Cá ung dung nằm một chỗ há miệng chờ lươn tự động chui vào
Trong video, con cá đã nghĩ ra cách săn mồi cực thông minh. Nó đã khôn khéo lợi dụng khiếm khuyết của nạn nhân (thị lực kém) để săn mồi mà không hề tốn chút công sức nào.
Con cá nằm phục sẵn trong các hốc bùn nơi có nhiều lươn sinh sống, há miệng to và chờ đợi con mồi chui vào.
Lươn sống dưới bùn đất và có thị lực rất kém nên nó không thể phân biệt được miệng cá và lỗ hang nên chui tọt vào miệng kẻ thù mà không hề hay biết. Thế là con cá có một bữa ăn ngon lành mà chẳng mất nhiều công sức.
Lươn là một loài cá có thể đổi giống, lươn cái có thể biến thành lươn đực. Khi mới sinh ra, tất cả các cá thể lươn con đều là giống cái, có buồng trứng. Sau khi lươn con phát dục, và đẻ 1 lần thì buồng trứng sẽ chuyển hóa thành tinh hoàn. Lươn cái cũng liền biến thành lươn đực có thể phóng ra tinh trùng, vĩnh viễn không đẻ trứng nữa. Hiện tượng này được gọi là “đảo ngược giống”.
Lươn là loài động vật kiếm ăn về đêm có chiều dài thân trung bình khoảng 25–40 cm. Những con lươn nhỏ sống chui rúc dưới bùn hoặc nép mình trong các bụi cỏ ở bờ mương, ao. Còn các loại lươn lớn từ 100g trở nên biết đào hang để sống. Ban ngày chúng nằm lì trong hang, đến đêm chúng mới bò đi kiếm mồi.
Lươn là loài ăn tạp, thức ăn chủ yếu của chúng là động vật từ ăn lăng quăng, các loài thủy sinh nhỏ dưới nước cho đến nòng nọc, ếch nhái nhỏ, cá con, tôm tép, cua đồng, ốc, trùn đất…
Bạn nên đọc
-
Vừa chào đời, rắn hổ mang con đã phình mang tung đòn tấn công người
-
Video: Cận cảnh sức công phá của máy bắn đá thế kỷ 12
-
Liệu đây có phải là căn cứ ngầm bí mật của người ngoài hành tinh tại Nam Cực?
-
Video: Cận cảnh sức mạnh khủng khiếp của 'siêu hỏa tiễn' bắn 100 mũi tên cùng lúc trong thế kỷ 15
-
Những loài rắn hổ mang sống ở Việt Nam, tại sao không có hổ mang chúa?
-
Bóng đèn sáng cả ngày không dùng điện từ chai nhựa bỏ đi
-
Rắn cổ đỏ là rắn gì, có độc không?
-
Cận cảnh quá trình đẻ con của loài rắn độc có răng nanh dài nhất thế giới
-
Cận cảnh quá trình biến đổi của cơ thể con người sau khi chết