Video: Khi sét đánh trúng tòa nhà chọc trời điều gì sẽ xảy ra?
Sét là hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây. Một tia sét trung bình có điện thế lên tới 300 triệu volt và di chuyển với tốc độ khoảng 270.000 dặm một giờ (khoảng 435.000km/h). Theo thống kê, Trái đất hứng chịu trung bình 25 triệu cú sét mỗi năm.
Mối đe dọa thực sự mà sét gây ra cho con người là các hệ thống và cơ sở của chúng ta. Sét đe dọa các tòa nhà, đặc biệt là các tòa nhà cao tầng. Để phòng tránh những hậu quả nghiêm trọng nếu bị sét đánh trúng, các tòa nhà cao nhất hiện nay như Burj Khalifa được trang bị hệ thống thu lôi tiên tiến giúp đối phó với những tia sét hàng trăm triệu volt.
Phổ biến nhất chính là cột thu lôi, một thanh kim loại hay một vật bằng kim loại được thiết kế với một đầu nhọn để có thể tập trung được tia sét. Cột thu lôi được gắn trên đỉnh của một tòa nhà và sử dụng một dây dẫn điện để giao tiếp với đất thông qua một điện cực.
Khi sét đánh vào các tòa nhà cao tầng có nghĩa là sét đánh vào cột thu lôi, điện thế sẽ qua dây dẫn truyền xuống đất thay vì đi qua công trình có thể dẫn tới những hậu quả khó lường.
Sét có nhiều loại khác nhau: sét giữa đám mây và mặt đất, sét núi lửa, sét hòn, sét khô, sét trong nội bộ đám mây, sét Catatumbo, sét trong không gian.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm về sét và quá trình hình thành sét trong bài "Sét là gì? Tại sao có tia sét?".
Bạn nên đọc
-
Ai mà ngờ quy trình sản xuất ra sợi dây chun quen thuộc lại phức tạp và kỳ công như vậy chứ
-
Hệ Mặt Trời rộng lớn như thế nào?
-
Cận cảnh quá trình thay bánh xe lửa
-
Video: Cận cảnh sức công phá của máy bắn đá thế kỷ 12
-
Video: Cách chim cánh cụt quai nón 'đi cầu'
-
Cận cảnh cá sấu khổng lồ săn mồi trông như quái vật trong phim 'Công viên kỷ Jura'
-
Video: Cận cảnh quá trình xây dựng tuabin gió khổng lồ, từ đào móng công trình đến lắp ráp bộ phận tuabin
-
Video: Cận cảnh sức mạnh khủng khiếp của 'siêu hỏa tiễn' bắn 100 mũi tên cùng lúc trong thế kỷ 15
-
Phòng thí nghiệm dưới lòng đất sâu nhất thế giới, sâu 2.400m bên dưới đỉnh núi