ThunderBolt là gì? Đây là tất cả những điều bạn cần biết về ThunderBolt

ThunderBolt là gì?

ThunderBolt là một chuẩn kết nối tốc độ cao, được Intel phát triển, tên mã là Light Peak, xuất hiện lần đầu tiên trên MacBook Pro 2011. ThunderBolt sử dụng interface hình thang giống như mini DisplayPort, kết hợp PCI Express và DisplayPort thành một kết nối nối tiếp duy nhất, bên cạnh khả năng sạc điện. Tóm lại, với ThunderBolt bạn vừa có thể sạc điện, kết nối và truyền dữ liệu giữa máy tính và các thiết bị ngoại vi khác, tất cả chỉ bằng một sợi cáp.

Điểm mạnh nhất trên ThunderBolt nằm ở tốc độ truyền dữ liệu: 10Gbps/s, nhanh gấp khoảng 2 lần so với USB 3.0 và gấp 20 lần so với USB 2.0. Ngoài khả năng chuyển dữ liệu đa phương tiện có dung lượng lớn giữa các thiết bị với tốc độ cao, ThunderBolt còn có độ trễ thấp, và dữ liệu có sự toàn vẹn cao. Điều đó đồng nghĩa với việc khi bạn gửi dữ liệu thì ở phía người nhận, dữ liệu vẫn nguyên vẹn không có chút thay đổi dù cho là nhỏ nhất.

MacBook Pro 2011 với cáp ThunderBolt
MacBook Pro 2011 với cáp ThunderBolt

Tính năng của ThunderBolt

  • Tốc độ: Nhanh hơn USB 3.0 2 lần, USB 2.0 20 lần.
  • Công nghệ ThunderBolt được Intel tự phát triển và Apple hợp tác để đưa ra thị trường.
  • ThunderBolt truyền dữ liệu đồng thời theo cả 2 hướng cùng một lúc, sử dụng full băng thông 10Gbps trên mỗi hướng.
  • PCI Express được tích hợp sẵn, ThunderBolt sẽ khiến các thiết bị ngoại vi nhanh như thiết bị tích hợp đi kèm máy.
  • ThunderBolt cung cấp 10W điện cho thiết bị ngoại vi, cao hơn so với mức 8W của FireWire 800 và 5W của USB 3.0.

Ưu điểm chính của ThunderBolt là sử dụng các giao thức hiện có, thay vì tạo giao thức mới và sử dụng các loại đầu nối hiện có. Nhờ đó không cần cài đặt trình điều khiển bổ sung trên PC để sử dụng kết nối ThunderBolt và ThunderBolt cũng tương thích với các thiết bị sử dụng cùng loại đầu kết nối, ngay cả khi chúng không phải là ThunderBolt.

Các chuẩn ThunderBolt hiện có

Tính đến thời điểm viết bài ThunderBolt đã có 3 phiên bản, gọi đơn giản là ThunderBolt 1, ThunderBolt 2, ThunderBolt 3.

Đầu nối của ThunderBolt 1, 2 và 3
Đầu nối của ThunderBolt 1, 2 và 3

Chuẩn ThunderBolt 1 có 4 kênh DisplayPort 5.4Gbps, 2 kênh được sử dụng để truyền dữ liệu và 2 kênh còn lại để nhận dữ liệu, nhờ đó tạo ra 1 kênh truyền 10Gbps, 1 kênh nhận 10Gbps.

ThunderBolt 2 tăng gấp đôi tốc độ truyền bằng cách cho phép 4 kênh được kết nối theo cùng một hướng. Về mặt chức năng, 2 chuẩn đầu tiên giống hệt nhau và đều sử dụng các đầu nối mini DisplayPort (mini DP).

ThunderBolt 3 mang đến nhiều cải tiến quan trọng hơn. Bên cạnh việc tăng gấp đôi băng thông so với phiên bản trước, bằng cách tăng gấp 2 số kênh DisplayPort có sẵn và sử dụng chuẩn PCI Express 3.0, nó hỗ trợ chuẩn USB 3.1 và sử dụng USB Type-C thay vì đầu nối mini DisplayPort. Nhờ đó, ThunderBolt 3 tương thích với các thiết bị USB 3.1, xong bị giới hạn ở mức 10Gbps (1GB/s) - tốc độ truyền tối đa của USB 3.1.

Ngoài ra, ThunderBolt 3 cho phép tạo mạng Ethernet 10G và có thể cung cấp tới 100W mà không cần nguồn điện bên ngoài.

Thunderbolt 1 và 2 cho phép kết nối tối đa 7 thiết bị trên mỗi cổng, con số này trên ThunderBolt 3 đã giảm xuống còn 6 thiết bị. Có thể sử dụng tối đa hai màn hình video cùng một lúc.

Thunderbolt 3 vẫn tương thích với DisplayPort, nhưng vì nó sử dụng kiểu đầu nối khác, nên cần có một bộ chuyển đổi. Do băng thông khả dụng cao hơn, có thể kết nối tối đa hai màn hình 4K (4096 x 2160 x 30 bit) 60Hz, một 4K 120Hz hoặc một màn hình 5K (5120 x 2800 x 30 bit) 60Hz sử dụng kết nối Thunderbolt 3.

Băng thông tối đa (Gbps)Băng thông tối đa (GB/s)Thiết bị kết nối tối đaTương thích
Thunderbolt 110 Gbps1 GB/s7PCIe 2.0 x4, DP 1.1a x4
Thunderbolt 220 Gbps2 GB/s7PCIe 2.0 x4, DP 1.2 x4
Thunderbolt 340 Gbps4 GB/s6PCIe 3.0 x4, DP 1.2 x8, USB 3.1, 10G Ethernet
Thứ Bảy, 28/03/2020 08:28
51 👨 3.808
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kiến thức cơ bản