975 m.
Sứa ma khổng lồ thuộc hàng sứa lớn nhất hành tinh với phần thân hình chuông có thể rộng hơn một mét còn xúc tu của nó giống sợi ruy băng dài tới hơn 10m có màu tím đỏ, có tác dụng để tóm, bẫy con mồi.
Loài sứa này xuất hiện ở những vùng biển sâu nhất ở tất cả đại dương trên thế giới trừ Bắc Cực, khu vực gọi là vùng chạng vạng, ánh sáng hầu như không thể chiếu tới. Vì môi trường sống của chúng ở quá sâu so với phạm vi tiếp cận của con người và tàu ngầm điều khiển từ xa nên số lần ghi hình được loài sứa này rất hiếm hoi.
Các nhà khoa học mới chỉ ghi nhận sự xuất hiện chính thức của sứa biển khổng lồ khoảng 110 lần trên toàn thế giới trong khoảng 110 năm qua.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, sứa ma dùng cánh tay miệng để bắt mồi và lùa thức ăn vào miệng.
Loài sứa ma khổng lồ này di chuyển bằng cách đẩy cơ thể qua làn nước tối đen nhờ các xung định kỳ từ phần đầu màu cam phát sáng nhẹ.
Sứa là một trong những sinh vật phổ biến nhất ở biển sâu. Cơ thể của sứa giống thạch mềm và ẩm giúp chúng có thể sống sót dưới áp suất cực cao. Thức ăn của chúng là động vật thân mềm.
Sứa ma khổng lồ là một trong những động vật ăn thịt không xương sống lớn nhất trong hệ sinh thái biển sâu. Loài sứa này cạnh tranh thức ăn với động vật thân mềm như mực và thậm chí cả cá voi xanh.
Bạn nên đọc
-
Video: Khoảnh khắc nghẹt thở khi thợ lặn chạm trán ‘rồng biển’ kỳ bí
-
Loài cá kỳ lạ có tới, 555 chiếc răng, mỗi ngày rụng 20 chiếc
-
Tại sao cá heo thích cưỡi sóng trước mũi tàu?
-
Cảnh ngoạn mục khi hàng nghìn con cừu di chuyển như nước chảy trên cánh đồng
-
Đẻn là con gì?
-
Xem tuyệt kỹ leo cây của trăn khủng
-
Cận cảnh loài cá kỳ lạ có đầu trong suốt bơi ở độ sâu 800m
-
Cá siêu đen, có khả năng hấp thụ ít nhất 99,5% ánh sáng
-
Loài cá nguy hiểm nhất thế giới, có tuyến nọc độc lớn nhất so với bất kỳ loài cá nào khác